Bạn Cũ
Ngày đăng: 29/07/2015 06:56:18 Sáng/ ý kiến phản hồi (12)
Cũng vào những ngày tháng Bảy nóng bỏng nắng chang chang, thuở gia đình mình lơ ngơ chân ướt ráo đến định cư nơi tiểu bang New Jersey, vùng đông bắc Mỹ. Qua bao lần chuyển đổi, gia đình mình từ bờ bên nầy nhảy qua bờ bên kia dòng Delaware River. Già trẻ béo gầy tụi tui lục tục đến cư ngụ ở địa phương là láng giềng lâu nay, thành phố Philadelphia thuộc tiểu bang Pennsylvania, nơi khai sinh bản Tuyên ngôn Độc lập nổi tiếng của bước đầu lập quốc Hoa Kỳ.
July 4th, lễ Độc Lập hàng năm, thành phố lịch sử Philadelphia luôn luôn tổ chức đêm ca nhạc ngoài trời và bắn pháo bông trên một khúc bờ con sông Delaware, vị trí khán đài nằm trong khoảng cách hai cây cầu Benjamin Franklin và Walt Whitman, là các phương tiện nối liền với New Jersey trên tuyến đường lên New York. Không có năm nào mình dám chen lọt vào khu vực lễ hội, bởi những con đường bao la dọc theo hai phía bờ sông ranh giới của 2 thành phố đã dồn cứng người đi bộ dành chiếm chỗ từ buổi trưa của hầu như các đêm pháo hoa ca nhạc.
Cách hôm nay không lâu, bữa đó ngày 21 tháng 6, còn 2 tuần mới đến ngày lễ. Mình bỗng nhiên nổi hứng, muốn đi tìm hiểu bờ sông bên đất New Jersey ngay vùng đối diện phía lễ đài. Mục đích nghiên cứu địa hình để cùng gia đình hưởng không khí sống động đêm pháo bông hào hứng, thử thay đổi thói quen ngồi nhà xem TV như bao năm trước.
Cách hôm nay không lâu, bữa đó ngày 21 tháng 6, còn 2 tuần mới đến ngày lễ. Mình bỗng nhiên nổi hứng, muốn đi tìm hiểu bờ sông bên đất New Jersey ngay vùng đối diện phía lễ đài. Mục đích nghiên cứu địa hình để cùng gia đình hưởng không khí sống động đêm pháo bông hào hứng, thử thay đổi thói quen ngồi nhà xem TV như bao năm trước.
Tình cờ khám phá chỗ mình cần muốn biết, đó là một công viên dọc bờ sông tuyệt đẹp. Tuy sống thời gian dài ở New Jersey nhưng không có dịp đến đây. Ngay cả chiếc thiết giáp hạm một thời chiến đấu lẫy lừng có tên New Jersey đang neo dưới bến làm viện bảo tàng lâu nay, chạy xe trên cầu Franklin nhìn xuống thấy nó hoài mà mình cũng chưa một lần bước lên tàu thăm viếng. Hôm đó có những cơn gió thổi rao rao mơn man theo lòng sông rộng giúp giảm bớt sự nóng bức của một buổi trưa nắng gắt. Khoát lên người màu sơn lam truyền thống hải quân, hình ảnh hùng vĩ của chiếc pháo hạm nổi bật trong tầm nhìn gần, khiến cho mình mê mẫn ngưỡng mộ một người lính già đáng nể.
Đứng tần ngần tỳ tay lên lan can của phần bờ kè bê tông, mình nhìn ra con tàu chiến nằm yên dưỡng lão. Bên kia bờ là những khối cao ốc của thành phố Philadelphia, xa xa phía mủi tàu theo dòng nước trôi là cây cầu Ben Franklin. Chiếc cầu cáp treo 89 tuổi đời già gân, có chiều dài non cây số, chiều ngang tổng thể gần 40 mét. Phần dùng cho lòng đường có 7 làn xe, ước lượng 100 ngàn xe cộ đủ loại qua lại mỗi ngày, và dưới bụng của ổng còn mang 2 lines đường rầy cho các toa xe chạy điện như con thoi chở khách tới lui giữa 2 thành phố. Có lẽ thời xây dựng chiếc cầu nầy, những nhà máy luyện thép chưa có kỷ thuật cho ra lò những thanh dầm “I beam”. Vì thế mà cột kèo chằng đở hình ống vuông hay hình chữ I của vị lão tướng nầy được ghép nối bằng những mảng thép tấm dầy kết lại bởi hàng muôn ngàn con tán ri-vê, mỗi con có kích cở lớn hơn ngón chân cái của một nông dân.
Ánh mắt thán phục của mình trở lại chiếc pháo hạm mang số 62 với sáu khẩu pháo lớn trong 2 ụ súng chĩa về phía trước. Tâm tư đang lơ mơ liên tưởng đến những trận hải chiến lừng danh mà mình từng nghe qua sách báo. Trong tưởng tượng như còn như nghe tiếng máy tàu gầm rú, tiếng bom đạn nổ xé không gian, những hồn tử sĩ còn phảng phất và những chiến binh già biệt dạng nơi đâu, những người đã dâng hiến tuổi thanh xuân cho tổ quốc của họ. Bổng một giọng ồm ồm cất lên trong không gian yên tĩnh của buổi vừa xế trưa.
– Chào bạn đứng kia. Mầy có từng bước lên bạn già (old buddy) của tụi tao chưa?
Tôi giật mình quay lại ngay sau lưng. Trên một chiếc băng ghế gỗ nép ngoài lề của lối đi lát đá rộng chừng 3 mét, có một ông già Mỹ khoảng hơn 70 đang mĩm cười thân thiện, ông ta đơn giản mặc chiếc quần “sọt” xanh dương và chiếc sơ mi màu lam ngắn tay gắn cầu vai và 2 túi có nắp, một loại đồng phục của các thủy thủ. Tôi bước đến gần ông hơn.
– Chào ông. Tôi nghe nói về tàu nầy, nhưng chưa từng bước lên.
– Mầy nghe ai nói, ở đâu?
– Trên báo chí Việt Nam hồi 1972.
– Ah! Mầy là người Sài-Gòn? Lúc đó báo viết gì về thiết giáp hạm nầy?
– Tôi quên hết rồi. Tôi chỉ nhớ hình ảnh một thủy thủ nằm hơn nửa thân người từ ngực tới chân lọt hẵn trong nòng đại pháo.
– Đúng rồi, bức ảnh đó còn giữ trong thư viện của tàu. Mầy có muốn nghe sơ lược lịch sử chiến hạm nầy không.
– Dạ, rất hân hạnh.
– Tên tao là Mike, mầy tên gì? Mầy từ đâu đến?
– Tôi tên Gạo, đến từ Philadelphia, Pennsylvania.
– Mầy có bà con với tiến sĩ Gạo, bà xếp Cố vấn An ninh Quốc gia thời George W. Bush không?
– Không, gạo tui dùng nấu cơm để ăn thôi. Ông kể chuyện đi, tôi thích muốn biết.
– Tao tốt nghiệp thủy thủ cơ khí năm 1967 lúc tao 22 tuổi. Cùng tháp tùng chuyến bay quân sự chở cả trăm lính từ Hawaii, toán tân binh 12 thằng tụi tao đến nhận nhiệm vụ trên tàu nầy lúc nó đang đồn trú ở Subic Bay, Philippines. Mầy ngồi xuống đi để tao tiếp tục.
– Chiếc thiết giáp hạm nầy được hoàn tất vào tháng 12 năm 1942 sau 2 năm đóng ráo riết tại xưởng đóng tàu của hải quân tại thành phố Philadelphia, thành phố mầy đang ở. Chiến hạm nầy được phu nhân Thống đốc Tiểu bang New Jersey chủ trì buổi lễ hạ thủy, và Bộ Hải quân chấp thuận đề nghị đặt tên là chiến hạm New Jersey. Chiến hạm có chiều dài 887 feet (270 mét), chiều ngang chỗ rộng nhất là 108 feet (33 mét). Trang bị 9 khẩu đại bác nòng 16 in (40.64 cm), gồm 6 khẩu phía trước và 3 phía sau lái. Vào thời điểm đó, nó cũng hơi nhỏ nếu so với trọng tải và hỏa lực của chiến hạm Yamato của Hải quân Hoàng gia Nhật. Nó không thể làm lớn hơn bởi qui định kích cở con tàu thật nghiêm nhặt khi qua các locks nhảy bậc thang trên kinh đào Panama, lối đi tắt được kết hợp công sức con người và một phần thiên nhiên để nối liền Thái Bình Dương và Đại Tây Dương tại Trung Mỹ. Con kênh tuyệt vời đã tiết kiệm rất nhiều thì giờ, giúp tàu bè từ bờ đông Bắc Mỹ sang Á châu cắt bỏ hành trình hàng ngàn hải lý vòng xuống cực nam châu Mỹ và tránh đối phó vùng biển mủi Cap Horn nhiều sóng gió, đầy rủi ro bất trắc.
– Xin lỗi, ông có thể giải thích kỹ thuật “nhảy bậc thang”?
– Ah! Để lợi dụng các hồ thiên nhiên dùng làm lộ trình mà không cần nạo vét nhiều và củng để giảm thiểu công sức phải phá núi đào đáy kênh thật sâu trên khoảng đường dài, một việc rất khó thời đó. Các kỷ sư và các nhà thiết kế kênh Panama quyết định làm thế nào mà khi hoàn tất, mực nước mặt kênh sẽ cao hơn mặt nước biển 26 mét. Giải quyết việc lưu thông cho hai mực nước “một trời một vực” nầy bằng các đê đập bê tông và các hệ thống locks tại 2 đầu kênh theo mô hình bậc thang. Hai vị trí locks cách nhau khoảng 50 km trên tổng thể 77 km chiều dài lý thuyết của con kênh nối liền 2 đại dương Pacific và Atlantic.
Mỗi lock nầy hoạt động gần giống như các ụ tàu (dock khô), nhưng phải cần 2 cửa và không tốn máy bôm nước cạn đáy. Để sử dụng các locks rộng 33.5 mét, so với con tàu nặng nề có chiều ngang đúng 33 mét của tụi tao, hoa tiêu phải là người thật nhiều kinh nghiệm. Tàu từ biển di chuyển thật chậm đến khi lọt hẵn vào lock đầu tiên, họ đóng chiếc cửa lock phía đuôi tàu và xả nước từ cái biển hồ mênh mông phía trên. Khi mực nước lock 1 dâng lên ngang lock 2, họ mở cửa lock phía mủi cho tàu từ từ tiến qua lock 2, cứ như vậy mà tàu nhảy đến lock ngang mặt nước kênh. Nếu tàu từ kênh đào trên núi mà bước xuống biển thì cách vận hành làm ngược lại. Đầu kênh phía Pacific có 4 locks, phía Atlantic có 3 locks. Tại mỗi đầu kênh, người ta có thể phục vụ cho một chiếc tàu lên núi và một chiếc xuống biển cùng lúc trên 2 đường locks song song ngược chiều trái phải.
Kênh Panama cũng rất quan trọng đối với hải quân tụi tao, nhưng nói tới đây hơi lạc đề. Ê Gạo, mầy cho tao nghỉ mệt một chút.
– Dạ, ông cứ từ từ.
(Hết phần 1)
Một Lúa
Xin bái phục bạn già Một Lúa. Trí nhớ còn super lắm !
Anh Cả,
Hihi, trí nhớ của tui khá khá hơn nhờ tình cờ mỗi bữa hái khoảng 10 lá Bạch Quả (ginkgo) tươi để nấu uống thay trà, lúc thời gian thất nghiệp.
Mà cũng lạ, là chỉ nhớ chuyện xưa vài chục năm, còn chuyện hôm qua thì quên mất tiêu. Có thể đúng 40 năm sau mới nhớ được chuyện hôm nay. Không biết có cơ hội để chứng minh cho điều này không. Ràu quá! hihi
Hay quá huynh ơi, mà khi nào được tiếp tục đây ?
Khi nào có dịp đệ đến New Jersey nhất định huynh dẫn đệ tới đó để tham quan nhe, hì,hì.
Ông Mike hứa mua dùm vé lên tàu dòm chơi với giá 50% off của giá qui định gần 20 đô. hihi
Sẵn dịp thử sức với quả đạn 2,700 lbs (1,225 kg). Ai vác quả đạn đó nổi, người ta cho luôn và được tặng chiếc xe truck mới tinh để chở vật kỷ niệm đó dìa nhà. hihi
Từ Lúa đã xay thành Gạo luôn rùi hả ? Sư Phụ Mike vui tính quá há .Chắc là ông Sư Phụ Mike vui lắm vì đã tìm găph đối thủ ( là anh Lúa – Gạo) để tám chuyện rùi hé
Anh nhớ kể tiếp xem ông Mike đó còn kể chuyện gì tiếp nửa nhé
Bạn trẻ Phan Lương,
Hùi xưa, thuở mà trái gạo ngoài đồng không có vỏ, người ta chỉ cần hái dìa nhà nấu chín để ăn. Rùi bổng một ngày mùa, bầu trời đen kịt những loài chim ăn gạo. Sau đó là chuyện gì thì hẹn ở tập 2. hihi
It is very nice
For the long time
The old friends: Mike meets Rice!
🙂
It’s a beautiful day
The sun still high in the sky
Gạo felt little cry
Because of smoke from Mike!
haha
Tui khoái khẩu pháo nầy, sử dụng được nhiều việc lắm, nhưng nếu nhờ Môt lúa mua, chắc là không có cửa rồi, còn chôm thì vô phương : “Một thủy thủ nằm hơn nửa thân người từ ngực tới chân lọt hẵn trong nòng đại pháo.”
Nòng pháo nầy làm ống bộng dẫn nước vô ao, xài được ít năm. hihi
Anh Một Lúa ơi!Anh có trí nhớ thật tuyệt vời, H Yến cúi đầu bái
phục. Kê tiếp tập 2 đi anh.hihi
Vui chơi thui Hồng Yến ui. hihi