PHÚC ĐÁP CỦA CƯ SĨ MINH MẪN

Ngày đăng: 4/01/2024 10:28:59 Chiều/ ý kiến phản hồi (0)

Một vật thể quốc bảo của xứ Miến Điện mà đem ra khỏi nước tất nhiên phải có sự cam kết thỏa thuận gìn giữ bảo quản tốt giữa hai nước Viêt Nam và Miến Điện. Tất yếu là phải có sự trao đổi cấp nhà nước với nhau. Trường hợp này tối thiểu phải có sự nhận trách nhiệm của GHPG VN do Nhà nước chỉ đạo và trao trách nhiệm cho chùa Ba Vàng.  Chùa Ba Vàng mang quốc  bảo của một nước về  mà Ban Tôn Giáo Chính Phủ không biết, Giáo hội không hay thì là thế nào?.  Tự ý chùa  mang về khơi khơi như một đồ vật thường là thế nào? Đồ này có phải là đồ dõm không? Lợi dụng lòng tin của tín đồ cho mục đích riêng tư làm ảnh hưởng đến thanh danh Phật. Xin tác giả Minh Mẫn giải thích giúp.

Trả lời: Trên nguyên tắc một vật được coi là quốc bảo, đem ra khỏi nước, phải có sự thỏa thuận của quốc gia sở hữu, phải có hợp đồng giữa hai bên,và của chuyên ngành; bảo vệ nghiêm ngặt theo nguyên tắc an ninh như một nguyên thủ.( ngoại trừ bảo vật lịch sử quốc gia vào thời chiến, thuộc địa bị chiếm hữu…)

Bảo vật như ngọc xá lợi, xá lợi tóc trên 2.600 năm của Đức Phật do các nước sở hữu như Trung quốc, Miến Điện, Ấn, Thái…không chỉ thuộc quyền bảo vệ của Phật giáo mà còn là quốc bảo, nhà nước sở tại phải có trách nhiệm bảo vệ cẩn mật. Trước đây, Phật giáo Đài Loan xin cung nghinh về đảo quốc cho Phật tử chiêm bái ngón tay Phật mà đoàn bảo vệ giữa hai nước và chư Tăng lãnh đạo cùng số lực lượng an ninh đặc biệt hộ tống; một chuyên cơ phải tháo dỡ kết cấu cho thích hợp kiệu hoa.

Năm 2010, do HT Thích Huyền Diệu ngoại giao được HT phó chủ tịch Phật giáo thế giới người Miến cúng dường ba viên ngọc xá lợi Phật và 7 viên xá lợi Thánh Tăng. Mặc dù chỉ là cấp độ Giáo hội Phật giáo Việt Nam xin thỉnh, nhưng đại sứ quán Việt Nam tại Ấn vẫn thay mặt nhà nước  hỗ trợ, tiếp đón tại sân bay Gaya đến tận Bồ Đề đạo tràng và chùa Miến.Nghĩa là tuy thuộc chùa tư, vẫn tiếp đón khá trang trọng.

Nếu là quốc bảo thì phải là nhà nước với nhà nước làm việc, nếu sở hữu cá nhân hay ngang tầm hệ thống tôn giáo thì cá nhân đó, giáo hội đó chịu trách nhiệm thỏa thuận.

Nguyên tắc là vậy, nhưng trong xã hội, cuộc sống ngày nay luôn có những sự việc vượt ngoài nguyên tắc với lý do nào đó. Điều mà khoa học đưa ra, thời gian sau lại không còn giá trị. Toán học 1+1  là 2, nhưng cũng có thể 1+1= vô số. Số 9 cũng là số 6 tùy vào góc độ nhìn.  Muốn dẫn độ một nghi phạm, phải thông qua và có sự đồng ý của nước sở tại, nguyên tắc là vậy, nhưng vẫn có trường hợp,dẫn độ thành công mà không theo nguyên tắc.Như vậy không có gì tuyệt đối trong cuộc sống này,ngay cả quy luật vũ trụ còn có đổi thay; không nên quá tin tuyệt đối do chính con người quy định mà cho là tuyệt đối.

Nói chung, việc cung nghinh một bảo vật thuộc Tôn giáo, có thể chính thống hoặc không chính thống tùy trường hợp do quan hệ cá nhân. Chúng ta không đủ chứng cứ xác nhận được gọi là bảo vật đó có giá trị thật hay không, còn tùy vào niềm tin; đã không thể xác nhận thật giả thì cũng khó mà gọi là quốc bảo.Như vậy cá nhân chùa Ba Vàng cung thỉnh xá lợi tóc của đức Phật cũng chưa tuyên bố đó là quốc bảo của Myanmar.Gắn cho tên để minh chứng giá trị thật,niềm tin đó dành cho người có đức tin việc đó. Ai không tin thì cớ gì phải xét đoán phê phán? Những quảng cáo tràn lan trên cộng đồng mạng không đúng sự thật tại sao không lên tiếng???

Trong khi quần chúng dậy sóng, Giáo hội Phật giáo Việt Nam, thay vì mời nạn nhân đến giải trình để giải tỏa “khủng hoảng thông tin truyền thông” trước báo chí, thì lại áp lực gỡ tất cả các clip, bài đăng về vụ chùa Ba Vàng  và Sợi tóc, xem như trấn áp dư luận chưa biết đúng sai, việc làm này không có trong tinh thần dân chủ của Phật giáo. Chuyện dập lửa khác với việc xử lý “khủng hoảng Thông tin Truyền thông” quyền lực áp dụng không đúng cách tạo thêm bất mãn ngấm ngầm trong quần chúng khi chưa được giải đáp thỏa mãn.

Tóm lại chuyện Xá lợi tóc chùa Ba Vàng là của Ba Vàng, tin hay không tin là quyền mỗi người, tại sao bắt phải hợp và đúng với niềm tin của chúng ta trong khi việc đó không liên can gì đến đời tư của chúng ta!

MINH MẪN

03/01/2024

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác