LÊ KÝ THƯƠNG – TAM BAN VÕ NGHỆ

Ngày đăng: 27/04/2025 04:38:55 Chiều/ ý kiến phản hồi (0)

Tôi quen Lê Ký Thương khoảng mười năm nay khi gia nhập gia đình Quán Văn. Ba mươi năm trước đây tôi biết tên anh khi đọc  tạp chí Văn nghệ Nha Trang khi còn ở Chợ Lách, miệt vườn của tỉnh Bến Tre. Sau này lên Sài Gòn, về hưu, sinh hoạt với nhóm tạp chí Quán Văn hàng tháng thỉnh thoảng có gặp anh do chị Kim Quy- vợ anh  chỡ anh đến vì lúc đó anh bị bệnh, chân tay yếu đi rồi.

Nhớ năm 2016, nhóm anh em trong tạp chí Quán Văn đi du lịch Hà Tiên, mọi người đi thăm lẳng Mạc Cửu, các lão huynh như Nguyên Minh không dám leo núi, trong khi đó anh tuôi cao lại bị tai biến vừa khỏi, vẫn còn liệt nửa người bên phải, đi lại khó khắn mà vẫn leo núi cùng đàn em. Xuống tới chân núi, mọi người hoan hô anh như một kiện tướng leo núi.

Trong nhóm Quán Văn cũng có người lớn tuổi cỡ anh, không hiểu sao tôi lại gần gủi anh lạ thường phải chăng tính tình dễ dãi, ham vui không phân biệt vai vế tuổi tác (?) Đoàn đi đến thị xã Châu Đốc, ngủ lại đây để hôm sau còn gặp nhà văn Trịnh Bửu Hoài. Ở đó tôi có anh bạn Lâm Quang Hiển, giáo viên kỷ thuật am hiểu nhiều về địa phương nên tôi thường nhờ anh làm hướng dẫn viên mổi khi về Châu Đốc. Muốn gặp anh, tôi không có thời gian vì phải theo lịch sinh hoạt của đoàn, chỉ còn cách hẹn riêng bên ngoài quán cà phê. Tôi rủ Lê Ký Thương và nhạc sĩ Đòan Đình Thạch cùng tôi ra phố gặp bạn. Mới bốn giờ sáng cả ba đi bộ ra ngoài, chưa có quán nào mở cửa nên phải lội bộ hơi xa. Thế mà buổi gặp gỡ đó cũng vui. Tôi và anh Ký Thương phụ chủ quán dọn bàn, sau đó trò chuyện với “thổ địa” để khai thác văn hóa địa phương, Uống cà phê xong anh Thương cùng tôi và Đoàn Đình Thạch trở về khách sạn bằng xe “tàu mo” trước 7 giờ để ăn sáng củng với đoàn.

Lê Ký Thương chơi thân với BS Đỗ Hồng Ngọc, lúc đoàn Quán Văn đi ngang qua Cần Thơ, anh đột nhiên bệnh nặng phải nhập viện Cần Thơ điều trị, trong đoàn có BS Đỗ Hồng Ngọc ở lại cùng anh. Cả đoàn ai cũng lo cho anh , nếu có mệnh hệ nào thì chuyến du lịch mất vui. May mắn sao anh qua được cơn bệnh nặng, đi xe sau đuổi kịp với đoàn về Trà Vinh.

Tôi rất thích BS Đỗ Hồng Ngọc với quan niệm sống thiền, vui tươi, bắt chước anh Về thu xếp lại. Thế nhưng gặp anh thì khó hơn gặp anh Cóc (biệt hiệu của Lê Ký Thương) nên thường nhờ Cóc rủ rê , hò hẹn nhau ở đường sách Nguyễn Văn Bình. Với biệt danh Cóc, không biết anh muốn làm cậu ông trời hay khiêm tốn Cóc Ếch ngồi đáy giếng, cần học hỏi nhiều thêm (?)

Quen anh đã lâu, đến khi anh nằm xuống xem lại hành trình hội hoa và thơ của anh mới rõ thêm anh còn là dịch giả những tác phẩm có giá như “Nàng tiên cá” của Selma Lagerlöf, “Một nỗi đau riêng” của Kenzaburo Oe, hoặc “Tchékhov – cuộc đời và tác phẩm” của Sophie Laffitte.

Về tranh của anh, tôi có cảm nhận là có nét riêng nhưng không biết được gì. Khi nhận được tập sách Mật Khải của anh, tôi mới nhận ra khuynh hướng thiền trong tranh anh. Thật ra, anh đã đến cửa thiền hồi còn ở Nha Trang, trò chuyện với tăng sinh ở đồi Trại Thủy. Nhờ đó mà cách nay 15 năm anh có cuộc triển lãm tranh thiền tai Phòng tranh Tự Do, đường Hồ Tùng Mậu, quận 1. Trong đó có những bức như: Lạy tạ, Hành thiền,  Đường về, Quay về, Chờ, Trầm tư, Phơi y, Cúng dường… đều có nét độc đáo.

Anh Ký Thương cho tôi biết anh đã ba lần dọn nhà, giải tán bớt sách, khổ tâm nhất là phân loại sách nào bỏ đi, sách nào giữ lại. Tôi biết, thời gian gần đây anh vẫn làm việc miệt mài. Nào là vẽ tranh, làm thơ : thơ thiền và thơ thiếu nhi. Anh không tuyên bố ần ào, chỉ thấy lâu lâu anh mời bạn bè đến nhà chơi tặng cho quyển sách mới. Nhà anh ở chung cư, không lớn nhưng cũng đủ chứa bạn bè đến vui chơi. Bạn ở xa về cũng chọn nơi này để gặp gỡ.

Chị Kim Quy giống tánh anh hòa nhã và quý bạn bè nên ai cũng thích. Hỏi công việc hiện nay, anh cho biết đang làm ba tập : Hành trình nghiệp văn, , Hành trình nghiệp vẽ và  Hành trình nghiệp thơ. Mỗi quyển dày khoảng 1000 trang. Không biết công việc anh đến đâu trước khi xuôi tay về miền mây trắng ?

Những ngày tháng cuối đời, bạn bè đến thăm anh nhiều, nhiều người đến tận giường bệnh tặng sách , tặng quà cho anh. Chị Kim Quy cũng hài hước giống anh nói rằng thành ngữ “Sướng như tiên” không chính xác bằng Sướng Như Cóc. Mà thiệt , trước khi về nơi chin suối , anh đã thấy và cảm nhận được tình cảm của bạn bè dành cho anh.

LƯƠNG MINH

(Bài đang uán Văn 111)

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác