DỰ LỄ CÚNG ĐÌNH HỒI LONG
Anh Lương Minh mời tôi về Vĩnh Long họp mặt kỷ niệm sinh nhật anh Hòang Hưng. Anh Hòang Hưng thì khuyên tôi đi dự lễ hội cúng đình Hồi Long, chắc anh không hay tôi được mời đi sinh nhật.
Chín giờ sang, tưởng đâu đã trưa cúng đình đã xong , không ngờ lúc này là thời gian bà con đi cúng đông nhất . Bà con nông dân tranh thủ thăm ruộng về, còn người buôn bán đã tan chợ sớm, dân các xã lân cận cũng vừa đến nơi kịp cúng.
Sau phần cúng tế với trống kèn nhạc lễ đầy đủ đến phần tạm nghĩ giải lao. Lúc nầy trong “võ ca” càng thêm tình cảm và ấm cúng . Từng nhóm bà con tay bắt mặt mừng , hỏi thăm chuyện làm ăn mua bán của nhau, bàn chuyện trùng tu ngôi đình , hỏi thăm tình hình con cái..
Qua bữa cơm thân mật có phần thịnh sọan, tôi xin phép được hầu chuyện với Ban Hội hương của Đình . Với tài liệu thu thập cần bổ sung thêm, ông Trương Văn Khâu, hội trưởng đã trình bày lịch sử phát triển của đình Hồi Long : Đình trước kia là ngôi miếu hoang nằm trên gò đất cách vàm rạch Gò Ân ( Rạch Dầy ) khỏang 300m. Sau thời gian dài, đến năm 1825 người dân khu vực tín ngưỡng thờ cúng xây dựng đơn sơ gỗ tạp, lợp lá nhưng chưa đặt tên đình vì làng chưa được thành lập. Ít lâu sau nhờ sự đóng góp của nhân dân ngôi đình được xây dựng khang trang trên nền đất hiến tặng của cụ bà Nguyễn Thị Sáu ( vợ ông Huyện Lễ ) Bà hiến đến 30 mẫu đất. Ngôi đình có qui mô hòanh tráng , có tường gạch bao quanh, có cổng đình bề thế hướng ra sông Măng Thít. Trong đình có bình phong , công trình chính có đủ võ ca, võ qui, chánh điện có cột bằng danh mộc, mỗi cột đình bề vòng bằng cả người ôm ( di tích còn lại là những viên tán đá lót dưới chân cột đình nằm rải rác ở sân đình hiện nay. )
Năm 1945, đình là nơi họp của Ủy ban kháng chiến xã Tân An Luông , là nơi tổ chức lạc quyên “ Tuần lể vàng “ đây cũng là phòng phổ thông đầu phiếu bầu Đại biểu Quốc hội khóa I năm 1946.
Biết giặc Pháp có ý đồ chiếm lấy đình để làm nơi cư ngụ tiến công phe kháng chiến . Năm 1948, chính quyền CM buộc lòng thiêu hủy ngôi đình ( đốt cháy trong 7 ngày, 7 đêm mới xong )
Nói về sắc phong thần hòang , sau khi có ngôi đình khang trang , chức sắc trong làng đã dâng sớ về triều đình Huế xin sắc phong. Ngày 29/11/ 1853 âm lịch, nhằm ngày 8/1/1854 dương lịch, năm Tự Đức thứ 5, triều đình Huế đã ban sắc phong thần cho đình thành hòang Hồi Long là Quảng Hậu Chánh Trực Hựu Thiên.
Trong những năm kháng chiến sắc thần đựơc tạm thời gởi tại nhà ông cai tổng Nguyễn Hữu Chương . Sau hòa bình lập lại, năm 1954 Ban Hội hương đã vận động cất lại ngôi đình cũng bằng cây lá tạm bợ. 10 năm tiếp theo, đình lại phải dở bỏ Ban hội hương đành phải mượn nhà dân thờ cúng như trước ( lúc này chiến tranh ác liệt khó vận động xây dựng , khu vực đình lại kém an ninh )
Sau ngày Miền Nam giải phóng, các bậc tiền bối trong Ban Hội hương ngày một già yếu trong khi ngôi đình xuống cấp trầm trọng ( đình hiện nay được cất tạm thời vào năm 1972 có chính quyền cũ hổ trợ)
Mãi đến những năm 90 , đình thần vẫn còn ọp ẹp xuống cấp, không khí cúng lễ quạnh hiu, không còn rộn ràng đông vui như xưa.
Gần đây được sự quan tâm của chính quyền địa phương , Ban Hội hương mới được thành lập gồm 17 vị , có quyết định công nhận của UBND xã Tân An Luông. Ban Hội hương đã mở cuộc vận động quyên góp kinh phí trùng tu ngôi đình, từ tháng 4 đến tháng 8 /2015 đã vận động được 150 triệu đồng . Đã xây dựng lại nhà khói cấp 4, hai ngôi miếu , 1 bàn thờ thần nông , 1 đài liệt sỹ, 1 bia ghi công đức. Ban Hội hương đang tiếp tục kêu gọi nhân dân ủng hộ đóng góp để tu sửa tòan bộ mái đình, do có nhiều chỗ bị dột nát .
Do có việc, tôi xin phép ra về lúc giữa trưa, trời còn nắng gắt. Từ dốc cầu Rạch Dầy đi xuống , vẫn thấy lác đác bà con đi cúng lễ. Trên tay ai cũng khệ nệ lễ vật “ Cây nhà lá vườn” nét mặt mọi người vui tươi với đầy niềm tin và mơ ước .
bài và ảnh Nguyễn Gương
Xe của khách thập phương cúng đình tràn ra bên hông đình và sân trường Mẫu giáo kế bên
Rất cám ơn anh Nguyễn Gương đã viết rất chi tiết về buổi lễ cúng đình Hồi Long,làm cho những kỉ niệm thuở ấu thơ chợt ùa về trong em với bao nổi nhớ về Cầu Mới không nguôi !
Nghe lại việc cúng đình, lớp tuổi 60 trở lên của chúng tôi
nghe nhớ lắm một lễ hội văn hoá – nhớ ơn những bậc tiền nhân
có công với dân với nước.
Cám ơn Nguyễn Gương nhiều. Cầu Rạch Dầy là cầu Gò Ân hay là cầu khác?
Anh có tuổi rồi mà hỏi em sao? Theo ý kiến của mấy ông cụ thì cầu Gò Ân khi có chợ Gò Ân, khi dời chợ về Cầu Mới thì người ta gọi là Cầu Rạch Dầy ( nơi có truyền thống đóng xuồng ghe , tam bản nổi tiếng khắp vùng Nam Bộ )
Kỳ sau sẽ viết bài ” CẦU MỚI – GÒ ÂN – NƯỚC XOÁY ” chắc sẽ làm rõ hơn nữa . Thăm Anh!
Nguyễn Văn Gương.
Tưởng vô phía trong một chút mới gọi là Rạch Dầy.
Bài viết hay , tư liệu tương đối đầy đủ vì trực tiếp , mong đọc những tư liệu mới trong bài tới của Nguyễn Gương để nắm rõ hơn lịch sử phát triễn chùa miếu cùng tập quán cúng đình của bà con ta xưa và nay . Hoành Châu (Gia đình C ) .
Chắc phải phải lâu lâu mới viết một bài nữa quá. Hỗm nay cứ viết biên khảo chuyện xưa thấy người bỗng già thêm. Phải làm một vài bài thơ tình cho tâm hồn trẻ lại mới được. Nếu không chắc phải trơ thành ông già chuyên môn biên khảo đình chùa hết thanh xuân tâm hồn nó cũng già .Ít ra làm thơ tình để thấy đời nó còn phơi phới sao đó mới trở lại biên khảo,được. N
Hồi nhỏ em cũng có ấn tượng như anh. Còn hai cháu bé học Tiếng Việt viết Tiếng Việt phải nói là kỳ công. Vì anh nhớ chợ ta có gia đình Hoa Kiều nào làm được như vậy đâu .Lớn lên nhà nào cũng có con hút chích nữa kìa.