NHỚ VỀ CÔ GIÁO CŨ
Tôi đã rời trường Tống Phước Hiệp rất nhiều năm, nhưng dù đi đâu, làm gì, tôi vẫn nhớ về cô giáo cũ đã dạy tôi suốt năm hoc lớp 11C, NK 1970-1971. Chính là cô dạy văn: Dương Vương Thị Tùng.
Cô Tùng có nước da trắng, gương mặt hơi chữ diền, mai tóc thường được cắt ngắn theo kiễu cao bồi, mái trước rủ xuống che vầng trán cao cao của cô. Cô hơn tôi năm, sáu tuổi, có dáng ốm, nhanh nhẹn, thường mang giày hoắc hài, chưa thấy cô mang guốc cao gót sắt như chúng tôi thời ấy! Cô ăn mặc trẻ trung, thường là áo dài tơ sống, cổ bẹt hoạc tròn, không bầu.
Tính cô cởi mở, vui vẻ, mẫu mực, chân tình, học sinh chúng tôi rất thích cô vì cô gần gủi, hòa đồng.
Cô nhiệt tình, yêu nghề, dạy dỗ tận tâm, chăm sóc tận tình, cô chấm sữa bài rất kỹ, lời phê rõ rang. Tôi còn nhớ mãi nét chữ nét chữ ốm ốm,thanh thanh như dáng cô.
Giờ giảng văn, văn học sử, bình thơ, tóm lại giờ lên lớp của cô là chúng tôi say mê! Dạy đọc thơ, cô lưu ý chúng tôi cách ngắt câu, ngắt nhịp, diễn cảm… còn bài viết, cô nhắc lưu ý lỗi chính tả , dấu hỏi ngã, âm cuối n, ng. Chúng tôi rất ngưỡng mộ cô! Những giờ trống, những buổi đến trường sớm, dưới gốc phượng, trên thảm cỏ sân trường, chúng tôi hay nghĩ về cô, đọc, bình thơ cô giảng, Bọn tôi, Nguyễn Thị Sáu, Lê Kim Nam, Cao Ngọc Đỉnh…đứa nào cũng có tập thơ viết màu mực tím. Sân trường lúc này trồng nhiều hoa forget me not, chúng tôi đã ép trong vở cánh hoa màu tím cùng cánh phượng đỏ sân trường!
Còn trên lớp, tôi đã say sưa trong mọi tiết văn của cô. Hồi ấy tôi ngồi bàn nhất, dãy trong, cạnh bàn giáo viên nên tôi đã ngắm rất kỹ cô trên bục giảng. Lúc nào cô giảng say sưa, gương mặt tôi cũng mê mẫn theo, cô biễu cảm gì, tôi dưới nầy cũng thế ấy, may là lúc ấy các bạn không phát hiện để trêu tôi! Bài thơ hay nào cô giảng, tôi chưa biết, tôi hay hỏi riêng cô và nhất định ngày hôm sau tôi sẽ lên thư viện trường tìm. Cô đã truyền lửa cho tôi và tôi đã yêu thêm thơ, văn từ ấy! Tôi, lúc ấy có ước mơ sau nầy sẽ học văn khoa và sẽ đi dạy văn như cô.
Kỹ niệm sâu sắc với cô Tùng.
Cô có nhiều học trò, không biết cô còn nhớ không, khi phê bài chấm của tôi, lần bình bài thơ “Tương biệt dạ” của Huyền Kiêu, tôi đã mơ mộng nghĩ Huyền Kiêu là nữ sĩ, nói về cuộc chia tay giữa đôi nam nữ yêu nhau…cô Tùng đã phê trong bài viết này “Sáo cải lương”! bài kiểm tra ấy tôi đã giữ rất lâu, rất lâu, cho tới bụi thời gian làm mờ, làm rách trang giấy, không còn giữ được nữa, tôi mới bỏ đi.
Một kỷ niệm khác nữa, hồi ấy, tôi có người bạn thân học trên tôi một lớp, hàng ngày trong giờ giải lao hay lúc rảnh rỗi, bạn ấy hay đến lớp, nên bạn bè lớp tôi cũng quen. Hôm nào lớp 12C có tiết cuối trống, bạn hay đến lớp, vào ngồi cuối dãy nghe cô Tùng giảng bài và…chờ tôi cùng về! Học trò cũ năm học trước mà cô Tùng rất yêu mến nên cô đã cho bạn tư nhiên vào lớp. Lần ấy, cuối năm, sắp ra trường, chúng tôi chuẩn bị chia tay, người vô sư phạm, kẽ tiếp tục học lên…cô Tùng nói với tôi: “Mai mốt đậu tú tài, đừng quên người ta nhe”.
Rất nhiều, và rất nhiều những kỷ niệm mà cô Tùng đã để lại cho cả lớp và cho riêng mỗi chúng tôi, bây giờ nhìn lại, là những kỷ niệm đẹp, khó quên trong đời.
Nối gót cô Tùng, tôi vào trường Sư phạm Vĩnh Long, làm cô giáo tiểu học, yêu thơ văn, tôi hướng học sinh mình thích văn thơ! Hơn 30 năm với nghề, tôi đã truyền lửa cho các em như cô Tùng đã truyền lửa cho tôi, tôi tập các em tuyển văn hay để chọn, học thưộc những đoạn văn, bài thơ hay, các em rất thích và từ khá và giỏi văn, các em đã tiến bộ rõ ở các môn học khác.
Bây giờ tôi còn giữ ảnh cô Tùng đang giảng thơ với giọng nói thân thương, quen thuộc ngày xưa.
Tiếng địch thổi đâu đây,
Cớ sao mà réo rắt?
Lơ lửng cao đưa tận lưng trời xanh ngắt,
Mây bay… gió quyến mây bay..(Thế Lữ)
Thời gian đã làm tấm ảnh cô giáo mà tôi yêu mến bị ố vàng. Tôi buồn, nghĩ ngày nào cô có dịp xem lại, chắc cô sẽ không trách tôi đâu, bởi cô đã hiểu tôi rất yêu cô!
Cô Tùng một hình ảnh đẹp, một tấm gương sáng đã cùng tôi suốt và mãi sau này, tôi sẽ nhớ mãi cô! Cầu mong phương trời xa, tận Houston, Texa cô mãi khỏe, nhiều niềm vui, hạnh phúc và cũng luôn nhớ về chúng tơi, những học sinh lớp C Tống Phước Hiệp thân yêu của cô.
Nguyễn Thị Sáu lớp 11C (nk1971)
Bút danh: Yên Bình Nguyên
Tôi học lớp C sau chị Sáu 1 năm
Cũng say mê những giờ Văn cô Tùng giảng dạy, như chị đã say mê.