Những ngày vắng trang

Ngày đăng: 8/08/2015 10:00:00 Chiều/ ý kiến phản hồi (15)

Hoàng Hưng xa trang khá lâu, nhiều đọc giả hâm mộ thường viết thư cho Sãi hỏi thăm về hành tung của ông này. Đáp lại thạnh tình của anh chị em, trang nhà đã nhờ HHg tường trình về những việc đã qua với anh và HHg đã viết như thế này.

Đứa em Út từ Việt Nam vừa đến Mỹ, sau một tháng ở Arizona, tôi khuyên em về Cali đi học nghề và thi bằng lái xe bên đây luôn. Tôi hy vọng xin cho em vào làm hảng ngày xưa tôi đã làm bên Cali. Hãng đang có rất nhiều việc làm, năm rồi ký hợp đồng với một hảng bên Úc, năm nay ký thêm hợp đồng với một hãng bên Canada. Việc làm quá nhiều công nhân phải làm thêm ngày Chúa nhật. Nghe lời tôi, em về Cali và mấy ngày sau thi đậu phần lý thuyết về lái xe. Tôi lại gọi em nên quay về Arizona, tập cho em lái xe. Sau mấy ngày em lái tạm được, tôi chở em về Cali thi lấy bằng lái.

Chạy gần ba tiếng, qua ranh giới tiểu bang Arizona và Cali đến thành phố Blythe. Tôi nghĩ Blythe là thành phố cuối cùng của Cali, sát ranh giới Arizona không đông dân, không phải đứng sắp hàng lâu. Tôi ghé vào Blythe sang tên cho em chiếc xe đời 2009 cũng còn tàm tạm và xin cho em thi lái luôn. Chỉ ba mươi phút sau có bảng số xe mới, xe từ tiểu bang Arizona trở thành xe của tiểu bang Cali. Bảng số xe mới Z962166 cộng lại bù. Lúc mới mua ở Cali mang số 6GNU833 cộng lại cũng bù.

Khoảng mười phút sau nhân viên sở lộ vận bảo tôi đem xe vào đậu trước cửa sở lộ vận, họ sẽ cho đứa em thi. Vừa đem xe vào chổ đậu, người giám khảo bước tới, bảo tôi đưa coi giấy bảo hiểm xe. Coi  giấy bảo hiểm xong, người giám khảo bảo tôi nói với đứa em bước vào xe. Đứa em vào xe ngồi xong, giám khảo nói với tôi, phải giải thích cho đứa em hiểu, người giám khảo sẽ bảo, chạy tới, quẹo trái, quẹo phải, vào lề đậu lại. Giải thích xong, người giám khảo nói, lần này chỉ dịch cho đứa em nghe, không được dùng tay để chỉ. Nói với đứa em chỉ cho giám khảo biết nút mở đèn, nút mở để tan sương, đạp thắng, ra dấu bằng tay quẹo trái, phải. Hỏi xong, người giám khảo đi qua phía tay phải bước vào xe, kêu đứa em chạy. Khoảng mười phút sau đứa em chạy về, người giám khảo kêu tôi lại, ông nói, chạy ra đường đứa em quẹo phải quá gắt, xe chạy quá sát lề đường, chạy quá chậm, khi chờ quẹo trái, không ngừng xe lại hẳn, chỉ chạy chậm lại rồi quẹo luôn, ông không thể chấm đậu. Tôi cũng nói tiếng cám ơn với ông đã giúp cho đứa em thi. Ông nói, về nhà ráng tập thêm, kỳ tới thi phải đóng tám đô.

Tôi kêu đứa em bước xuống qua phải ngồi, nói cho em nghe những lời của vị giám khảo nói và chạy về Cali. Về tới thành phố Pomona, ghé thăm chú Một quê Tam Bình. Trước khi đứa em về Cali, tôi gọi điện thoại nhờ chú Một giúp dùm những bước ban đầu. Chú đã chở đứa em đi Costco mua sắm, lần đầu chú trã tiền hết. Chú chở đứa em đến một văn phòng luật sư, văn phòng của vị luật sư này thường xin dùm cho những người mới đến Mỹ những giấy tờ cần thiết. Ông đã xin được cho đứa em thẻ bảo trợ y tế.

Hôm sau tôi chở đứa em đi xin trợ cấp thực phẩm. Đến nơi xin đơn, điền đơn, nạp vào đợi kêu phỏng vấn. Khi được gọi vào phỏng vấn, tôi nói, hai vợ chồng đứa em cùng với đứa con trai mười lăm tuổi vừa đến Mỹ, người bảo trợ đã lo đầy đủ, chổ ở, thực phẩm. Đứa bé mười lăm tuổi ăn khỏe quá, mới ăn buổi chiều, tối vẫn còn than đói bụng. Cô làm ơn cho tôi xin phiếu trợ cấp thực phẩm cho đứa bé được không?  Người phỏng vấn gật đầu nói được, bảo tôi ra ngoài ngồi chờ, chút nữa có người khác gọi vào, sẽ cho biết mỗi tháng sẽ nhận được bao nhiêu tiền để mua thực phẩm.

Ra ngoài ngồi đợi khoảng hai mươi phút, một cô khác bước ra gọi vào phòng của cô. Bước vào phòng, trên bàn có hai chữ Thu Nguyễn. Phía sau bàn có treo bản đồ hình chữ S bằng gổ. Trên bản đồ chỉ ghi tên ba địa danh của ba miền. Tôi hỏi cô, trên bản đồ có ba chữ chỉ ba thành phố lớn của nước Việt. Chữ nào trên bản đồ là nơi cô được sinh ra hay gần nơi cô được sinh ra nhất. Cô Thu trả lời, Sài Gòn là nơi cháu được sinh ra. Tôi hỏi tiếp, nơi nào ở Sài Gòn, cô Thu trả lời, nhà cháu gần Thảo cầm Viên. Đứa em ngồi kế bên nói, bản đồ này không có “hai chấm,” bản đồ mới ở Việt Nam bây giờ đều có “hai chấm.”  Cô Thu hỏi “hai chấm” là gì? Tôi giải thích “hai chấm’ cho cô nghe. Sau khi nghe tôi giải thích, cô hỏi, vậy bây giờ làm sao? Tôi trả lời cô, có giải pháp tốt nhất, Công Pháp Quốc Tế.

Cô Thu trở về công việc, cô cho biết mỗi tháng đứa cháu được trợ cấp một trăm chín mười bảy đô. Bây giờ lên lầu nhận thẻ, cày số mật mã vào thẻ. Vào ngày tám tây mỗi tháng tiền sẽ vào thẻ. Cám ơn cô Thu, tôi và đứa em lên lầu nhận thẻ.

Nhận thẻ xong, trên đường lái xe về nhà, tôi nghĩ, tật dê, tật tham đều khó bỏ. Không phải tôi tốt lành gì, chỉ xin phiếu trợ cấp thực phẩm cho đứa bé, không xin cho hai người lớn. Lợi tức của đứa em thứ sáu làm giấy bảo lảnh cho đứa em út khá cao, không thể xin được bất cứ trợ cấp nào. Tôi chỉ đoán có thể xin phiếu trợ cấp thực phẩm cho đứa bé mười lăm tuổi. Trợ cấp về y tế cũng vậy, nếu không có thằng bé mười lăm tuổi cũng không xin được cho hai người lớn. Còn tật ăn mày nước Mỹ, chắc còn làm những người đại trí thức Mỹ gốc Việt không hài lòng.

Trở lại Pomona thăm tiếp những người quen ngày xưa quê Vũng Liêm. Sau đó đưa đứa em về nhà, tôi chạy qua quận Cam. Đến quận Cam khoảng gần sáu giờ chiều, gọi Mỹ Phước không có ở nhà, chắc Mỹ Phước đi tập thể dục. Một lần người bạn gọi tôi vào buổi sáng, hỏi tôi đang làm gì. Tôi nói, đang đi bộ. Người bạn nói đi bộ rất tốt, nhưng có một cách cũng khá tốt. Mỗi ngày ngủ đầy đủ, ăn tạm đủ, nhiều rau ít thịt cá, lạy Phật đúng cách một trăm lẽ tám lạy, sống thanh thản, cũng ít bệnh tật lắm.

