Những ngày khó quên. (Kỳ III)
Những ngày khó quên là những bài ghi chép nhiều kỳ của anh Võ Châu Phương trong chuyến về thăm Việt Nam hồi tháng 5. Bài đầu tiên của loạt bài này khởi đăng ngày 15/6/2016, bài thứ hai ngày 25/6 và rồi biệt tích trên trang nhà. Hỏi thăm anh vì sao có sự trễ tràng, anh cáo lỗi do nghe tin anh Phú Thạnh ra đi khiến anh xúc động không thể viết tiếp được, nay tinh thần ổn định nên viết tiếp phần 3. Bài viết ghi chép những gì mà tác giả cảm nhận và thấy được, nhưng theo như sự thú nhận của VCP, thời gian qua anh bận nhiều trên facebook , cứ tưởng cách hành văn ảnh hưởng ít nhiều từ môi trường này khiến người biên tập hơi lo lắng nhưng cảm nhận lại thì không gì phải thay đổi. Hy vọng các bài sau sẽ hấp dẫn và có nhiều thông tin hơn, giúp độc giả hiểu thêm về quý thầy cô và các anh chị trang nhà(LM)
Phần III:ANH EM TÂM SỰ
Thời gian trôi qua thật là nhanh, về Việt Nam mới đây mà đã hơn ba tháng, những cuộc gặp mặt hôm nào với các chị các anh nay trở thành kỷ niệm, một kỷ niệm khó quên. Những hình ảnh, những lời nói còn đâu đó trong tôi xin viết lại như một câu kể để nhớ, để thương về những người chị người anh, tôi quý mến. Tôi nhớ sau những ngày ở quê Vĩnh Long để làm mộ cha mẹ và ông bà, tôi lên thành phố trước vài ngày để chuẩn bị trở lại Hoa Kỳ đồng thời cũng để dự sinh nhật chị Hoành Hà cũng là cái dịp gặp mặt các anh chị tham gia trong tongphuochiep-vinhlong. Vừa đặt hành trang trong phòng của khách sạn là tôi liền gọi điện thoại cho anh Lương Minh, chị Phi Rom như đã ước hẹn trước.
Anh Lương Minh nhận được điện thoại liền hỏi:
– Em đang ở đâu?
– Em đang ở khách sạn đường Phạm Ngủ Lão, ở đoạn đối diện với công 23 tháng 9.
-Anh đang ở gần chỗ em đó, em chuẩn bị đi, 10 phút anh đến; anh em ta đi uống cafe.
Để khỏi mất thời gian, tôi vẫn mặc bồ đồ đi từ quê lên và đi xuống đứng trước khách sạn để chờ anh tới mới đúng lễ của người em. Tôi về nửa tháng tư, hôm đó là đầu tháng năm trời đất đang vào hạ, khí trời oi bức, mọi người đều trông một cơn mưa rào mà không thấy, nay hẹn đi chơi với anh thì trời lại đổ mưa, mưa không lớn, mưa chỉ đủ để ướt áo, mưa đầu mùa mà nhỏ như thế nầy dễ bị bệnh lắm, ở quê người ta nói mưa gà- mưa vịt. Tôi đứng nhìn mưa và nghĩ chắc anh chờ mưa tạnh rồi mới đến, nào ngờ anh đội mưa mà đi. Tôi lên xe để anh chở, cùng dùng chung một áo mưa của anh. Anh chạy khoãng 5 phút dừng lại quán cafe có cái tên CAFE CỘNG. Thế là hai anh em vừa uống vừa tâm sự.
Nói về anh Lương Minh, tôi biết anh hơn sáu năm rồi, quen anh qua Trần Văn Bình giới thiệu trong một chuyến về thăm quê. Hai anh em biết nhau đã lâu, trao đổi với nhau nhiều thông tin, anh là người khuyến khích đở đầu cho tôi viết bài, nhưng thú thật anh em tôi chưa bao giờ gặp nhau, cũng giống các chị các anh của trang mạng biết nhau qua bài viết, biết nhau qua hình ảnh. Anh Lương Minh không khác trong hình mấy, khoãng sáu mươi tuổi, nước da ngăm đen, to khỏe trông rất phong độ, giọng nối ấm áp truyền cảm nhìn rất là thân thiện. Bấy lâu nghe nói anh Hoàng Hưng anh Hồng Lợi nổi tiếng một thời là đào hoa của trường Tống mà không nghe nói đến anh Lương Minh. Hôm nay gặp anh với dáng dấp nầy, phong cách nầy chắc anh cũng đào hoa lắm, lời nhận xét nầy không biết có đúng không(?).
Anh thấy tôi quan sát quán cafe một cách tỉ mỉ vì quán nầy có cách trang trí lạ mắt. Anh nói cho tôi nghe về cafe Viêt Nam một cách chi tiết như thầy dạy văn thuyết giảng một bài hay, nhiều chi tiết lắm tóm tắt như sau: Việt Nam là một trong những quốc gia trồng và xuất khẩu cafe có tiếng trên thế giới, nhưng phải nói ở Việt Nam cafe rất là phổ biến, không một quốc gia nào trên thế giới có nhiều quán cafe như nước mình, không nói đâu xa tại Sai Gòn cứ đi một đoạn thì thấy một quán. Anh phân tích nghệ thuật trang trí, tiếp khách của một số quán, một số nơi chủ quán không đặt nặng vấn để kinh doanh vì yêu nghệ thuật, có quán trang trí theo châu Âu, có quán trang trí theo lối cổ xưa; mỗi quán cho khách một không gian, thời gian riêng biệt, có những quán giúp cho người ta thư giãn, lấy lại sự bình lặng cho tâm hồn. Quán cafe là nơi gặp mặt của nhà thơ, nhà văn, nơi tiếp đón bạn bè trong kinh doanh, có bàn, có ghế , có nước uống có người phục vụ mà chẳng mất bao nhiêu tiền. Khi anh nói tôi lại liên tưởng đến tiết mục “ Quán cafe” của trang nhà, người nghĩ ra tiết mục nầy cũng hay nhằm phản ánh tính phổ biến quán cafe trong xã hội, đồng thời cũng quảng bá cafe quê mình và trang web tongphuochiep- vinh long thêm phần phong phú.
Tôi hỏi thăm anh về thầy cô anh chị và bạn bè tham gia viết bài cho trang nhà, anh vui kể cho tôi nghe, người tham gia viết càng lúc càng đông, người đọc mỗi lúc càng nhiều, có bạn ngày nào cũng vào vài ba lần ngày nào không xem qua thấy dường như thiếu cái gì đó. Anh nói với tôi:
– Em biết rồi đó viết bài cho trang nhà đâu có một ai nhận được tiền nhuận bút đâu, thế mà nhiều người nhiệt tình tham gia, không những cựu học sinh của trường mà còn rất nhiều tác giả không phải dân Vĩnh Long, cũng không liên quan gì đến trường Tống.
Anh nói đến đây tôi liên tưởng đến chú Phông Tâm, anh Một Lúa ( Nguyễn Thế Điền), anh Phú Thạnh, anh Trương Phú, chị Yên Dạ Thảo, người chị xuất khẩu thành thơ Phan Lương….và phải nói đến gia đình C đã bỏ nhiều công lao tham gia không ngừng nghỉ trạng mang mới được như ngày hôm nay.
Anh đang nói những cây viết, những người không viết nhưng ủng hộ về tinh thần cho trang mạng, rồi như anh chợt nhớ một điều gì quan trọng, anh liền hỏi tôi:
– Em có biết cô Hồng Khanh không?
Tôi trả lời anh:
– Em là thế hệ đàn em, không có cơ hội học với cô, em biết cô qua hình ảnh đăng trên trang nhà và đã đọc nhiều bài viết của cô .
– Em à, cô là người viết rất chuẩn, rất thật và viết với cả tấm lòng. Từ ngày cô tham gia cô bỏ ra rất nhiều tâm huyết cho trang mạng, thậm chí cô còn nhiệt tình hơn anh để lo cho trang nhà. Cô đề nghị mở thêm tiết mục BẾP ẤM đó em. Em hãy đọc những bài của cô em sẽ cảm nhận những điều anh nói.
