NHỚ CHUYỆN BA NGƯỜI

Ngày đăng: 12/04/2019 11:15:30 Chiều/ ý kiến phản hồi (3)

Đến từng tuổi này, tôi vẫn luôn cảm thấy thật tuyệt vời vì vẫn còn những người bạn từ thời phổ thông trung học, ba chúng tôi: Phi Rom- Ánh Nguyễn- Bùi Nga  bạn học cùng lớp, ngồi học cùng bàn, mỗi ngày vào lớp ngồi bên nhau suốt 6 năm trời trung học, thân lắm. Lúc đó, tôi từ dưới quê Tri Tôn qua Vĩnh Long học, cũng nhờ tình bạn thân thiết này mà tạo cho tôi nghị lực để đeo đuổi sự học cho đến hết cấp trung học. Những ngày nghỉ, khi thì tôi ghé nhà bạn Nga, khi thì đến nhà bạn Ánh, ở lại chơi cả ngày,  không khí gia đình thật ấm áp, được cha mẹ, các anh chị em của hai bạn rất thương tôi, xem như người trong nhà. Vì thế, mà nổi nhớ nhà rồi của tôi cũng vơi theo năm tháng…Đến khi đậu tú tài 1, tôi vào lớp 12 trường Tống Phước Hiệp, còn hai bạn Ánh và Nga thì đi làm, sau đó chúng tôi bặt tin nhau, đến 40 năm sau chúng tôi liên lạc với nhau được. Mừng lắm!

Sau khi ra trường khoảng mươi năm, Bùi Nga định cư ở Watsington Mỹ, Ánh Nguyễn lập gia đình về  Chợ Lách, Bến Tre còn tôi về làm việc ở Long Xuyên đến khi nghỉ hưu, mới lên Sài Gòn làm việc, giờ đây, chúng tôi ai cũng có cháu nội ngoại đầy đàn, ba chúng tôi có điều kiện thỉnh thoảng gặp nhau, vui lắm, tình bạn vẫn thấm thiết như ngày nào! Chúng tôi thường nhắc lại những kỷ niệm thời đi học suốt 6 năm trung học Nguyễn Trường Tộ, nhớ lắm nhóm bạn có năm đứa, Dung Khánh, Hồng Liên ngồi bàn nhất, Phi Rom -Ánh- Nga ngồi bàn nhì. Sự sắp xếp chỗ ngồi cũng hay, mỗi năm lên lớp mà vị trí ngồi vẫn không thay đổi! Buổi sáng vào lớp, tất cả đứng dậy đọc kinh (trường Thiên chúa giáo mà) chào thầy, tất cả ngồi xuống, bắt đầu vào giờ học, tôi nhớ lắm từng thầy dạy, nhớ thầy Ẩn dạy toán đại số và hình học, tôi học rất khá môn của thầy vì ở nhà tôi có sách giải toán của Nguyễn Đình Chung Song và tự học trước nên thầy hay gọi lên bảng để giải bài. Mới vào học Pháp văn cô Hương, rồi cô Nhan, tới lên lớp mười học thầy Phong. Tôi thích nhất môn Pháp văn, nên rất siêng học từ ngữ, thuộc từ rất nhiều, nhớ thầy Thạch dạy Văn, thầy rất phong độ (chồng cô Hương dạy Pháp văn) nhớ lắm giờ thầy, nhất là lúc thầy đọc truyện Nửa Chừng Xuân, giọng thầy trầm bổng, nghe thật xúc động, thương lắm hoàn cảnh của Mai trong truyện, mà tôi nước măt rưng rưng…còn  thầy The ốm, nhỏ con, mang kiếng cận, dạy môn địa, thấy thầy hiền học trò hay chọc thầy, nhớ lại thật buồn cười, giờ thầy trả bài kiểm cho lớp, mới vừa nhận bài, bạn Ánh thấy bài mình điểm nhỏ, cũng chọc thầy, mới vừa nhận bài, bạn lấy một tờ giấy khác xé cái rột, thầy tưởng xé bài thầy phát, quay lại liền hỏi: bài kiểm của em đâu?  Ánh liền móc bài trong học bàn đưa  cho thầy xem, thầy không nói gì cả…tôi ráng nhịn cười…hihi.

Tôi nhớ lắm, những ngày tham gia tổ chức sinh hoạt của nhà trường, cắm trại, thi nấu ăn trong ngày lễ Bổn Mạng của trường…

Sáng nay bạn Bùi Nga từ Mỹ về, PR rủ Ánh Nguyễn từ Chợ Lách lên Sài Gòn thăm, bạn Nga ở nhà đứa em ở Bình Tân, TP HCM. Ba người gặp lại nhau, nói chuyện khô cả cổ, bao nhiêu chuyện ngày xưa nhắc lại thật vui, còn hẹn ngày 14/4 tới sẽ đi ăn cưới của cháu bạn Nga ở nhà hàng Metropol, quận 3, TP HCM.

Phi Rom

H1                                   Ánh Nguyễn- Bùi Nga – Phi Rom

H2                                        Ngồi giữa là chị Đức ( chị thứ 3 của bạn Nga)

H3                                                           Ánh – chị Đức

H4

H5                                     Nga – Ánh  – Dung Khánh- Hồng Liên ( năm 1968)

H6                                                          Ánh – Rom (năm học đệ thất)

H7                                                               Rom – Ánh ( đệ nhị 1969-70)

Có 3 bình luận về NHỚ CHUYỆN BA NGƯỜI

  1. Lương Minh nói:

    Phi Rom còn giữ được những ảnh hồi đệ thất, hay quá !

  2. Nguyễn Thị Hạnh nói:

    Bài hay, cảm động

    Hinh anh đep, giá trị.

  3. vothilai nói:

    Chị ! Hình đệ Thất tuổi mới lớn trông ngây thơ dễ thương quá, năm đệ nhị là một thiếu nữ đẹp mặn  mà phúc hậu . Chị  Ánh có kiểu tóc giống cô Hồng Khanh chúng ta , chị còn giữ được hình ngày xưa hay thật ,hình vẫn còn rõ  kỹ thuật ngày xưa thật sắc xảo hé chị.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác