Vu Lan đọc thiền của Quách Đào
Người đời thường chọn một trong hai nẻo đạo và đời. Nếu ngoài đời lục dục thất tình còn đeo thì làm thơ tình thoải mái, còn đã tu rồi thì chỉ có một nẻo thơ thiền như Phạm Thiên Thư (sau khi dứt thơ tình). Quách tiên sinh luyện được “Lưởng nghi thần công” nên đạo đời gì cũng thông cả. Đọc kinh Phật vẫn thấy Hương, nhìn Hoa vẫn ngộ thiền (SOS)
Vu Lan đọc thiền
1/. Rằm tháng bảy,
Một mình buồn.
Tay lần theo gáy sách
Bất chợt gặp Bồ Đề Đạt Ma.
2/. Bồ Đề Đạt Ma Tuyệt Quán Luận
Đệ nhất ngữ:
” Phù đại đạo xung hư
U vi tịch quảng.
Bất khả dĩ tâm hội,
Bất khả dĩ ngôn thuyên!”
Ngã vân: Phù, Lý Nhĩ!
3/. Đệ nhị ngôn:
” Vân hà danh tâm?
Vân hà an tâm?
– Nhữ bất tu lập tâm,
Diệc bất tu cưỡng an,
Khả vi an hỉ.”
Ngã vân: Phù, Kim Cang!
4/. Áo vàng em rủ bụi đường sang
Hương tỏa miên man một lối tràn.
Phù hoa cỏ!…
Ngã vân: Hồ, nhan nhan.
28/8/2015
QUÁCH ĐÀO
Hèn lâu mới mới thấy bài viết của anh. đây là tập giới thiệu bài của sơ tổ thiền đông độ. Hồi xưa An Tiêm có ấn hành bản < sáu cửa vào động thiếu thất> theo dịch giả Trúc Thiên, thì chỉ có bài < An tâm luận> có thể, có thể là của chính sơ tổ, còn sáu bài còn lại có lẽ nhiều vị được đưa vào. Riêng theo sơ kiến của tôi, ngài có 1 bài kệ truyền pháp cho Huệ Khả, trước khi đạp cọng sậy bên bờ nước vượt biển về tây thiên. Theo khẩu khí truyền tụng, thì bài An tâm luận có lẽ củng không phải từ chính miệng của sơ tổ, dường như chỉ đúc kết lại ý sơ tổ thành bài tụng đọc thôi.
Chút ý cùng anh chỉ cho vui thôi.
Quách Đào , đến nay các bạn trang nhà mới được thưởng thức tác phậm “độc ” đây
, những ai đang dừng lại cánh cửa lưỡng nghi đều nghĩ những điều này không ?
,,,,,Tà đến thì chánh độ
Mê đến thì ngộ độ
Ngu đến thì trí độ
Ác đến thì thiện độ ,,,,,,,,,
,độ như thế thì gọi là chân độ , phải không thiền môn ? á quên , thiền sư chứ ,, Chúc vui ,
Hoành Châu ( Gia đình C )
Chở “Bồ” đi chơi gặp vợ là: Đụng độ.
Mê đá banh thua hết tiền là: Cá độ
Còn nhậu sỉn lái xe bị CS thổi là: Có độ.
…Phải vậy hong Quách Tiên sinh, Nhiếp ảnh gia Trương Phú và nữ sĩ Hoành Châu ???
Kính anh Phú Thạnh, Hoành Châu,
Cờ bạc, hút sách, rượu chè, trai gái… tui có đủ hết trơn mà anh cho có ba độ, độ thứ tư bỏ đâu giờ? Từ hôm ở Chợ Lách, được … thanh kiến cùng anh, đến giờ còn tiếc!
Kính anh Trương Phú,
Đúng như anh nói, nhiều học giả vẫn cho rằng ” Sáu cửa vào động Thiếu thất ” là tác phẫm của người đời sau, không phải của Sơ tổ. Tuy trong đó có phần nói về Nhị chủng nhập hay Tứ hạnh được Tục cao tăng truyện và Cảnh đức truyền đăng lục xếp vào phần ngôn thuyết của Tổ. Còn Thiếu thất Lục môn ( Shoshitsu Rokumon ), xuất hiện ở Nhật vào thời Tokugawa ( in lại trong Đại chính tân tu Đại tạng kinh, quyển 48 thì không hề thấy xuất hiện ở Trung quốc, mặc dù thiền phong cúa Thiếu thất Lục môn rất thâm sâu.
Riêng bản Tuyệt Quán Luận nầy chỉ mới được phát hiện khi khai quật di chỉ Đôn Hoàng. Tại đó, người ta gặp cùng 6 bản bằng chữ Hán mà trong đó, D. T. Suzuki đã san nhuận ít nhất là 4 bản và xác nhận đây chính là di cảo của Sơ tổ. Suzuki nói điều nầy từ những năm 1936, 1937…mà không biết vì sao học giả Trúc Thiên, một học giả uyên bác về Phật giáo, từng dịch hai quyển Thiền luận ( thượng và trung ) của Suzuki lại không nói tới? Tiếc rằng lúc còn được gặp Nguyễn Minh Tâm, tôi lại không biết chuyện nầy để thưa hỏi. Giờ thì đành chịu! Vài ý cùng anh, cũng như anh nói để vui thôi. Kính chúc anh khoẻ.
Cám ơn Quách Đào vì các bạn mà dẫn giãi, nhờ nhắc mới nhớ, Suzuki cũng như cụ Trúc Thiên có nhắc đến trong tác phẩm nào đó, đã có đọc mà tôi quên. Cám ơn anh