Tôi chỉ trả lời đơn giản với anh như vậy, chớ anh không biết được tấm lòng của tôi quý mến và kính trọng cô như thế nào. Thú thật ở đây với anh chị bạn đọc của trang nhà, nghe nói cô rời trường Tống Phước Hiệp vào năm 1967, còn tôi bắt đầu đi học vào năm 1971 ở một trường xã xa xôi thì làm sao có dịp để học với cô, nhưng thú thật tôi đã đọc nhiều bài viết của cô, viết trên trang web nầy như “ Hội ngộ sau gần sáu chục năm” trong đó cô nói lên tấm lòng của cô đối người thầy cũ là cô Ngọc Điệp, những bài khác như: “ Quê mình quê người”, “ Chuyến bay định mệnh”, “Tình tự quê hương” một loạt bài “ Tìm về kỹ niệm thời ấu thơ” và những bài cô viết cho học trò. Có một bài cô viết, tôi đọc rồi cười một mình vì nghĩ cô đã đề cặp đến tôi; đó là bài “ Chúc mừng sinh nhật lần thứ ba của trang nhà” trong đó cô có đề cặp những bài thơ viết sai chính tả, vì trong trang nhà không có ai viết sai chính tả hơn tôi.
Hai anh em tôi bàn đến những bước tiến của trang web tongphuochiep-vinhlong, có thể nói trang mạng nầy xuất hiện muộn so với một số trang web khác nhưng phát triển không ngừng từ nội dung lẫn hình thức.
Rồi anh nhìn tôi một cách thân thiện và nói:
– Em thời gian này bận lắm phải không?
– Em cũng hơi bận nhưng cũng không đến đổi.
– Vậy thỉnh thoảng em gửi bài cho trang nhà tham cho vui.
Tôi thú thật với anh:
– Em bận trên Face book, ở đó có nhiều bạn cùng khóa với em.
Thế rồi anh phân tích cho tôi cái hay cái dở của FB và trang Web, những điều anh nói rất chân tình.
Tuy gặp nhau ngắn ngủi nhưng hai anh em trao đổi nhiều vấn đề, có dịp hiểu nhiều về nhau và để lại trong tôi một người anh đáng kính có nhiều kinh nghiệm về trường đời, nhiệt tình với mọi người. Chiều nay anh có công việc của anh, tôi cũng có hẹn với bạn, thế là anh em hẹn gặp lại sáng hôm sau.
( còn tiếp)
Bài và ảnh Võ Châu Phương
Rất tiếc là lâu lâu mới đọc được bài của Võ Châu Phương, bài viết hay thấm đượm tình người, Châu Phương đi đến đâu vẫn được mọi người quí mến như anh em một nhà…rất mong được đọc bài của em dài dài. Chúc sức khỏe. Chị Phi Rom
CHỊ PHI ROM THƯƠNG MẾN, ĐỌC NHỮNG LỜI CỦA CHỊ EM THẬT LÀ VUI. CHỊ EM TA GẶP NHAU TUY NGẮN NGỦI NHƯNG ĐỂ LẠI TRONG EM MỘT NGƯỜI CHỊ GẦN GỦI QUÁ Ư DỄ THƯƠNG. CHẮC DO CHỊ EM TA TRAO VỚI NHAU NHIỀU TRONG THỜI GIAN QUA NÊN ĐÃ CÓ CẢM TÌNH VỚI NHAU; LẦN ĐẦU GẶP MẶT MÀ NGỞ NHƯ NGƯỜI THÂN ĐÃ XA CÁCH LÂU NĂM BÂY GIỜ GẶP LẠI. THỜI GIAN NGẮN QUÁ LỜI NÓI KHÔNG ĐỦ NỔI LÒNG NÊN ĐÃ ÔM CHỊ CŨNG NHƯ CHỊ HOA ĐĂNG VÀO LÒNG, PHẢI NGƯỜI EM NHỎ CON THÌ ĐÃ NGÃ VÀO LÒNG CỦA HAI CHỊ RỒI. THẬT LÀ THƯƠNG LÀM SAO NHỮNG NGƯỜI CHỊ KÍNH MẾN.
Chị đọc bài em rồi, ngóng cổ chờ bài kế tiếp.
Em viết chân thành dễ thương, tự nhận mình có lỗi chính tả, không sao đâu, em chịu khó tra Tự điển tiếng Việt thêm, sẽ sớm khắc phục mà, hi hi. Thân mến.
CHỊ HẠNH KÍNH MẾN, TRONG HÌNH THẤY CHỊ HIỀN, GẶP BÊN NGOÀI THẤY CHỊ RẤT HIỀN VÀ PHÚC HẬU. GẶP ĐƯỢC CÁC CHỊ TRONG GIA ĐÌNH C VUI QUÁ, CÁC CHỊ THẬT LÀ GẦN GỦI, AI NẤY VUI VÀ NHIỆT TÌNH, CHỊ ĐỨC TÍNH SAO CÓ GIỌNG NÓI THẬT LÀ NGỌT. CHO EM KINH LỜI THĂM HẾT CÁC CHỊ.
Võ Châu Phương “có tật nên giật mình” chứ cô đâu cố ý nói riêng về em đâu, cô chỉ nói chung bởi vì cô cũng là người bị những lỗi chính tả về dấu “hỏi” và dấu “ngã” mà cô đã “thú thật” trong bài viết. Mục đích của cô là chỉ muốn bày tỏ để mong có anh chị em hoặc một bạn đọc nào đó, có tay nghề vững nhận chức “thày Cò”, sửa dùm lỗi chính tả cho tất cả các bài viết trước khi được cho đăng. Tiếc thay, đến bây giờ cũng chưa có ai chịu “ăn cơm nhà, vác ngà voi” để nhận chức vụ quan trọng này.
Về phần cô, từ khi được cô em dâu gởi tặng cho cuốn Tự điển Việt Nam bỏ túi nên đã làm ít lỗi hơn khi viết bài, tuy là hơi mất công một chút vì phải lật tự điển để tra cứu.
Cám ơn VCP đã viết rất bao quát về trang nhà, quá trình cũng như các hoạt động của trang hiện tại, giới thiệu các thành viên v..v..nhờ đó mà các bạn đọc cũng như các anh chị em cựu TPH có cái nhìn khái quát về trang mà mình mới làm quen. Hy vọng VCP ngoài những bận rộn về công việc của một người thày thuốc, lại phải chăm lo cho trang fb của mình, vẫn tìm được chút thời giờ dành cho trang nhà và nhờ đó các anh chị em trang nhà được tiếp tục thưởng thức những bài viết rất hay và chân tình của một cộng sự viên ở phương xa.
Cô Hồng Khanh kính mến! Em rất vui và cám ơn cô đã viết phản hồi cho bài viết.
Qua những lời góp ý của cô thấy được tấm lòng của người thầy đối với trường xưa học trò cũ. Quả thật như anh Lương Minh nói với em cô rất quan tâm cho trang mạng.
Em chưa có dịp học với cô, cũng chưa gặp cô, nhưng các thế hệ đàn anh đã từng học với cô nên cô hãy nhận người học trò nầy luôn. Học trò nói chắc cô không tin, khi trang mạng của trường tiến lên một bước là học trò vui lắm. Thú thật học trò cũng bỏ nhiêu tâm huyết cho những trang mạng của trường, ngoài viết bài còn góp ý. Trước đây mỗi tuần chị Phi Rom phải viết tổng kết lấy tên là Bác Đạt, nhiều người không có thời gian, đọc bài của chị mới nắm được khái quát sinh hoạt trang nhà. Học trò yêu cầu trang nhà nên làm cột tác giả để dễ theo dõi, ngay sau đó trang nhà đã chỉnh sữa, các lúc càng hoàn thiện như bây giờ. Không làm cho Bác Đạt viết tổng kết nữa mà nhìn cột bên trái biết tất cả những sinh hoạt của trang nhà. Nghe lời của cô, học trò siêng năng hơn sẽ tham gia nhiều để góp tiếng nói chung với anh chị thầy cô. Học trò chúc cô luôn mạnh khỏe và đồng hành cùng chúng em.
Dữ ác mới đọc được phần 3 NHỮNG NGÀY KHÓ QUÊN của Võ, hãy tiếp tục phần đông vui nhất tiếp theo . Cảm ơn Võ Châu Phương luôn nhớ về những người thân quen ở quê nhà.
Chị ạ! Xa rồi mới thấy nhớ, bây giờ lại thèm con cá tai tượng cuốn bánh tráng. Em sẽ viết nhanh phần còn lại. cám ơn chị theo dõi đọc và còn viết phản hồi cho bài viết em. Chúc chị vui khỏe, sáng tác khỏe.