Gọi Mỹ Phước không được, gọi Tống Ngọc Điệp, hẹn Điệp tại quán bánh cuốn Tây Hồ. Ăn bánh cuốn xong, gọi xem cô Dung có nhà không. Cô Dung nghe điện thoại và cho biết đang ở nhà một mình, tôi đề nghị Điệp chạy xe của Điệp về cất và cùng đi chung xe đến nhà cô Dung. Chạy đến đoạn gần cuối, đậu chờ quẹo mặt về hướng nhà cô Dung, còn hai chiếc cuối cách cũng xa xa, tôi vẫn chờ cho hai xe chạy qua mới quẹo mặt. Ngọc Điệp chê tôi chạy xe nhát quá, tôi cười, tại chạy xe ở một thành phố nhỏ có nhiều bà Mỹ già, nhường cho mấy bà Mỹ quen rồi. Chạy xe đừng để cho mấy bà Mỹ già giựt mình, đạp thắng gấp tốt hơn.IMG_1798

Đến nhà cô Dung khoảng mười lăm phút, Thạnh, con út cô Dung chạy xe đạp về tới. Hỏi thăm Thạnh và hỏi đến chuyện vợ con, Thạnh bước trở ra dẩn chiếc xe đạp vô, Thạnh nói, vợ em nè. Thạnh bảo tôi cầm thử chiếc xe đạp của Thạnh, tôi đoán chiếc xe đạp rất nhẹ, khi tôi nhấc lên, chiếc xe đạp nhẹ hơn tôi nghĩ. Cô Dung nói, chiếc xe đạp này hơn hai chục ngàn đô. Tôi nói, vậy là mắc hơn chiếc xe hơi Toyota Corola. Ngày xưa ở Vĩnh Long một ông chủ lò gạch có chiếc xe đạp trị giá mấy lượng vàng, chiếc xe đạp của Thạnh còn mắc hơn nhiều.

H4

Từ trái qua phải: Phương Loan, Cô Dung, Đặng Huệ, Hoàng Hưng, Tống ngọc Điệp

Tôi gọi Đặng Huệ hẹn ăn sáng khoảng mười giờ tại cơm tấm Thành. Sáu giờ sáng hôm sau tôi lại đổi ý, gọi Huệ đi uống cà phê trước, sau đó mới đi ăn sáng. Huệ đồng ý và Huệ chọn quán cà phê. Huệ chạy đến quán cà phê, gọi về, tôi nói với Huệ, đợi tí, cô chưa đi không dám hối. Cô vẫn còn ngồi ở phòng khách, chưa thấy cô có dấu hiệu ra đi, tôi và Điệp vẫn ngồi chờ cô. Một tí sau cô nói, chắc cô đi không được, Như, con dâu của cô gọi đến, Như sẽ chở đến hai đứa con nhờ cô giử dùm. Tôi và Điệp vừa bước ra ngoài, Như cũng vừa chở hai đứa con đến. Tôi bước vào trong nói cô đi ăn và chở hai đứa cháu nội đi luôn. Tôi chạy đến cơm tấm Thành, gọi cho Huệ chạy lại cơm tấm Thành ăn sáng, ngồi quán cà phê, nói chuyện trời trăng mây gió, hai bé sẽ chán lắm. Huệ đến gọi dỉa cơm tứ bửu, ăn rồi Huệ nói cơm tấm Thành không ngon bằng cơm tấm Thuận Kiều ăn với cô 9 kỳ rồi. Ăn sáng xong Huệ đi họp, tôi đưa Điệp và cô về nhà, sau đó tôi chạy trở lại Phước Lộc Thọ mua dầu xanh, thuốc, sửa Ensure. . gởi về Việt Nam dùm cho bạn của cô 9.IMG_1803

                         Chời!  Tưởng Tứ quý là Nghiêu, Sò, Ốc, Hến

Cô 9 thường gọi bạn là mẹ Thi, tôi cũng bắt chước gọi theo. Mẹ Thi là mẹ của Thi, tôi và cô 9 cùng gọi như vậy, không biết ý nghĩa có khác nhau không?  Có lần mẹ Thi kể cho tôi nghe, ngày xưa ba là Thượng sĩ thường vụ đại đội xe bồn. Tôi nói, ngày xưa phải biết đến xin ba. Mẹ Thi nói, xin ba xăng hả? Tôi nói, xin xăng là chuyện nhỏ. Mẹ Thi hỏi, chuyện lớn là gì?

