ĐƯỜNG TỐNG PHƯƠC HIỆP ( 30 THÁNG TƯ)

Ngày đăng: 3/07/2024 06:10:52 Chiều/ ý kiến phản hồi (0)

Đây là con đường hàng ngày tôi đi học, sáng đi trưa về . Nhà tôi bên kia Cầu Lầu, đường Văn Thánh, muốn đến trường phải qua đường Tống Phước Hiệp. Đầu đường là trường trung học TPH, cuối đường là dốc Cầu Lầu, ngã tư đường Đồng Khánh. Lẽ ra phải kể từ đầu đường đến cuối đường , tức từ hướng chợ Vinh Long vô Cầu Lầu nhưng lộ trình đi của tôi theo hướng ngược lai từ Cầu Lầu ra chợ. Như vậy tôi gặp Miếu Quốc Công trước, một ngôi đình lớn thờ ông Tống Phước Hiệp, vị công thần nhà Nguyễn lên chức Quốc Công. Theo cái nghĩ của nhiều ngươi thì miếu nhỏ hơn đình, nhưng anh Đặng Công Tạo , người nghiên cứu về đình miếu thì cho rằng miếu không nhỏ mà còn quan trọng hơn như Văn Thánh Miếu F4, Công Thần Miếu.F5 . .

Hồi xưa Vinh Long không có rạp hát cải lương, gánh hát nào về tỉnh cũng hát tại Miếu Quốc Công. Tôi nhớ đã xem đoàn Hoa Sen hát Chén Cơm Chan Máu, đoàn Quốc Việt hát tuồng dả sử xứ Phù tang , rồi thì  đoàn nào hát tuồng nào nữa tôi không coi cải lương nên không biết.. Trước Miễu Quốc Công có 2  kiot. Một cái của Ba Vi, một cái bán sinh tố của Tân Tân. Sau Ba Vị dời ra gần chợ cá. Hiện nay, Miễu Quốc Công không còn nữa, thay vào đó là Trung tâm Văn hóa và TT&TT của thành phố.

Một điểm quan trọng khác là nhà việc Long Châu, nghe đâu ngày xưa là dinh tỉnh trưởng, tới thời tôi thì là công sở xã Long Châu. Thập niên 60 xã Long Châu có hộ 1, hộ 2, đến hộ 6 bây giờ hộ nâng thành phường. sau 75, công sở xã Long Chau thành UBND thị xã Vinh Long. Công trình kiến trúc này đến nay được giữ nguyên.

Đối diện xã Long Châu có chùa bà Thiên Hậu, còn gọi là chùa Bà, công trình kiến trúc xưa của người Hoa, giống như các chùa Hoa ở Sai Gòn và các tỉnh.

Đường Tống Phước Hiệp là một trong 4 đường lớn của Vinh Long thời đó gồm đường Gia Long, Phan Thanh Giản và Lê Thái Tổ.

Đường này có những tiệm ăn người Hoa như Lâm Ký, Cơ Ký, Viễn Hương , Chiêu Ký sau có tiệm hũ tíu chú Tư Cách ở cuối đường.

Có hai lò bánh mì là Phước Thành và Kim Sơn, một tiệm thịt heo Hưng Lợi. Thông thường thớt thịt nằm trong chợ, tiệm thit này lại nằm trong phố gân tiệm mì Lâm Ký. Không hiểu sao những năm 69 -70 bọn học sinh chúng tôi lại đổi gu ăn hủ tíu Công Thành, đối diện Miễu Quốc Công, tiệm này của người Việt

Đường này cũng có nhiều tiệm thuốc Bắc như Quýt Tuyền Hương, Quảng Dũ Sanh, Chưởng Phuoc Đường, Vĩnh Tế Sanh. Trong các tiệm thuốc thì Quýt Tuyền Hương là bề thế hơn cả. hồi nhõ, tôi bị sưng hàm có nhờ ông thầy Quýt Tuyền Hương khoán. Ông lấy mực Tàu vẽ lên gò má tôi , vậy mà hết bệnh. Ngay giữa tiệm ông có treo bức tranh họa sĩ  Trương Tăng Dao điểm nhãn cho rồng . Ở tiệm Vinh Tế Sanh thì trước tiệm có treo ảnh ông Tôn Trung Sơn, nhà cách mạng Trung Hoa mỗi lần tôi đi học về đều thấy. Quảng Dũ Sanh là tiệm thuốc của dượng sáu tôi. Ông là con của ông ban Kiềng (?)tức Trương Luyện. Hồi nhỏ tôi biết ông có bào chế thuốc Phật đơn trị cảm mạo tiêu hóa rất hay, dầu kim cang, một loại như dầu phong trị ghẻ. Mấy năm đó tôi khoảng 10 tuổi, nên nghề thuốc của ông tôi không đánh giá cở nào nhưng ông có sở thích chụp hình. Nhiều ảnh nghệ thuật của ông treo trong nhà, tôi nghĩ là nhiếp ảnh gia bây giờ khó qua. Nếu pho to vinh còn sống chắc nói được nhiều về NAG Trương Luyện. Sau khi ông mất, dượng sáu tôi cho người em vợ mở tiệm ăn lấy hiệu Viễn Hương, với món chủ lực là cari gà với tham vọng là món cà ri có hương bay xa.

Kế bên Quảng Dũ Sanh có căn nhà mở ra trường Vĩnh Liên dạy tiếng Hoa, sau làm xí nghiệp dệt. Ngoài cùng đoạn đường này là của ông Lê Ngọc Chấn sau là nhà thuốc tây Phan Phi Hùng.

Những tiệm tôi còn nhớ phía bên Miếu Quốc Công là tiệm uốn tóc Thanh Long, tiệm may y phục phụ nữ Quỳnh Hoa, tiệm xe đạp Xuân Thành, cà phê rang xay Đại Á, tiệm điện Long Hưng, tiệm xe đạp Tòng Đô,

Có một tiệm nàm trong dãy phố làng chuyên bán đồ ngọt mang tên Thuận Cảnh. Hồi đó ai có tiền đi ăn đồ ngọt là dân sang. Đồ ngọt là gì? Món chè của người Hoa như sâm bổ lương, chí mè phủ (chè mè đen), hột sen, hồng tào xá, lục tàu xá. bạch quả. hạnh nhân…

Về tiệm may có các tiệm nổi tiếng như Nghệ Thuât., Tín Thành.tiệm bán tạp hóa như Vĩnh Ích bán cả đồ hộp, đặc biệt có một nhà in là Phú Toàn. Thuở ấy chưa có nghề kéo lụa, nhà in này in danh thiếp, thiệp cưới, hóa đơn..cạnh Phú Toàn có tiệm Lý Cung Ký bán cháo trắng và lỗ tai heo phá lấu nhiều người còn nhắc.

Về nhà sách thì gần ông ba đèn có tiệm sách nhỏ (quên tên) tôi thường đến để mua nhạc bướm. Tiệm này kế tiệm đồ xưa của chú Ní tức tiệm Việt Hoa ngày nay.

Giờ đây mỗi lần về Vĩnh Long thấy cảnh vật, con người đều thay đổi, con đường này đổi tên 30 tháng 4 nhưng tốc độ phát triển so với Trưng Nữ Vương, Lưu Văn Liệt kém xa, không chừng được coi là phố cổ của Vinh Long.

BÀI LUONG MINH

 

H4

H5

                                                    HÌNH trong bài của Trân Kim Phụng

 

Tên đường của thành phố Vĩnh Long trước 1975

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác