CHUYỆN TÌNH TRÊN MẠNG- QUYẾT TÂM GẶP NGƯỜI (P3)
An Duy đến Đà Lạt chủ yếu để gặp Hồng Vân, chỗ hẹn là Bích Câu Garden nằm trên Hồ Xuân Hương, nên anh đã chọn khách sạn Thanh Thủy, còn gọi EMPRESS HOTEL tọa lạc trên sườn đồi bên cạnh hồ Xuân Hương, giữa toà tháp bưu điện của thành phố và sân Golf.
Chuyến đi của anh thuận lợi, đến khách sạn sớm, và nhằm lúc khách sạn vắng khách nên chọn được một phòng lý tưởng để tha hồ ngắm hồ Xuân Hương thơ mộng. Sau khi tắm gội, anh mặc chiếc áo sơ mi màu tím, rồi đi bộ dọc theo bờ hồ, đây con đường lót gạch rộng sạch sẽ, xa xa có những băng ghế ngồi đặt dọc trên đường để du khách có thể ngồi nghỉ chân; một điều thật lạ không biết những người thiết kế suy nghĩ gì, lại làm những băng ghế hướng mặt về con lộ để người ngồi ngửi bụi đường, lẽ ra phải hướng về mặt hồ, để khách có thể vừa nghỉ chân vừa ngắm cảnh đẹp trên hồ.
Trời Đà Lạt về chiều, nắng nhè nhẹ, mây bay lơ lững, gió từ mặt hồ thổi man mác vào người An Duy, anh cảm giác khoan khoái, thích thú làm sao, nhất là đi trên con đường kỷ niệm làm anh mang nhiều thương cảm và nhớ về cô học trò năm cũ anh đã quen biết khi đến Đà Lạt. Trên đường xe chở vào thành phố, anh đã tận mắt thấy sự thay đổi của Đà Lạt; nhưng chung quanh hồ Xuân Hương dường như không thay đổi mấy, hồ vẫn hình trăng lữ liềm, mặt nước vãn êm ả, những cành thông, những cành dưỡng liễu vẫn đứng sôi mình trên mặt nước; cái đẹp, cái thơ mộng, cái quyến rũ cũ nó không gì thay đổi, nó đã in sâu vào tâm trí anh trong những năm xa cách. Vẻ đẹp của hồ Xuân Hương đã làm say mê biết bao nhà văn nhà thơ, đến ngay cả anh Hàn Mạc Tử cũng phải ngẩn ngơ mà thốt lên rằng:
Ai hãy lặng thinh chớ nói nhiều
Để nghe dưới nước đáy hồ reo
Để nghe tơ liễu run trong gió
Và để nghe trời giải nghĩa yêu
Mãi nhớ về kỹ niệm thuở xa xưa đi ngang qua nhà hàng Blue Water restaurant, anh mới trở về thực tế, anh nhìn lướt qua nhà hàng, bây giờ đã khang trang hơn nhiều và khách cũng đông hơn. Tiếp con đường Nguyễn Thái Học là con đường Trần Quốc Toản, chẳng mấy chóc chữ “Bích Câu garden” hiện ra, đây là nơi hẹn mà Hồng Vân đã chọn. Vườn hoa cà phê Bích Câu Garden như một óc đảo nhỏ, được gắn liền với bờ hồ nhờ hai chiếc cầu với lan can sơn màu đỏ thẳm. Ốc đảo nầy là một nơi thơ mộng và lãng mạng rất thích hợp cho những cặp tình nhân hẹn hò, hẹn ở đây thì không thể thất lạc và mỗi khi vào đây rồi không thể trốn đi đâu được nếu không qua một 2 chiếc cầu. Anh khen Hồng Vân, quả là cô bé của xứ sở nầy nên chọn một địa điểm gặp gở thích hợp dễ tìm, lại kín đáo. Nhìn lại đồng hồ, anh đã đến sớm hơn 45 phút, thôi thì đi vòng vừa ngắm cảnh vừa quan sát để xem cô bé đến chưa, An Duy muốn chính anh phát hiện ra cô bé trước cho cổ hết hồn luôn. Từ chiếc cầu đường dẫn vào quán hai bên có những cây kiểng bonsai, những bụi hoa đang khoe sắc thắm như đón chào người đến trông thật đẹp làm sao. Diện tích nơi đây chẳng bao lớn, nhưng trồng không biết bao loài hoa, đủ sắc màu, với kiến thức ít ỏi của anh về hoa, An Duy chỉ nhận ra một số loại như, hoa sim, hoa Thiên Lý , hoa Hồng, hoa Đổ Quyên, hoa Hải Đường, hoa Dạ Lan, hoa Mai Địa Thảo, hoa Pensee’, bông Bụp, còn nhiều loại nữa mà anh không biết tên. Quả đúng với cái tên Cafe Bích Câu Gardent , khu vườn mát mẻ rất thơ mộng và lãng mạn với những cành liễu rũ xuống buon lơi theo gió, những hòn nam bộ, thác nước con suoois làm du khách phải khen ngợi. Không biết ai đã thiết kế vườn cafe nầy thật là một tài hoa, biến cảnh vật của ốc đảo dường như chuyển động thật đẹp, vì sự thay đổi ở từng góc, từng phòng, từng chỗ ngồi dành cho từng ý thích tâm trạng khác nhau. Mỗi người có thể chon một nơi thích hợp cho tâm trạng tình cảm của mình, để tận hưởng không gian và thời gian cho riêng tư, có thể nói nó đây là thế giới của chính mình. Ngồi uống cafe nơi đây bạn có thể ngắm như toàn cảnh của hồ Xuân Hương, bạn có thể nhìn thấy vườn hoa Đà Lạt, nhìn lên cảnh nhấp nhô ẩn hiện của đồi Cù. An Duy tìm được một chiếc bàn ngồi uống cafe đồng thể nhìn và nhận diện người đi qua cầu vào quán, anh tập trung vào đôi mắt hơn khi giờ hẹn đã đến gần, anh không bỏ sót bất cứ cô bé nào đi qua cầu, đếm giờ hẹn, 15 phút trôi qua, rồi đến 40 phút anh không thấy cô bé đâu cả. Anh Duy đứng lên trả tiền rồi đi một vòng quanh ốc đảo để tìm, vì anh nghĩ cổ có thể vào từ chiếc cầu khác, anh cố tìm cũng không thấy đành trở lại chiếc bàn cũ kêu thêm một ly sinh tố, mà chờ đợi tiếp. Càng về chiều nổi hy vọng trong anh cũng mất dần, khi mặt trời lặng xuống anh quyết định không chờ nưa và trở về khách sạn. Người ta đã khuyên đừng tin những gì trên FB, thế mà anh không nghe để cô bé cho leo cây, giờ biết ra thì đã muộn, thôi thì nghỉ ngơi một đêm ngày mai đi tham quan Đà Lạt xem lại những cảnh cũ để nhớ về kỹ niệm.
An Duy về phòng nghỉ một hồi anh lại nhớ những lời nói thật thà dễ thương Hồng Vân, những bài thơ mà cô gửi tấm lòng trong đó, anh nhớ lại và suy ngẩm và anh vẫn không tin cô gái nầy gạt anh, anh nghĩ rộng hơn, có thể em bị bận việc gì đó, cũng có thể cô bé không xin phép được cha mẹ, hay một lý do nào đó, không làm sao hỏi được vì em không có điện thoại, còn điện thoại của anh loại dùng tạm bợ không có mấy chức năng, thôi thì xuống mượn computer của khách sạn để có thể liên lạc được với em không. Mới vào FB đã thấy em online rồi, cơn giận của anh nói lên, anh chưa biết nói làm sao, thì nàng đã gửi lời nhắn của Hồng Vân: “ Bác An Duy! Bác có gặp trở ngại gì trên đường đến Đà Lạt không?”
An Duy: “Không!”
Hồng vân: “ Sao bác lại lỗi hẹn với cháu!”
An Duy: “Tôi định hỏi cháu đó!”
Hồng Vân: “ Vậy bác có đến đúng chỗ không?”
An Duy: “Đúng, Cafe Bích Câu Gardent”
Hồng Vân: “Bác đến y như giờ hẹn”
An Duy: “ Tôi đến sớm và chờ đến mặt trời lặng đó cháu ơi!”
Hồng Vân: “Lạ quá, cháu đã tìm bác khắp nơi, tìm ngoài vườn và cả ngồi nhà kiến, hể ai mặc áo màu Tím là cháu tìm đến và hỏi. Vậy bác có mặc chiếc áo sơ mi màu tím không?”
An Duy: “Có, tôi mặc áo màu tím.”
Hồng Vân: “Vậy bác gửi một tấm hình, cháu mới nhận ra được.”
Anh Duy: “ Tôi đã nói cháu rồi, hình của tôi chỉ lưu lại trên computer của tôi, còn cái tôi đang sử dụng là của khách sạn. Tôi đang ở khách sạn Thanh Thủy, Hồng Vân đến đây đi.”
Hồng Vân: “ Dạ không được! Tuyệt đối là không.”
An Duy: “Vân Ơi! Phải làm sao bây giờ, tôi đến đây chỉ hy vọng gặp mặt được cháu.”
Hồng Vân: “Cháu cũng rất muốn được gặp bác. Như thế nầy vẫn ở Bích Câu Cafe , 8 giờ ngày mai, bác cũng mặc màu tím nhen.”
An Duy biết cô bé nầy có lập trường, không thể thuyết phục thay đổi ý tưởng của cô ta được, nên đành chấp nhận. Lối đi vào có 2 chiếc cầu, hồi chiều An Duy ở trong tâm trạng, ở chiếc cầu nầy thị sợ cô bé đi vào chiếc cầu kia, nên anh muốn biết chắc cô bé đi từ ngỏ nào:
A Duy: “Tôi sẽ làm như cháu nói, nhưng phải chờ ở chiếc cầu nào?”
Hồng Vân: “Dạ! Bác chờ ở chiếc cầu có chữ GARDENT BÍCH CÂU” chữ thật lớn’
Cũng từ kinh nghiêm hồi chiều An Duy phải hỏi nhiều cô gái trẻ có phải tên là Hồng Vân hay không đã làm cho nhiều cô khó chịu, thường đón người ở phi trường khi không biết mặt người ta thường dùng cái bảng có ghi tên họ, ở đây làm như thế chăc thiên hạ cười bể bụng, nên đề nghị:
“Cháu ạ! phải có thêm dấu hiệu để nhận ra nhau!”
Hồng Vân: “Dấu hiệu gì vậy bác?”
An Duy: “Khi thấy Vân tôi sẽ đưa 2 ngón lên làm hình chữ V, thấy dấu hiệu đó Vân biết là tôi.”
Hồng Vân: “Ý nầy hay đó bác, Vân cũng làm dấu hiệu như vậy để bác biết là Vân.”
Sáng ngày hôm sau, An Duy cũng đến trước giờ và đứng cạnh bên chiếc cầu mà chờ, đúng giờ hen anh nhìn thấy một cô bé trông rất dễ thương cũng gần giống như tấm hình Hồng Vân, An Duy mừng quá đưa tay làm tính hiệu, cô học trò ấy nhìn chàng với cặp ngơ ngác và hoảng sợ, đang lúc chàng thất vọng để tay xuống, thì có một thiếu nữ mặc màu áo tím ở không xa cô học trò ấy, đưa bàn tay lên cũng làm dấu hình chữ V. Đúng là tín hiệu rồi An Duy vui mừng nhưng anh không ngờ và không tin vào cặp mắt mình nữa, người đưa tay là một mỹ nhân, tuổi khoãng 28, có cái dáng rất thanh tú, khuôn mặt hình trái soan thật là kiều diễm; đôi mắt tròn to có một nét buồn u ẩn đa tình. Ôi! Đôi mắt đẹp làm sao, An Duy dường như bị lạc vào đôi mắt ấy. và nổi bậc và sáng hẳn lên nhờ nước da trắng mịn, quả thật con gái Đà Lạt nước da đẹp quá, mái tóc dài xỏa xuống bờ vay trong thướt tha, thật sao thu hút người ta. An duy hồi hợp tiến lại gần, chần chừ một chút, do dự một chút rồi anh mới mạnh dạn hỏi:
– Xin lỗi! Có phải Hồng Vân không?
Thiếu nữ ấy đôi má hồng lên vì thẹn thùng, nàng gật đầu nhè nhẹ:
– Dạ!
Hồng Vân cứ ngở An Duy là một người có tuổi nào ngờ trước mặt nàng là một trung niên, nàng cảm thấy ái ngại, phải biết anh ấy trẻ như thế nầy thì nàng không dám hẹn rồi. Bây giờ nàng có cảm giác như đang hẹn một tình nhân làm cho nàng mắc cở ngượng ngùng và có ý sợ người đi ngang hiểu lằm. Thấy cử chỉ của nàng, An Duy cũng đoán được một phần nào, chính chàng cũng bất ngờ không kém, chàng cố tìm lời nói cho Hồng Vân bớt phần sượng sùng e ngại. Hai người chọn một chiếc bàn ngồi uống cà phê cạnh bờ hồ để khỏi ai trông thấy hoặc để ý đến. Do hai người trao đổi nhau nhiều lần trên FB, cách nói chuyện ở ngoài đời không khác mấy, với tính phà trò của An Duy chẳng mấy chóc nàng lấy lại bình tĩnh. An Duy nói:
– Ngày hôm qua tôi chỉ nhìn và tìm những cô bé vào lứa tuổi học trò, đâu có dám để ý đến thiếu nữ nên không nhận diện được Vân, thật xin lỗi.
– Vân nhớ có nhìn thấy bác đi đi lại lại, nhưng Vân nghĩ là không phải, vì trong đầu Vân tưởng bác một người đàn ông lớn tuổi, Vân đâu có ngờ bác… nàng nói đến đó rồi dừng lại, rồi ấp úng, đôi má của nàng lại hồng lên trông thật xinh làm sao, nàng im lặng một thoáng rồi nói tiếp
– Vân không chịu đâu nhe! Bác chơi ăn gian đó!
– Ủa! Tôi ăn gian gì đâu?
– Bác trông nhỏ hơn anh hai của Vân, vậy mà bắt người ta kêu bằng bác!
– Vân quên rồi sao! Chính Vân kêu tôi là bác trước mà!
– Tại bác bảo ai cũng gọi bằng bác nên Vân mới xưng như vậy, bây giờ bác nhỏ hơn anh của Vân nhiều thì Vân chỉ gọi là anh.
– Trời đất ơi! Mới gặp mặt mà hạ bậc tôi xuống rồi.
Nàng không nói gì gật đầu nhè nghẹ với đôi mắt vẫn còn thẹn thùng, An Duy nói:
– Bây giờ kêu anh, tôi bị hạ xuống hai cấp thì phải bù lỗ nhe
– Bù lỗ như thế nào?
– Phải làm hướng dẫn viên cho tôi ngày hôm nay.
-Vậy chớ ai nói sẽ nhận diện ra Vân ngay, vậy mà đến ngày thứ hai còn nhìn nhằm
Hôm Hồng Vân gửi hình cho An Duy, anh nói rằng sẽ nhận diện ra cổ ngay khi gặp mặt, thế mà ngày thứ hai anh còn nhìn nhằm cô học trò, anh cứ tưởng Hồng Vân không phát hiện nào ngờ cô quá tinh ý. Anh nhớ lại tấm hình Vân gửi, nên nói:
– Vân nhắc tôi mới nhớ, Vân cung cắp thông tin sai bảo tôi sao mà nhận diện được.
– Thông tin nào sai?
-Vân đưa cho tôi tấm hình học sinh phổ thông, còn người đứng trước mặt tôi là sinh viên đã ra trường rồi.
– Thú thật với anh, Vân chỉ có tấm hình đó; do cô bạn tình cờ chụp hồi năm lớp 11.
– Còn nữa nhen! Cái tên của Vân cũng gạt tôi.
– Cái tên mà làm sao gạt được!
– Hồng Vân có nghĩa là mây màu hồng, người Việt đâu có ai da màu hồng, chỉ có dân da đỏ, còn người Việt, cô nào có nước da ngâm ngâm đen thì người ta không đặt Hồng Vân chớ không ai đặt tên con gái là Hắc Vân bao giờ, nước da của Vân trắng như vậy phải là Bạch Vân mới đúng đó.
Thật ra dặt tên Hồng Vân hay Bạch Vân không có liên quan gì đến màu da, An Duy nói vậy để gián tiếp khen cô nàng có nước da trắng đẹp, nào ngờ cách lý giải nầy ngồ ngộ, làm nàng vui hí hửng và nói:
– Anh nói đúng, Hồng Vân là Nickname, tên thật của em là Bach Vân.
— Vậy là tôi đúng, vậy Vân phải dành cho tôi ngày hôm nay để hướng dẫn tôi tham quan Đà Lạt.
– Hướng dẫn thì hướng dẫn, nhưng em còn thắc mắc nầy!
– Thắc mắc gì Vân nói đi!
– Anh nói rằng ai đến nhà anh cũng gọi anh bằng bác, có đúng vậy không?
– Đúng như vậy, không sai.
– Không lẽ người đến nhà anh chỉ là những đưa bé con sao?
– Không đâu, có những cụ tuổi trên tám mươi đến với tôi vẫn gọi là bác
Bạch Vân suy nghĩ một lát rồi nói :
– Các cụ đó đến nhà anh làm gì?
– Khám và chửa bệnh
– Ồ! Thì ra anh là bác sỉ.
– Thôi bỏ chuyện đó đi Vân, bây giờ đói bụng rồi tìm nhà hàng nào ăn.
– Anh có thể gọi thức ăn ở đây.
An Duy đã gặp Bạch Vân anh muốn đãi cổ một bữa ăn cho đúng nghĩa, anh thấy nhà hàng Blue Water Restaurant chắc sẽ có những món ăn ngon cũng ở gần đây, nên hỏi:
– Nhà hàng Thanh Thủy có món ăn nào ngon không em?
– Có bún bò, nhưng mình uống cà phê đủ rồi anh.
– Không có đủ, cần năng lượng mới đi chơi cả ngày được.
An Duy nhìn thấy Bạch Vân có một tâm trạng là lạ, dường như nàng có một cái gì đó đắn đo, phân vân lẫn e ngại, nàng muốn nói ra một điều gì đó, nhưng lại cất kín trong lòng. An Duy tự nghĩ thái độ của nàng không phải vở mộng khi gặp anh, chắc nàng có gì khổ tâm không thể nói ra được, hay là cô nàng muốn từ chối không đi chung, nên anh nói:
– Vân! Nếu có công việc thì cứ đi, anh sẽ đi tham quan một mình cũng được.
– Dạ không ạ! Vân có điều muốn hỏi.
– Vân cứ hỏi.
– Anh có thật là bác sĩ không?
– Bác sỉ mà có thể giả sao em
– Anh có thể đi khám bệnh cho một người không?
– Đương nhiên, nhưng người đó là ai?
– Dạ dạ.! Là chị của em. Đây là thỉnh cầu của … của em
Thấy Bạch Vân nói áp a, áp ủng; vừa ngại ngùng vừa tha thiết, chắc mới gặp mặt mà lên tiếng nhờ nên cô ấy ngại, nhưng dường như cổ quá lo lắng cho bệnh người chị nên phải mở lời. Thấy thái độ cử chỉ như vậy, không một ai nở lòng nào từ chối cho đành. An Duy muốn thấu hiểu thêm về đức tính của nàng khi bị người ta từ chối một yêu cầu chính đáng, nên anh nói:
– Lời thỉnh cầu trịnh trọng quá anh không dám nhận.
– Bạch Vân không tỏ ra thất vọng, cảm thấy có lỗi phải đưa người đối diện vào trường hợp khó sử nên nàng nói:
– Xin lỗi anh, em quá đáng, mới gặp anh mà đã.
An Duy không chờ Bạch Vân nói hết câu, anh nở cười rất thân thiện nói vơi Bạch Vân:
– Thỉnh cầu thì anh không dám nhận. Anh tình nguyện khám bệnh cho chị em. Em có cho phép không.
Nghe đến đây Bạch Vân vui như nghe tin trúng số, mặt cổ hớn hở, đôi mắt long lanh càng làm cô xinh đẹp hơn, nàng nhìn An Duy với lòng biết ơn và nói:
– Dạ! Em cám ơn anh.
– Đừng cám ơn vội, mà hãy ngồi cùng ăn, anh đã đói bụng quá rồi.
– Dạ
An Duy kêu thực đơn, chọn món mắc tiền nhất là bò beefsteak bánh mì, còn Bạch Van kêu món cháo thịt bầm là món rẽ tiền nhât. Trong khi chờ người mang thức ăn lên An Duy hỏi Bạch Vân:
– Bênh tình của chị em hiện tại ra sao?
– Chị ấy bệnh lâu năm, đang trong tình trạng bi thương và tuyệt vọng, thấy bệnh của chị mà em đau lòng.
– Chị ấy có đi chữa bệnh không?
-Dạ có, chửa nhiều lần mà không khỏi, càng ngày càng bị nặng hơn.
-Thầy thuốc chẩn đoán bệnh gì?
– Dạ bệnh thận
– Sao không đến bệnh viện Chợ Rẩy chửa?
– Chị em không chịu.
– Tại sao không chịu?
– Cái nầy em nói nhỏ với anh thôi!
– Nó nhỏ cũng được, nói lớn cũng không sao, đâu có ai biết.
– Dạ! Chị em vừa bệnh vừa bị thất tình.
– Thất tình ư!
– Dạ! Chị rất là đẹp, nhiều người đến nhà xin hỏi cưới chị từ chối hết, chị yêu một người, anh ấy từ Sai Gòn lên đây làm việc. Khi biết chị bị bệnh thận, anh bỏ về Sai Gòn, nghe nói đã cưới vợ rồi. Chị chán đời không muốn đi chữa, vả lại nhà hết tiền làm sao mà lên thành phố mà chữa được.
– Anh hiểu rồi.
Thấy thức ăn đã mang lên, muốn thay đổi không khí An Duy không hỏi về bệnh nữa. Anh vừa ăn vừa thảo luận về thơ của Bạch Vân đã viết trên facebook. Anh hỏi Bach Vân:
– Có phải từ chuyện tình của chị em mà làm cho em buồn và chán đời mới sáng tác những bài thơ bi thương oán hận cuộc đời và hận tình.
– Dạ, anh đoán đúng rồi.
Vừa ăn xong, An Duy nhờ nhân viên Bich Câu Gardent gọi taxi dùm. Bạch Vân cứ ngại ngùng lên xe chung với An Duy biết ý cô gái nầy An Duy nói:
– Cô là người hướng dẫn đường, muốn tôi bị thất lạc một lần nữa sao mà chẳng chịu lên xe.
– Dạ!
Nói xong Bach Vân lên xe cùng An Duy, để trả lời tài xế hỏi đi đâu, An Duy nói với Bạch Vân:
– Vân hãy nói đường cho chú tài chở đến nhà em đi!
– Anh không đi tham quan sao?
-Đi! Nhưng sau khi khám bệnh.
An Duy nói xong nhìn qua mặt cô nàng trắng bệnh, rươm rướm nồ hôi hiện rõ nét của sự bối rối lẫn lo lắng không yên. An Duy hỏi:
– Em còn lo lắng chuyện gì phải không?
– Em chưa có xin phép cha và chị.
– Anh hiểu rồi! Em đừng lo gì hết, cứ nói địa chỉ nhà em cho chú tài xế. Còn mọi chuyện còn lại anh có cách.
– Dạ!
Bạch Vân cứ tưởng sẽ giúp An Duy đi tham quan, rồi chiều về thưa với cha và chị ngày hôm sau mới mời An Duy đến nhà. Còn An Duy biết mình không còn thời gian, đã quyết định khám bệnh thì phải làm liền, làm một điều đúng thì không sợ vả lại anh là người từng trãi đã đương đầu bao nhiêu chuyện sóng gió, chuyện nầy có lớn lao chi, nên anh rất tự tin. Anh nói với Bạch Vân:
– Em quen với cô giáo Thủy phải không?
– Dạ!
– Cô ấy có biết gia đình em và bệnh của chị em phải không?
– Dạ.
– Em nói với bác, anh là bạn của cô Thủy và cô Thủy giới thiệu anh đến khám bệnh.
– Dạ! Như vậy là nối dối, không được anh ạ.
– Anh biết rồi. Em cứ giới thiệu anh là bác sỉ đó là sự thật, còn chuyện nói dối để cho anh.
– Dạ cũng không được! Anh giúp cho em mà anh phải mang tiếng.
– Anh làm chuyện anh nên làm, em cứ giới thiệu với bác anh là bác sỉ là được rồi.
– Dạ.Bạch Vân nhớ một điều gì đó, nên nói liền với An Duy:
-Anh à! Còn điều nầy nữa, chị em không muốn tiếp xúc với ai hết. Từ lúc bệnh đến giờ chị rất là khó tính.