Hơn mười hai giờ trưa gởi hàng dùm mẹ Thi xong, tôi gọi thiếu tá Se (Có lần tôi đã kể chuyện đánh lộn với nhà thơ Đại Úy, sau đó nhờ Thiếu Tá Se giải vây dùm)  tôi nói, em đang ở ngay Phước Lộc Thọ, em không dự trù được thời giờ, bây giờ mọi chuyện em đã làm xong, em muốn biết anh có ở nhà không, em chạy đến thăm anh. Thiếu tá Se nói, em ở đó đi, khoảng hai mươi phút anh chạy đến. Hai mươi phút sau Thiếu tá Se lái chiếc BMW mới cáo đến, bảo tôi lên xe, ông chạy đến một quán khá lớn, ngồi trong quán nhìn qua bên hong MilesSquarePark. Quán trang trí khá đẹp, tất cả là ghế da cùng kiểu cùng màu, lúc đó khoảng một giờ trưa nhưng số thực khách trong quán không hơn mười phần trăm số ghế trong quán. Tôi đoán quán này chắc khá dở. Thiếu tá Se giới thiệu quán này của một tay Không quân cùng căn cứ, quán này yên tịnh, mình có thể ngồi đây nói chuyện thoải mái. Hơn bốn mươi năm không gặp, tôi vẫn nhìn ra nét quen quen của người chủ quán. Thiếu Tá Se nói, anh ăn chay, quán này cũng có bán đồ chay. Tôi nói, em cũng thường ăn chay, nhưng đến quán, ngay cả đến chùa em cũng không ăn đồ chay của quán, của chùa, em ngại nguyên liệu để nấu đồ chay sản xuất từ một nước lớn ở Á Châu. Thiếu tá Se hỏi, đi chùa em không ăn chay, em ăn gì. Tôi nói, em ăn xôi. Chùa em thường đi, mỗi rằm có ít nhất ba Phật tử mang ba loại xôi khác nhau đến chùa.

Ngồi nhắc chuyện ngày xưa với Thiếu tá Se đến ba giờ, Thiếu tá Se nói, bây giờ mình đi, anh chở em xuống biển chơi. Tôi nói với Thiếu Tá Se, anh chở dùm em trở lại Phước Lộc Thọ lấy xe, em mang chiếc xe qua cho đứa em từ Việt Nam mới qua. Em dự trù thăm anh xong, em chạy qua vùng Rosemead thăm vài người cùng quê ngày xưa. (Cô ba Tân Nguyên, Sú Quang, chú hai Châu cùng xóm với Phan Lương ngày xưa) Sau đó về Pomona ngủ, mười giờ sáng hôm sau đón xe đò Hoàng tại Ontario Mill lúc mười giờ và về Arizona. Cô Hiệu Trưởng trường Trung học Tống phước Hiệp ngày xưa muốn em tối nay trở lại ngủ ở nhà cô, sáng mai người bạn chở ra bến xe đò Hoàng tại chợ ABC lúc 8 giờ sáng. Bây giờ không chạy qua Rosesmead kịp, phải chạy về Pomona trả xe, giờ này chạy về Pomona rất kẹt xe, nhưng cũng phải đi.

Đường từ Phước Lộc Thọ về Pomona khoảng ba mươi hai miles, nhưng phải chuyển qua ba xa lộ, và chạy ngang một xa lộ nhỏ, giờ đông xe phải mất hai tiếng mới về đến nhà. Vừa chạy về tới nhà, Thiếu Tá Se gọi điện thoại đến. Tôi nói với Thiếu Tá Se, anh năm nay bảy mươi lăm tuổi, cùng tuổi với nhà văn Chu Tấn, trông anh còn phong độ hơn nhiều, nhưng hồi nảy em lại quên chụp hình anh. Chắc nhờ ba đứa con anh đều thành đạt cao, anh ăn chay lạt và đời sống thanh thản. Tiếp tục nói chuyện bằng điện thoại khoảng một tiếng nữa, đứa em thứ sáu đi làm về, nhờ em chở đến nhà cô Dung.

Rất tiếc không phải là ngày cuối tuần, không dám gọi nhiều bạn tới, nhất là có Ngọc Bích, nghe kể chuyện tiếu lâm. Tí sau Đặng Huệ và Phương Loan đến. Chỉ có bốn học trò với cô Dung, buổi họp mặt nhỏ cũng kéo dài gần mười hai giờ khuya. Thạnh, con cô đã đi ngủ từ lâu, vì bốn giờ khuya Thạnh cùng nhóm bạn chạy xe đạp trên đoạn đường một trăm miles. Nhà cô có năm phòng đủ cho năm người, mỗi người một phòng. Điệp ngại đi ngủ trể, ngày mai sẽ ngủ quên. Tôi nói với Điệp, dù ngủ trể, ngày mai tôi vẫn thức đúng năm giờ. Khoảng năm giờ tôi thức dậy, tắm rửa, vệ sinh xong, đợi gần sáu giờ gọi Điệp dậy, và đến gọi Huệ. Chỉ mười lăm phút sau Điệp xuống xe, chờ hơn nữa tiếng chưa thấy Huệ xuất hiện. Điệp trở vô tìm Huệ, không tìm thấy Huệ, trở ra Điệp nói, nhà tối thui, không thấy chị Huệ ở đâu. Tôi trở vô, đi ra ngả sau, vòng qua mở cửa bên hong, định kêu Huệ ra cửa trước, tôi đóng cửa trước lại, đi ra bằng cửa hong. Đứng đợi một chút Huệ xuất hiện, tôi hối Huệ đi, Huệ nói, phải nói với cô một tiếng. Tôi đoán, khi Huệ nói cho cô biết chúng tôi ra đi, cô sẽ giử lại uống cà phê. Lâu lắm mới có bạn đi uống cà phê, tôi nhớ đến quán cà phê lúc nào cũng đông, ngang quán Lee’s sandwiches lúc trước Hoài Thương giới thiệu trên trang nhà. Theo tôi cà phê và bánh mì ở quán Lee’s sandwiches chỉ tàm tạm thôi. Gặp được bạn, dù đã pha cà phê rồi, dù cà phê ở nhà có ngon hơn ở tiệm, cũng bỏ, đi ra quán ngồi thú hơn. Rất tiếc Đặng Huệ đi gọi cô, nếu tôi mời cô đi quán uống cà phê, đợi cô sửa soạn thì không đủ giờ. Chỉ đợi Đặng Huệ đã mất hơn nửa tiếng.  Y như tôi đoán, cô bước ra và giử lại chúng tôi lại uống cà phê. Đến bảy giờ mười lăm Đặng Huệ định đưa tôi ra bến xe, cô dặn Đặng Huệ đưa tôi ra bến xe xong, trở lại làm bánh trung thu với cô. Tôi nói, Huệ cần ở lại nhà cô, vậy Huệ ở lại đi, để Điệp đưa đi được rồi. Lên xe nghe Điệp cằn nhằn, đi như vầy quá trể, lở bị kẹt xe làm sao. Mặc dù đi nửa đường gặp hai xe đụng nhau, chạy chậm hơn một tí. Đến bến xe vẫn sớm khoảng mười ba phút, vẫn còn đủ giờ mua cà phê, bánh bao lên xe ăn và mua ít quà về cho Tommy, Gia Bảo.

Mười năm trước tôi đã đi xe đò Hoàng lên Oakland thăm chị 6, lúc đó chưa nghe nói Nguyễn Tuyết ở đó. Lần đó trên xe cũng khoảng năm mươi người, chỉ có người Việt và người Hoa. Chuyến xe về Arizona này có nhiều sắc tộc, có mấy ông râu ria như người Trung Đông, nhưng đông nhất vẫn là người Việt. Tối qua tôi đã dặn đứa con và con dâu, sáng hôm sau mỗi đứa chạy một chiếc xe đến tiệm Lee’s Sandwiches ở thành phố Chandler là bến đổ cuối cùng của xe đò Hoàng. Để lại đó một chiếc, khi về đến Arizona tôi có xe chạy về nhà.

Cám ơn cô cho tá túc hai đêm, cám ơn Đặng Huệ, Phương Loan và anh Châu đến hàn huyên tâm sự, cám ơn Tống Ngọc Điệp đưa ra bến xe đò.

Bài và ảnh Hoàng Hưng

 

Có 15 bình luận về Những ngày vắng trang

  1. Như Thuỳ nói:

    Lại được đọc những trang viết của Đại sư huynh … Thiệt là vui !!!

  2. Nguyễn Thị Hạnh nói:

    Lâu gặp út Hưng trên trang, bạn đọc hỏi nhau hoài, bởi vì, như chị 11 mới phản hồi tự truyện của cô Hồng Khanh, bài của Cô và bài của Hoàng Hưng được độc giả trang nhà xếp hạng cao trong TOP TEN ăn khách đó.

    Mừng em út của Hưng và gia đình đoàn tụ với các anh ở Mỹ. Vui với cuộc hội ngộ cô Dung, Đặng Huệ và các bạn.

