ĐI HÀNH HƯƠNG NGÀY TẾT

Ngày đăng: 17/01/2020 12:49:14 Sáng/ ý kiến phản hồi (1)

Mấy năm gần đây, sau khi cúng giao thừa, tôi chỉ ngủ được hai giờ là chuẩn bị đưa vợ đi chùa đầu năm. Hồi còn ở Vĩnh Long, tôi theo bạn bè đi chùa Ông để xin xăm và hái lộc. Chùa Ông ở Thiềng Đức, Vĩnh Long giống như Lăng ông Bà Chiểu ở Gia Định, ngày mùng một được nhiều người chiêm bái. Theo tôi , đây là một tập tục của người Việt chứ không phải đi chùa theo lối của Phật tử. Họ đi chùa để hái lộc, tức bẻ cành cây, lấy hang to đem về nhà cắm để lấy cái may mắn trọn năm.
Quan niệm của nhà chùa dạy tín đồ, đi chùa đầu năm được phúc hơn đi ngày thường, do vậy mà ngày mùng một mặc dù mới ba bốn giờ sáng mà đường đến chùa người ta đã đi đầy .
Năm đầu tiên đi chùa Hoằng Pháp, Hóc Môn tôi ngạc nhiên với sự đông đúc đó, càng ngạc nhiên hơn khi thấy cách bày trí trong chùa không khác Hội hoa xuân ở đường Nguyễn Huệ, nam thanh nữ tú chen nhau, những điểm giữ xe đua nhau chém đẹp. Ở một vài ngôi chùa như Linh Bửu, nơi đó có tổ chức giữ xe và khách đi lễ tùy theo hảo tâm bỏ tiền vào thùng.
Chùa có nhiều hoa, nhiều hình ảnh và thư pháp với nội dung như mừng xuân Di Lặc, xuân An Lạc..Hình tượng con giáp của năm cũng được tạo hình để ở các lối đi, thậm chí có những hình không nằm trong con giáp như Doremon cũng được trưng bày. Có lẽ nhà chùa cũng muốn già trẻ bé lớn đều vui vẻ đầu năm (?)
Tín đồ thì lên chánh điện thắp nhang lễ Phật, người đi theo vòng ngoài ngắm cảnhvật ngày xuân, ở đây cũng có bán thức ăn, nước uống với giá vừa phải. Ở phía bên trái chính điện có phát lộc, mỗi người vào yết kiến sư ông được tặng cho đĩa kinh, sách kinh và một bao lì xì, trong đó có chữ thư pháp là một câu chúc tết hay một tờ tiền mới. Đi nhiều chùa, thấy Hoằng Pháp rất lịch sự, có bảng yêu cầu mang giầy dép vào chùa, và để cho mọi người nghe thấy, chùa còn có loa phóng thanh cứ năm phút một lần“Yêu cầu Phật tử hoan hỷ mang dép vào chùa”. Nhớ có lần đi chùa ngoài Tam Đảo, Vĩnh Phúc hôm ấy có giảng kinh, thuyết pháp, tín đồ bỏ giầy bên ngoài, khi trở ra không biết ai mang nhầm đôi giầy mới của tôi. Nếu lấy bất kỳ đôi giầy khác để mang thì sẽ có một trận mất giầy dây chuyền xáo trộnchốn thiền môn, đành đi chân không về nhà vậy ! Từ đó về sau, hể chùa nào bắt buộc để giầy dép bên ngoài, tôi sẽ là người tình nguyện giữ giày dép cho cả đoàn, tìm một tượng Phật nào đó bên ngoài để đảnh lễ : Phật ở khắp mọi nơi mà!
Hành hương ngày Tết là một nhu cầu, do vậy các công ty lữ hành mở tour hành hương bên cạnh tour chính thức như ngày thường. Có tour đi Vũng Tàu, có tour đi Bình Dương, nơi có nhiều chùa cùng với thắng cảnh đẹp và thỏa điều kiện sáng đi chiều về. Có công ty thiết lập chuyến đi hành hương thập tự, tức mười chùa.
Họ đưa khách đi mười ngôi chùa có tên như tròn trịa một câu kệ: Hạnh Pháp -Kỳ Diệu- Ngọc Bảo- Phước Đức- Lâm Quang-. Tức đi chùa Đại Hạnh, Pháp Vân (Bình Tân) Kỳ Quang(Gò vấp) , Diệu Pháp (B.Thanh), Ngọc Lâm, Bảo Long, Phước Hòa,Vạn Đức (HM) (Lâm Quang, Ngọc Quang (Q.8). Những người không có điều kiện đi theo công ty du lịch thì đi tự túc, người trong xóm rủ nhau đi ba bốn ngôi chùa gần nhà, cúng kiếng, lễ Phật xong tìm một chỗ ăn đồ chay rồi về.
Đi chùa tức đi lễ Phật, nhưng ngày tết phải chọn chùa đẹp mà đi. Nói về chuyện này , một Phật tử đi chùa lâu năm cho biết, Phật Thích ca thì có một, chùa nào cũng có một vị Phật, nhưng chùa đẹp xấu, lớn nhỏ thì khác nhau, tại sao khôngchọn chùa đẹp để cho con cháu thích mà chỡ mình đi. Chúng nó bỏ đi chơi với bạn một buổi để đi chùa thì việc đi chùa phải được thay thế là cuộc du xuân. Có lẽvì vậy mà ông anh tôi, chủ chùa tư nhân ở Mang Thít năm nào cũng xin tiền bà con ở nước ngoài đem về sửa sang ngôi chùa cho đẹp. Chùa của ông hiện có một vườn lan với nhiều loại trị giá hàng chục triệu đồng, nhiều hòn non bộ, nhưng ông không bán, có một nhà lục giác cất trên hồ nước thả hoa sen, ngồi tiếp khách uống trà. Tôi nói sư huynh tu hay hưởng thụ (?) Ông nhìn tôi cười nói, nếu chú thấy sướng về đây ở với tôi, cơm chay ngày hai bữa, Phật có tám mươi bốn ngàn pháp môn, mình làm thế nào để mọi người đến với chùa để thấy lòng thanh thản, thanh niên đến chùa cũng hoan hỷ, từ đó được tiếp xúc với chư tăng, gần gủi kinh kệ mới có dịp rủ bỏ hồng trần.

Lương Minh

H1

H2

Có 1 bình luận về ĐI HÀNH HƯƠNG NGÀY TẾT

  1. Trương Minh Khách nói:

    Bài viết hay ! Cảm ơn anh Minh đã giúp tôi lui về ngày xưa những năm cuối 60 (lúc tôi từ quên ra tỉnh ở trọ gần chừa Ông – Phưởng 5 để đi học trường TPH). Nơi đó cũng là nơi tụi nhỏ của chúng tôi hay đến xem hát bội vào những buổi tối của các kỳ lễ (hội)… để quên đi nổi nhớ nhà của đưa nhỏ xa quê!

    Trương Minh Khách

Trả lời Trương Minh Khách Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác