Dấu xưa Vân Đường Phủ
Ngôi nhà cổ của cụ Vương Hồng Sển tại số 11 Nguyễn Thiện Thuật, P.14, Q. Bình Thạnh được cụ đặt tên là Vân Đường Phủ, gồm 5 gian 2 chái, ngang 15m, sâu 20m, tọa lạc trên miếng đất diện tích 750 mét vuông. Lúc sinh thời cụ Vương Hồng Sển bỏ công tìm kiếm và mua nguyên căn nhà cổ kính từ vùng ven Sài Gòn về dựng lại trên mảnh đất nội đô (năm 1952). Vào tháng 8-2003, UBND TP.HCM ban hành quyết định xếp hạng di tích cấp thành phố đối với nhà của cụ Vương Hồng Sển là “di tích kiến trúc nghệ thuật nhà cổ dân dụng truyền thống”.
Trên mái ngói, đầu kèo, ngôi nhà có những hoa văn chạm khắc tinh tế, cột kèo còn vững chắc. Tiếc rằng cho đến nay ngôi nhà vẫn chưa được sửa chữa tôn tạo để lấy lại vẻ đẹp vốn có.
Bên cạnh ngôi nhà, di sản lớn nhất mà cụ Vương Hồng Sển để lại cho đời là những cuốn sách đúc kết kiến thức, trải nghiệm của ông về lịch sử, văn hóa, thú chơi sách, thú chơi đồ cổ…
Tháng 8 năm 2024, Nhà xuất bản Trẻ vừa ký hợp đồng mua tác quyền hàng loạt các tác phẩm của Vương Hồng Sển cùng đại diện gia đình tác giả. Ngoài nhiều tựa đã ra mắt bạn đọc, một số tựa sẽ được NXB Trẻ sớm phát hành bao gồm: Sài Gòn năm xưa, Sài Gòn Tả Pín Lù, Hơn nửa đời hư, Bên lề sách cũ, Phong lưu cũ mới, Bộ Khảo về đồ sứ men lam Huế, Thú chơi cổ ngoạn, Thú xem truyện Tàu, Tự vị tiếng nói miền Nam…
Vương Hồng Sển (1902 – 1996) tên thật là Vương Hồng Thạnh (hay Thịnh). Ngày 4.11.1904, khi làm giấy khai sinh, người giữ sổ lục bộ ghi nhầm thành Sển. Ông học ở trường Chasseloup, sau làm công chức, về hưu sớm để chuyên về văn nghệ. Ông thích khảo cứu về hát bội, cải lương, ký bút hiệu là Anh Vương, Vân Đường, Đạt Cổ Trai, và làm việc tại Viện bảo tàng Sài Gòn từ năm 1947 đến năm 1964.
FB NXB Trẻ
Bài viết sử dụng thông tin và hình của Hữu Thuận, báo Tuổi Trẻ.
Tất cả cảm xúc:
6868