    Chị muốn biết cái tên Pomona mà Hưng nhắc có phải là Pomona trong tác phẩm NẺO VỀ CỦA Ý (Nhất Hạnh) hay không, chị đọc nhiều lần truyện này và ấn tượng POMONA lắm… “Pomona là tên cái nhà gỗ trong rừng mà tôi đang ở. Nguyên Hưng cứ tưởng tượng một buổi sáng thức dậy ở Phương Bối Am, lúc bảy giờ. Chim chóc hát vang rừng và ánh sáng tràn vào thành vũng lớn.Tôi đến đây vào một buổi tối….” ( Nhất Hạnh mở đầu truyện hấp dẫn, kéo người đọc theo suốt…)

     

  3. Phan Lương nói:

    Rất mừng anh trở lại trang nhà sau bấy lâu vắng bóng.Đọc bài thấy anh Ba lo cho em Út mà cảm động ghê.

  4. Neang Phi Rom nói:

    Lâu lắm rồi mới được đọc bài của Hoàng Hưng, chiện kể thật tình tiết, càng đọc càng muốn biết rùi sao nữa…tới đâu rùi…đọc thấy vui vui y như đang xem phim, thật thú vị…Chúc sức phẻ, để viết bài nữa…hihi…

  5. vothilai nói:

    Lâu rồi mới được đọc bài của anh Hoàng Hưng,anh Hựng viết bài rất hay dù rằng những chuyện nho nhỏ xảy ra hằng ngày trong cuộc sống,nhưng anh đã dẩn dắt người đọc  cảm thấy tò mò muốn xem tiếp…cám ơn anh đã cho chúng em mở thêm tầm mắt biết về cuộc sống ở Mỹ .

  6. Nguyen Tuyet nói:

    Anh Hoàng Hưng có lối dẫn dắt câu chuyện hấp dẫn , dây chuyền từ đầu cho đến cuối thật là tài tình… làm độc giả trang nhà ai nấy cũng yêu thích.NT thì cũng thích lắm vì chẳng những kể chuyện hay thú vị mà cũng có móc ngoéo  nhắc tới Nguyễn Tuyết hehehe.Anh Hưng ới à ! nhớ giữ gin sức khỏe, nhất là  cặp mắt nha để còn viết bài gởi bài về trang nhà cho ACE đọc đở nhớ anh nha hihihi Chúc sức khỏe  anh và gia đình… à cho NT gởi lời thăm anh Hồng Lợi nữa nha.

  7. Hoành Châu nói:

    Út   Hoàng  Hưng,, người một thời vắng bóng  nay    ” tái xuất ” bằng điệp khúc thân quen nhưng  vô cùng  sống động ,, lối diễn đạt  thật hấp dẫn , nôi dung lúc nào cũng mang đậm tình người   và   tính   dân   tộc ,, thật  đáng  khen ,, Hoành Châu  (Gia đình C )

  8. Hoàng Hưng nói:

    Thành thật cám ơn Như Thùy. Chúc Như Thùy và người bạn đời của Như Thùy nhiều sức khỏe

  9. Hoàng Hưng nói:

    Cám ơn Phan Lương nhiều. Chúc Phan Lương luôn vui, nhớ viết bài cho Đặc San Tống Phước Hiệp, và nhớ nhắc cô giáo của Phan Lương cùng viết nhé. Cám ơn nhiều.

  10. Hoàng Hưng nói:

    Cám ơn Phi Rom. Chúc Phi Rom luôn gặp may.

  11. Hoàng Hưng nói:

    Cám ơn Lài đã đọc và đọc tiếp. Chúc Lài luôn gặp những điều thật đẹp.

  12. Hoàng Hưng nói:

    Thành thật cám ơn Nguyễn Tuyết.  Đã gởi “lời’ đến Hồng Lợi, Hồng Lợi hỏi, còn “vốn” đâu?

  13. Hoàng Hưng nói:

    Cám ơn Tỉ Muội 14. Tỉ Muội khỏe không? Nhớ viết bài dùm Đặc San Tống Phước Hiệp nhá. Đa Tạ! Đa Tạ!

  14. Hoàng Hưng nói:

    Thưa chị 11. Ngày mai xin viết cho chị, buồn ngủ rùi.

  15. Hoàng Hưng nói:

    Cám ơn chị 11 nhiều.  Cám ơn chị chấm điểm quá cao. Chị 11 thân, Út có trả lời chị trong bài sau
    https://tongphuochiep-vinhlong.com/2015/08/pomona-que-huong-thu-hai-cua-toi/

Trả lời Nguyễn Thị Hạnh Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác