Hạt cát tri kiến
Có một lúc nào đó, ta thả hồn mình rong chơi và, thảng thốt nhận ra rằng- trên những án văn mềm mại, có quá nhiều điều còn cất giấu. Bát Nhã Tâm Kinh là bài kinh ngắn, được nhiều người biết và đọc tụng. Không khó để học thuộc nhưng có nhiều điều phải nghĩ suy. Trương Phú đã gợi lên một cách nghĩ mà anh gọi là – nghịch dòng. Phải chăng nghịch dòng bởi chẳng nghịch dòng nên gọi là nghịch dòng! ( Hồng Băng)
Một trong thất tài tử thư của Trung Hoa, có truyện Tây du ký của tác giả Ngô thừa Ân, nhân vật chính là ngài Tam Tạng sang Tây thiên thỉnh kinh Phật. Thật ra là học và nghiên cứu chính gốc nơi phát xuất ba tạng kinh giáo Phật thừa. Đoạn đường quá vời vợi, vô vàn gian nan, núi cao rừng thẳm, chưa kể phải kinh qua sa mạc, Ngô tiên sinh đã nêu lên hành trang mà hành giả phải nhất thiết có trong hành trình, với tâm thức sẵn đủ rồi- Ngộ không- Ngộ năng và Ngộ tịnh. Trên đường hành cước, cũng vùa đi vừa hóa đạo bằng tâm từ ái, bi mẩn và theo truyền thuyết bài Bát nhã ba la mật đa tâm kinh cũng được trao truyền cho ngài Tam Tạng, giúp vượt qua sa mạc, mới có thể hoàn thành tâm nguyện lớn là đến Tây Thiên. Trong thời trên đường sang tây, các vị đồng đạo ở Tây Thiên mắc một nạn vấn.
Người tỏ “ngộ” đạo làm sao biết
Các vị bên ấy không ai trả lời được, mãi đến khi Tam Tạng sang ngài nói
– Như uống nước nóng lạnh, tự biết
Đầu khóa tụng “Quán tự tại bồ tát hành thâm bát nhã ba la mật đa thời…”, Quán tự tại là đạo hiệu của bồ tát Quán thế Âm. Tôi lại không nghĩ vậy, theo kinh ngài thành đạo đã vô lượng vô biên kiếp nào rồi, và thường trú trong bát nhã ba la mật đa mới có thể đồng một sát na, mà thị hiện và ban bố vô số đại từ, đại bi cứu khổ cứu nạn cho vô số chúng sinh đang đau khổ đồng lúc niệm danh hiệu cầu xin ngài. Từ điểm này hành trình tôi phải đi là đi nghịch hành, bát nhã trong tâm bất chợt phát khởi, hiện hành, tồn tục, không từ một nguyên do nào, không dựa vào quá trình tu chứng đương trường nào, dường như không nhơn duyên nào có thể nương bịn làm cho bát nhã hiện khởi trong tâm thức mình, nhưng không có kinh sách, giới định cùng chuyên tâm hành tìm thì cũng không bao giờ có bát nhã được. thành thử nhân sinh phải thường quán thâm nhập vào bản tánh tự tại của tâm thức, từ đó khởi phát tâm bồ tát- “Muốn truy tìm sao bắc đẩu phải ngó hướng nam tào vậy” bát nhã vô thường trong tôi đó mà.
Trong bao la thiên kinh vạn quyễn, rồi còn cũng không biết bao nhiêu là sớ giải, trong kinh khẳng định chỉ cần thông suốt tứ cú kệ, rồi giãng nói cho dù chỉ một người thì công đức vô lượng vô biên. Vậy tứ cú kệ là câu nào, nằm ở đâu trong cơ man kinh luận. Tìm rồi cơ may cũng thấy nhiều học giả đưa lên rồi luận giãi, đều đúng hết cho các câu tứ cú kệ, riêng tôi tìm gặp chuyện vầy.
Trong thời lâu xa, đức Phật còn là bồ tát, ngài ngụ trên cây cao, lẩm nhẩm hai câu mà không biết được toàn bộ bốn câu để giải nghi cho mình.
Chư hành vô thường
Thị sanh diệt pháp
Chỉ biết được bấy nhiêu rồi tịch ngòi, lẩn quẩn mãi không xong, thấy quỷ vô thường đứng dưới gốc cây, ngài hỏi quỷ biết hai câu cuối không, quỷ nói biết sẽ đọc cho ngài với điều kiện khi đọc xong ngài phải cho quỷ ăn thịt, ngài đồng ý, quỷ đọc hai câu cuối
Sanh diệt diệt dỉ
Tịch diệt vi lạc
Từ trên cây ngài buông tay vào miêng quỷ. Tôi tâm đắc đoạn này mà không tiêu hóa được, thông thường gọi là sình bụng, ăn không tiêu ấy mà…Ăn cơm Phật gia không được thì ăn cơm chúng sanh, mà chúng sanh là Phật sẽ thành, nếu không những kinh đã thuyết, chúng đâu tự độ được, bản lai vẫn sáng có điều tự mình che cái sáng của mình, nhiệm vụ kinh sách là chỉ ra phương cách tháo gở, mỗi người mỗi cách, gở ra xong thì đồng kết quả. Tôi xin mạn phép không dám lạm bàn quả vị, chỉ vì có vô biên quả vị, tức tạm trú rồi đi tiếp, vì quả vị tức phi quả vị vậy- Vô thường- Có câu chuyện này xin kể lại. Một đệ tử của vị thiền sư, sau những nhão nhề của kinh luận, bèn hỏi thầy mình như một nạn vấn
Đệ tử nghe nói, Thế Tôn có một mật ngữ mà Ca Diếp không che dấu, kính mong thầy từ bi cứu hộ, rộng độ quần sinh, nói rõ là mật ngữ gì vậy.
Vị thầy từ tốn trả lời.
Nếu con xem kinh mà không thông là mật ngữ của Thế Tôn, còn nếu con thông suốt là Ca Diếp không che giấu.
Trương Phú
Cảm ơn anh Trương Phú , bài viết giúp T hiểu thêm nhiều điều quý giá về Bát Nhã Ba la Mật. đa tâm kinh mà mình thường hay niệm.
Cùng Đức Tính, nếu ngài Quán tự Tại phải quán nữa là không thuận, mà chính mình phải quán bằng tâm tự tại mọi ý nghĩ đến rồi thoát đi không để lại dấu vết, mà phải quán với tâm bồ tát, từ đó gọi là hành thâm bát nhã, tự bát nhã nơi tâm thức tự quán chiếu mà không qua ý thức quán chiếu, kiến chiếu…thế gian thấy thế gian tự tính tỏ rõ, mà chính mình tỏ rõ sáng rở ràng trong bát bất. Tâm điểm bát nhả là Kiến /Chiếu, không qua điều kiện, không phụ thuộc bất cứ ý thức điều kiện nào.
Lạm bàn chút ý cùng cô, tôi rất bất ngờ khi cô vào xem rồi cho một kiến giải. Thân