– Anh Hiểu. Người bệnh khó tính là chuyện thường, em đừng có lo, hãy bình thãn, cứ dẫn anh vào nhà thì được.
– Dạ.
Sự thay đổi thời tiết nóng hay lạnh cũng làm cho người ta khó chịu, đừng nói chị khi bị bệnh. Là thầy thuốc không những biết về bệnh chứng, mà còn phải hiểu người bệnh phải chịu đựng khổ sở như thế nào, khi cơn bệnh hoành hành, để cảm thông để chia sẻ.
( Mời mọi người theo dõi phần kế tiếp xem An Duy nói dối như thế nào, có thể chấp nhận được không? Và chuyện gì sẽ xẩy giửa An Duy và gia đình Bạch Vân)
Võ Châu Phương
Truyện rất hấp dẫn, chờ đọc phần tiếp. Một điều thú vị nữa là đã lâu lắm rồi mới thấy lại truyện phía dưới cuối bài có những câu hỏi tác giả đặt ra nhằm khơi gợi sự tò mò nơi người đọc.
Cảm ơn anh Hoang Long, đọc lời phản hồi của anh tiểu đệ vui lắm. Tiểu đệ thấy viết dài quá ngại cho người đọc. Cúng đang lo thì thấy phản hồi của anh tiểu đệ có phần nào yên tâm. Chờ đọc những bài của anh.
MỜI CÁC BẠN NGHỈ GIẢI LAO , CHỜ TIẾP TẬP SAU !!
Hoành Châu (Gia đình C )
Chị Hoành Châu thương, chị đọc chắc cũng mệt, nên nghỉ giải lao một chút phải không chị. Em được chị chọc như vậy em vui quá nè.
Con thầm mắng vốn mẹ xong
Mẹ sinh con gái má hồng khổ con !
* Lo cho chàng Bác Sĩ (!!!)
Ngọc Diệp ơi! Qua facebook mà còn không nhận diện ra nhau, gặp nhau trên trang mạng nầy còn khó hơn. Mai mốt tôi đến Tây Nguyên làm sao mà tìm thăm được bạn. Thôi sẳn vào mùa thu Ngọc Diệp hãy chụp tấm hình nào có cảnh mùa thu của Tây Nguyên để ra mắt mọi người cũng để xác định lại xem coi Ngọc Diệp đóng vai nào chị, hay em hay là cô cháu. ( Nếu không ngại)
Dạ !
Người đàn ông đầy bí ẩn, một cô gái nhút nhát, dễ thương, trong khung cảnh lãng mạn của Đà Lạt….và một mối tình thơ mộng sẽ xảy ra….tác giả đã xây dựng một cốt truyện hấp dẫn, háo hức chờ xem tiếp nhé Võ Châu Phương!
Cảm ơn MyNhung Nguyen đã đọc và viết phản hồi cho câu chuyện. Hên cho tôi, chút nữa tôi đã lầm lẫn MyNhung Nhuyen với người chị của tôi là My Nguyen. Dường như đây là lần đầu tôi biết được MyNhung, nếu như vậy rất hân hạnh cho tôi được làm quen. Chúc MyNhung luôn gặp may mắn và thành công.
Rất vui về sự tinh tế của anh! Đúng là Nhung vừa gia nhập trang nhà TPH! Hôm 5/ 8 khi cắt bánh SN, một ổ bánh thật to, thật đẹp và thật ngon với dòng chữ Võ Châu Phương chúc mừng SN, mọi người nói anh đã gửi về từ một nơi rất xa, cám ơn về tấm thịnh tình của anh nhé! Anh đọc bài “Tôi đã đến trang TPH như thế nào” sẽ hiểu thêm về người bạn mới nhé!
Chúc anh luôn vui, khỏe và thành công để đóng góp cho trang nhà phong phú nhé!
Chị MyNhung đang tìm bài đó đọc mà không tìm ra, chị hướng dẫ dùm bài đó viết trong mục nào và tác giả là ai. Cảm ơn chị.
Chào anh,
Nhung đã gửi bài cho quản lý trang vài ngày nay, tưởng đăng rồi, nhưng chưa thấy, có thể đã lạc! Thực ra, do mới tham gia nên bối rối nhiều thứ: viết bình luận rồi, gửi mãi không được, sau đó vừa ngồi trước trang vừa phone để các anh, chị chỉ cách gửi, chưa hiểu ý khi search bài để đọc, …..không dễ dàng như ở trang facebook! Nhung mới vừa gửi lại cho anh Minh, hy vọng sắp được đăng!
