ĐỊA TẠNG BỔN NGUYỆN (2)
Trước khi đi vào Bổn nguyện của Đức Địa Tạng Bồ Tát, ta hãy tìm hiểu sơ lược lịch sử của Ngài: Theo kinh tạng Bắc truyền, Đức Phật bổn sư chúng ta thuyết giảng trên cung Trời Đao Lợi nói về nhân thân của Ngài Địa Tạng trước thời xa xưa vào kỷ nguyên hóa độ của Đức Phật Sư Tử Phấn Tấn Cụ Túc Vạn Hạnh Như Lai.
Vốn là con trai của một vị Trưởng giả, Ngài khởi tâm tán thán Đức Như Lai đương thời, và hỏi nguyên nhân nào Sư Tử Phấn Tấn Cụ Túc Vạn Hạnh Như Lai có được tướng hảo như vậy ?
Đức Sư Tử Phấn Tấn Cụ Túc Vạn Hạnh Như Lai dạy rằng:
“Nếu con muốn chứng đắc thân tướng như thế này, con phải phát nguyện độ thoát hết thảy chúng sinh. Phải cứu giúp tất cả chúng sinh đang chịu khổ đau và hoạn nạn.”
Khi ấy, Địa Tạng Vương Bồ Tát, với nhân duyên là con trai của trưởng giả, đã phát nguyện rằng:
“Con nguyện từ nay cho đến vô lượng kiếp về sau, dù trải qua thời gian không thể tính đếm, con sẽ cứu độ tất cả chúng sinh trong sáu nẻo luân hồi đang chịu khổ đau vì tội nghiệp.”
Đó là phát nguyện thứ nhất của Ngài lúc bấy giờ đang ở thời đại giáo hóa của đức. Sư Tử Phấn Tấn Cụ Túc Vạn Hạnh Như Lai. Theo phát nguyện này, có nghĩa: : Độ tận chúng sinh được ghi lại trong phần Phẩm Phân Thân Tập Hội của Kinh Địa Tạng.
“Chúng sinh độ tận, phương chứng Bồ Đề”
(Chúng sinh độ hết mới chứng Bồ Đề)
Nội dung trên đây, có ba vấn đề cần lưu tâm: một là –cư địa, hai là – Phật địa ba là đại nguyện. Nơi xuất hiện đức Phật Sư Tử Phấn Tấn Cụ Túc Vạn Hạnh Như Lai chắc chắn không phải trên tinh cầu này. Kinh tạng từng đề cập tam thiên đại thên thế giới. Trong quyển Đạo Phật và Khoa Học cũng cùng quan điểm: “Một Thái dương hệ là Tiểu thế giới, một nghìn Tiểu thế giới là một Tiểu Thiên thế giới, một nghìn Tiểu Thiên thế giới là một Trung Thiên thế giới. Một nghìn Trung Thiên thế giới là một Đại Thiên thế giới, một nghìn Trung Thiên thế giới trải qua ba lần nhân với một nghìn, nên gọi là Tam Thiên Đại Thiên thế giới”.
Như vậy trong Tam thiên đại thiên thế giới, tiền thân của ngài Địa Tạng vương và Đức Sư Tử Phấn Tấn Cụ Túc Vạn Hạnh Như Lai thuộc thế giới nào, riêng cõi ta bà này thuộc địa giới của đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni giáo hóa.?
Gần ba ngàn năm trước Đức Phật đã nói đến Tam thiên đại thiên thế giới mà khoa học ngày nay đã xác nhận vũ trụ bao la ngoài sự vận hành của thái dương hệ này
Aristotle (384 322 trước Tây lịch), (Đạo Phật và Khoa Học, trang 214) nhà khoa học kiêm triết học nổi tiếng người Hy Lạp (sau Phật 240 năm) nói: “Tất cả vạn vật đều được cấu tạo bởi Đất, Nước, Gió, Lửa; những chất này hoạt động nhờ hai lực: Hấp lực khiến đất và nước chìm xuống. Tính nhẹ phiêu bồng khiến gió lửa lên cao.
Trong khi đó, Kinh Lăng Nghiêm, đức Phật dạy: “Vạn vật, vũ trụ được cấu tạo bởi sáu thứ đại là Đất, Nước, Gió, Lửa, Thức đại, và Không đại”.Tức là đi trước Aristotle 240 năm.
Riêng Đại nguyện thứ nhất của Ngài, xét về sự, với đại nguyện đó có lẽ luôn chờ cho chúng sanh không còn ngài mới đắc thành đạo quả.Chúng sanh luôn luân lưu trong 6 cõi ba đường từ vô lượng kiếp trước đến vô tận kiếp sau; phải chăng -đó như là lời tuyên thệ sách tấn những sơ tâm cầu đạo, đức hy sinh gương mẫu vị tha sẵn có trong mỗi con người?
Mỗi lời phát nguyện là mỗi kiếp khác nhau vào thời giáo hóa mỗi Phật khác nhau, lần lượt sẽ trình bày bổn nguyện của Ngài
(còn tiếp)
MINH MẪN
16/02/25