Những đường banh ác hiểm của phái đẹp
Dưới sự chứng kiến sống động của hơn 53 ngàn khán giả trên sân vận động BC Place, Vancouver, Canada và hàng triệu khán quả ngồi trước TV và các màn ảnh nhỏ khắp nơi. Trận chung kết giải Women’s World Cup 2015 mở màn giữa 2 đội nữ Nhật và Mỹ lúc 4 giờ chiều địa phương ngày 5-7-2015. Tương đương với 6 giờ sáng thứ Hai tại Vĩnh Long.
Phút thứ 3 của trận đấu, từ đường banh phạt góc được Trung vệ đội Mỹ Brian (14) đá banh lăn mặt cỏ về phía cận khung thành và được một trung vệ khác là Capinoe (15) tạt đổi hướng chệch lên trong khung 16.50. Như có giao hẹn, tiền đạo số 10 đội Mỹ Lloyd từ trên lướt xuống thật nhanh đúng điểm để sút một cú vô lây bay xà như sấm sét vượt qua các hậu vệ Nhật và tung lưới thủ môn còn đang bất ngờ.
Chỉ 2 phút sau, đội Nhật bị phạt gián tiếp từ cánh trái khung 16.5 của họ. Banh được đưa vào trước khung thành. Trong cơn hỗn loạn, Lloyd tìm một chỗ trống cách mặt khung thành chừng 5 mét vừa lúc banh vọt ngang, cô vọt tới tạt nhẹ bằng cạnh bàn chân, banh văng vào lưới trước mủi giày của một cầu thủ Nhật.
Cầu trường và thế giới bàng hoàng với tỉ số 2-0 trong 5 phút đầu tiên của trận chung kết giải quốc tế nầy.
Người Mỹ không dừng lại ở đó. Phút thứ 14, một hậu vệ Nhật định phá banh xa lên nhưng cú đá đó bị lép “sút cán búa” banh văng bổng lên cao và lảo đảo rớt trở lại khung 16.5 của họ. Trung vệ đội Mỹ, Holiday (12) chạy đến tạt một cú xà chết người lúc banh sắp chạm đất. Nâng tỉ số 3-0 nghiêng về đội Mỹ.
Cũng lại 2 phút oan khiên sau bàn đó, đội Nhật dồn lực lượng tấn công, tất cả hai màu áo hầu như nghẹt trên nửa sân phía Mỹ. Đột nhiên quả banh được phát ngược lên giữa sân. Tiền đạo Lloyd (Mỹ) tranh được banh trước 2 hậu vệ Nhật đã lên quá cao. Cô dẫn banh qua lằn vôi giữa sân chừng một vài mét và quyết định sút thẳng khung thành đối phương vì thủ môn Nhật cũng đã lên qua khung 16.5. Thủ môn Kaihori nhận được nguy hiểm cho cô ấy thì hơi muộn. Có thể do cô chạy chậm trong tư thế lùi, hoặc cô bị lóa mắt vì nắng chiều, hay vì cô vấp chân té ngữa ngay thời điểm bàn tay vừa chạm tới banh, thủ môn Kaihori bất lực vào lưới nhặt bóng. Đường banh tung lưới từ phân nửa của sân cỏ có chiều dài tiêu chuẩn 90-100 mét, thật rất hi hữu. Trường hợp sơ suất của thủ môn Kaihori mà dân mê bóng đá ấp Năm gọi là “ló đuôi”, để nói tình huống thủ môn bỏ trống phía sau quá xa.
Người Nhật thua trận hôm nay với tỉ số 2-5 có thể do kỷ thuật tác chiến của họ dưới cơ người Mỹ. Cộng thêm sự yếu kém thể lực và chiều cao trước đối phương, một thất thế lúc tranh bóng và giữ bóng và có chút thất lợi khi bị đá phạt góc. Thua trận thì lắm buồn đau, miễn là thua trong oanh liệt và quân tử chấp nhận thực trạng hợp lý.
Một Lúa
Mời xem tóm tắt trận đấu:
http://www.fifa.com/womensworldcup/videos/highlights/match=300269506/index.html
Chào huynh NHA,
Cám ơn anh Ẩn đưa clip hi-lights nầy như một minh họa cho bài tường thuật 16 phút đầu tiên của ML.
Chiều CN hôm qua ML vẫn còn nọc sỉn của lễ Độc lập ngày thứ Bảy.
Đáng lẽ em phải thêm vào vài chuyện về thần tượng goalie Hope Solo của em. Và đưa ý kiến của mình về chữ “phục thù” của bè bạn và của một ít báo chí về trận Mỹ thua Nhật hồi 2011.
Hy vọng sẽ được bàn luận thêm với anh và các bạn nhé.
Hope Solo, bây giờ thêm Carli Lloyd, cũng là cầu thủ anh ngưỡng mộ. Chờ đọc bài của em.
Đúng ra là PHỤC HẬN, hận mình chứ không phải hận người; đội Nhật đâu có gây thù chuốc oán với đội Mỹ trong trận chung kết Women World Cup 2011 đâu, chẳng qua đội Mỹ thiếu may mắn và cú đá phạt đền của cầu thủ Mỹ không chuẩn, trong đó có quả đá của Carli Lloyd. Như vậy năm nay đội Mỹ đã THỎA HẬN, hận mình đã không còn.
Đội Mỹ năm nay đã chơi một trận tuyệt vời, tuyệt cả về cách chơi và cách ứng xử với đội bạn. Đội Nhựt cũng vậy, kiên cường, tư cách chỉ kém đội Mỹ về tài năng thôi.
Trên đây chỉ là nhận xét cá nhân.
Nếu muốn, mời anh chị em xem lại trận đấu năm xưa (2011) tại:
https://www.youtube.com/watch?v=i5hh9Nex-_8