NHỮNG TỐN TẠI SAU VÉSAK 2019
Phài nói một cách chân tình,Vesak là bộ mặt nối của một hệ thống chìm mà Việt Nam lẫn Phật giáo Việt Nam cần phải có, vừa mang hơi thở chính trị của một đất nước hội nhập để giảm áp lực chính trị bị o ép trong khu vực, vừa thể hiện tính độc lập tự quyết của một tôn giáo.
Ai cũng biết rằng tự thân Phật giáo Việt Nam không đủ khả năng đứng ra đăng cai tổ chức một lễ hội mang tầm vóc quốc tế với kinh phí khổng lồ, cần sự hỗ trợ về mọi mặt, kể cả pháp lý về phía nhà nước. Nhân sự điều hành mặt nổi, tu sĩ Phật giáo đủ năng lực, nhưng không vì thế mà không có sự liên kết chặt chẻ về mọi mặt với các ban ngành liên đới. Suốt thời gian chuẩn bị Vesak cho thấy giữa các cơ quan ban ngành nhà nước và Phật giáo liên tục làm việc khẩn trương, nhưng cho dù khẩn trương như thế vẫn khó tránh khỏi những sơ suất ngoài kiểm soát.
Về chương trình tổng thể, Vesak 2019 đạt nhiều tiến bộ; dĩ nhiên Vesak đầu tiên tại Mỹ Đình quá ư cập rập, quá ư ngỡ ngàng vì chưa quen việc, giữa nhà nước và Phật giáo chưa thống nhất một số quan điểm, lúc bấy giờ nặng về chính trị hơn tôn giáo; Vesak lần thứ hai tại Bái Đính có kinh nghiệm hơn, giữa nhà nước và Phật giáo tương đối tương nhượng và hài hòa, để từ đó mới có một Vesak 2019 mang tính tròn trịa, mọi khâu tổ chức nhịp nhàng.
Một số chi tiết nếu dự đoán trước, có thể là những gia vị mặn mà tăng thêm hương vị cho một lễ hội quốc tế.
Lễ và hội – các nguyên thủ quốc tế bày tỏ quan điểm đối với ngày lễ trọng đại đã được Liên Hiệp quốc công nhận là một nghi thức tại nghị trường, song song đó, nghi lễ tôn giáo diễn ra cho đại chúng cũng không kém phần quan trọng nếu lễ “mộc dục” được vị phó Tổng thư ký Liên Hiệp quốc hay một vị đại diện LHQ đứng ra chủ lễ múc nước tắm Phật thì lễ Vesak sẽ tăng thêm nhiều ý nghĩa, vì đây là lễ do LHQ tổ chức tại Việt Nam. Đây là kinh nghiệm cho những lần sau của Ban Tổ chức.
5.100 hecta là một diện tích quá ư bao la, có núi bao quanh, có hồ soi bóng, công nhân ngày đêm tận lực mà vẫn không kịp san lấp mặt bằng để đáp ứng cho 50 ngàn người đến tham dự, vì thế, ngày đầu khai mạc, trên 5.000 xe đủ loại bị ách tắt hàng giờ giữa cái nắng oi bức mùa Hè, để vào khu triển lãm, vào điện Tam Thế, điện Quan Âm, điện Pháp chủ cách đó 7km. Từ hội trường đến các vị trí khác nhau cũng phải vài km. Hội trương thiết kế hiện đại sức chứa trên ba ngàn người, nhưng hôm khai mạc hơn bốn ngàn người có mặt, vì vậy, máy lạnh không đủ công suất.
Nhà ăn cũng không đủ sức chứa; tuy thực phẩm đa dạng và hạp khẩu vị, hàng ngàn đại biểu kẻ đứng, người ngồi dưới sức nóng từ mái tole và hơi người, trông cứ như trong trại tỵ nạn, thế mà mọi người hết sức hoan hỷ.Chẳng mấy chốc các bàn buffet như cạn kiệt, hậu cần và tình nguyện viên liên tục tiếp ứng.
Tình nguyện viên là những em sinh viên khá trẻ, nhiệt tình, năng động và có trình độ.Các em rất vất vả, luôn thể hiện tinh thần trách nhiệm. BTC chia nhiều nhóm phụ trách nhiều khâu khác nhau, vì thế không dẫm chân nhau.Đón đoàn từ sân bay về khách sạn (KS) đã là khá vất vả, các KS xa nhau hàng trăm km, mỗi ngày hướng dẫn đoàn về hội trường hoặc tham quan, nhóm nào phụ trách đoàn đó; các em đều nói được tiếng Anh. Đến lúc tiển đoàn về, nhất là các đoàn trong nước, các thành viên đi tứ tán, ra sân bay không cùng giờ, các em thật khốn khó liên lạc từng thành viên.
Những khâu trong BTC tạm ổn, có những khâu như hội chợ triễn lãm, các gian hàng tự chịu trách nhiệm khi đã nhận một khu vực cho riêng mình, những gian hàng nằm bên dưới đất bằng còn khỏe, những gian hàng triễn lãm văn hóa PG như tranh ảnh, tượng, có cái phải dùng xe cẩu đưa các tượng lên điện Pháp chủ, điện Quan Âm, điện Tam Thế trên đồi cao như gian hàng của chị Đăng Lan là cả một việc vô vàn gian nan.Vận chuyển vô số báu vật từ miền Nam ra khá tốn công tốn của, đến lúc cao điểm, người dân tham quan tự động lấy các bao bì để sử dụng riêng, tình trạng mất trật tự làm cho quang cảnh không còn kiểm soát. Đứng trước việc dở khóc dở cười, lấy đâu ra bao bì để bảo quản các báu vật vận chuyển về Nam? rồi những người phụ việc cũng tản mát rơi rụng.
Còn nhiều những chuyện vặt trước, trong và sau lễ hội chỉ có người trong cuộc mới thấm thía để chịu trận. Nhưng dẫu sao, nhìn tổng thể vẫn đạt như ý muốn. Trên chuyến xe tham quan chùa Hương Tích, bác tài xế chỉ vào vùng đất san lấp cũng như những nơi đã xây dựng, nói – nơi đây biết bao nhiêu hài cốt của người cải tạo nằm xuống trong trại giam Ba Sao, thân nhân không hề biết, giờ đây công trình xây dựng cũng không biết đâu mà hốt cốt di dời. Chùa mọc lên nơi đây âu là diễm phúc cho các hương linh nương tựa.
Vạn vật vô thường, xấu và tốt cùng trên một vị trí, ô nhục và vinh quang trên cùng chiến tuyến. Chính trị và tôn giáo luôn là cặp song hành từ muôn thuở, hỗ trợ nhau. Quá trình lịch sử cho thấy, đôi khi cũng cắn đắng nhau, nhưng đứng trước sự tồn vong của một dân tộc, chính trị và tôn giáo lại như hình với bóng; biết đâu Vesak là cầu nối cho ánh sáng quê hương được tỏa rạng?
MINH MẪN
15/5/2019