Sorry anh về việc giới thiệu về ‘tác phẩm’ sớm này, thông cảm nhe!
Gặp được nhau là tốt rồi! ” Tình trong như đã, nhưng ngoài còn e…” Cố đem tài ba và trái tim lương y ra mà cứu cô chị, thì rồi cả nhà sẽ hết sức cám ơn mà tác hợp cho cô em thôi. Hy vọng kết quả sẽ tốt đẹp ở trong mạng cũng giống như bên ngoài cuộc đời của VÕ CHÂU PHƯƠNG. Sáng tác hay lắm! Chúc mừng em!
Cảm ơn chị Vân Hà, em vui mừng lắm được chị theo dõi câu chuyện và gớp ý cho em. Cảm ơn lời khen của chị, em biết có chị và thầy cô cũng đọc nên em viết thận trọng và đọc đi đọc lại trước khi gửi; nhưng chỉ được chừng đó thôi. Cảm ơn chị về mọi mặt.
Mình đang đọc tiểu thuyết đây mà rất hấp dẫn. Đang chờ đọc tiếp đây Võ Châu Phương ơi
Chị Hoa Đăng ơi! Mấy tấm hình gần đây,nhất là hôm ra mắt tại Vĩnh Long thấy chị tươi trẻ ra, giống như đã đi thẩm mỹ viện vậy. Nhìn thấy mà en vui, vì biết chị sức khỏe tốt và gặp thuận lợi trong công việc hằng ngày. Cảm ơn chị theo dõi câu chuyện.
Tình cờ đã lâu, tôi được đọc những đoạn cuối của câu truyện này trên fb. Khi đọc tôi đã thầm ngưỡng mộ và tự hỏi, không hiểu ông BS nào lại có sáng kiến hay như vậy, lồng kiến thức y học trong một chuyện tình để giải thích cho độc giả biết rõ ràng về một căn bệnh. Điều này không làm cho độc giả chán mà trái lại, ai cũng muốn đọc để biết được đoạn kết. Một cái hay nữa là kết cục rất bất ngờ khiến người đọc không thể đoán trước được. Theo ý tôi, đây cũng là một thành công của người viết truyện.
Cô Hồng Khanh kính thương! Cô đã nhìn thấu lòng của học trò, học trò viết câu chuyện lòng kiến thức y học. Bài nầy học trò viết trong bối cảnh từ nắm 2012 đến 2014 và đã đăng lên facebook cách đơn giản. Học trò phải viết lại tỉ mỉ để đăng lên trang web của trường vì biết thầy cô và anh chị sẽ đọc đến. Câu chuyện có phần hư cấu; nhưng chi tiết chữa bệnh là có thật, học trò may mắn chữa thành công bệnh này. Cảm ơn những lời góp ý tỉ mỉ của cô.
Câu chuyện thật lôi cuốn, hấp dẫn, một cuộc hẹn hò lý thú… Tác giả đã đưa người đọc từ tình huống này sang tình huống khác một cách nhẹ nhàng, tự nhiên. Hay lắm Châu Phương ơi! Chờ xem lần khám bệnh đặc biệt này, Bác sĩ nhà văn nhé!
Chị My Nguyen của đệ thân mến! Viết bài thì phải nghĩ đến người đọc, em sợ mất công anh chị bỏ thời gian vì bài khá dài. Cảm ơn chị không bỏ qua bài dài dòng của em, còn viết những câu quá ư là tình cảm. Cảm ơn chị nhiều lời nói của chị làm người em nầy thêm tự tin.
Chuyện càng ngày càng bí ẩn nhưng cũng thỏa mản một phần vì họ đã gặp nhau ,Châu Phương viết hay quá chờ đọi xem tiếp đây ,rất trông .
Cảm ơn chị họ đã theo dõi câu chuyện và viết phản hồi cho người em nầy. Vì biết thầy cô và những chị nhà văn của đệ đọc đến câu chuyện, nên em viết rồi phải đọc đi đọc lại cho hoàn chỉnh trước khi gửi, như vậy mới tôn trọng người đọc, nên mất thời gian.