TẢN MẠN ĐÔI BÀN CHÂN
Lúc nhỏ, mọi người nhìn mặt tôi nói tôi đẹp. Thì cũng là lúc tôi biết mình có đôi chân không đep
Bàn chân không thon nhỏ, năm ngón bè ra, ngón út hơi cong nữa chứ. Chân thường có vết muổi chích khi ngồi hoc bài, cứ hiện cứ mờ theo năm tháng
Có chồng về làm dâu, bước thấp bước cao va đâu chạm đó chân xấu càng xấu đau . Nên tôi cũng bỏ măt đôi chân mình
Khác hẳn với tôi , chị chồng tôi có đôi bàn chân rất đep . Là con nhà giàu có, chi luôn chăm sóc đôi chân mình. Dép giày đủ loại .Màu sơn trên ngón chưa phai đã đổi màu khác,. Khi những ngón chân của chị được sơn giủa đổi kiểu vuông hay bầu nhon vừa phải , chi nhìn ngắm bàn chân thât đep của mình hài lòng vui thích
Trong bán nguyệt san kiên thưc ngay nay hồi năm 198…. tôi có đoc bài viết nói về bàn chân của người phu nữ thời phong kiến với tuc bó chân, để có đôi chân nhỏ, biểu tượng cho sắc đẹp và sự quyến rủ, để gơi lên nhuc duc, phuc vu nhu cầu tình duc cho người đàn ông qua bài viết ” gót sen ba tất ” của tác giả Phùng kỳ Tài.
Vào những năm đó trên truyền hình VN cũng có chiếu bô phim ” lồng đèn đỏ treo cao ” của đao diễn Trương nghê Mưu. Trong phim, khi người vơ nào đươc chon , thì trước đó sẽ đươc a tì chăm sóc đôi chân bằng 1 dung cu để gõ nhịp vào lòng bàn.chân , để phuc vụ chồng để đươc chồng sủng ái
Hôm qua, tôi vừa chia sẻ bài tâp gồm 6 đông tác chăm sóc bàn chân giúp ngủ ngon. Là xoa bóp, nắn nót bàn chân, ngón chân thật kỷ. Trong yoga và trong y hoc đông y, bàn chân là nơi có nhiều huyệt phản ánh lên toàn bô nôi tang con người, nên những đông tác xoay cổ chân, bấm huyêt lòng bàn chân, huyêt dũng tuyền, hơp cốc, gan bàn chân để tránh cả các bênh về tim mach, da dày, cơ xương khớp …
Còn bác sĩ Lương lễ Hoàng trong buổi nói chuyên y hoc hiên đai cho hôi đông y , ông nói
” đôi chân chúng ta chiu lưc rất nhiều trong 24 giờ luôn cả trong giấc ngủ khi nằm ” . Vây nên những ai đã bi giãn tĩnh mach chân khi ngủ phải đưa chân lên cao
Bàn.chân thât quan trong vô cùng.
Không những về phương diên sinh lý mà cả trong tâm lý nó cũng thể hiên qua ngôn từ như ” đừng giẫm chân lên chân người khác ” hay câu ” hãy đi bằng chính đôi chân của mình ” . để nói đến điều tế nhị ,lòng tự trong , và sư thành công của chúng ta trong cuôc sống
Tháng 10 năm 2020
Lương Nguyêt Hồng
H1
H2
H3
H4
H5
H6
Chào tác giả, bài viết hay lắm, người ta thương có một câu định kiến là người có bàn chân nhỏ là dấu hiệu người sang trọng,…. Tuy nheein mình có thắc mắc ở cái tựa của bài: “Tản mạn” đôi bàn chân…Có phải tác giả muốn nói là “Viết về bàn chân”, hay là “Bàn về bàn chân”, …nếu thật sự là ý như vậy sao không đặt tựa đơn giản như vậy mà lại dùng từ ngữ “tản mạn”…. Theo mình hiểu một sách trực giác thì “tản mạn” có nghĩa là: Ở tình trạng rời rạc, không có sự liên hệ với nhau, không tập trung, thí dụ ta có thể viết từ tản mạn trong những câu thí dụ như sau: “Trình bày tản mạn, thiếu tập trung” hay .”Những ý nghĩ tản mạn, không đâu vào đâu”.. Vậy “tản mạn” đứng vai trò tỉnh từ (adjectif) hoặc trạng từ (adverbe). Không có trường hợp nào dùng từ “tản mạn như là danh từ (nom). Ở đây bạn viết “Tản mạn đôi bàn chân” tức là muốn nói hay viết hay luận về đôi bàn chân, chứ đâu phải “đôi bàn chân tản mạn” …!! ?? vả lại có lẻ bạn muốn dùng từ “tản mạn” cjo hợp thời chăng? Vì từ “tản mạn” đang có chiều hướng được mọi người dùng mà không hề biết là dùng từ chuyển thành động từ…, mà nếu muốn dùng từ “tản mạn” như danh từ để chỉ là “bàn về” hay “nói về” hay “viết về” một điều gì đó thì sao lại không dùng các động từ “bàn”, “viết”, “luận”,…cho đơn giản và dễ hiểu? vài ý đóng góp, chỉ có điểm đó thôi, còn nội dung bài viết thì rất hay bạn nhé.