Di tích lịch sử Gò Tháp

Ngày đăng: 21/05/2015 10:35:37 Chiều/ ý kiến phản hồi (9)

Năm 1862 Pháp gọi Đồng Tháp Mười là Plain des Joncs tức là cánh đồng lau sậy . Từ năm 1864 – 1866 Thiên Hộ Dương chọn một gò cao có địa thế hiểm trở , không bị ngập nước làm căn cứ chống Pháp, đó là vị trị Gò Tháp và tên gọi Tháp Mười xuất hiên từ thời kỳ này, hiện nay gò này có một cây trôm to lớn dân quen gọi là gò cây trôm.Năm 1841 – 1847 thời Thiệu Trị, lưu dân người Việt đi khai phá đã cho xây cất một ngôi Tháp Cổ Tự trên gò tháp, đến năm 1956 chính phủ Ngô Đình Diệm đã cho di dời để xây một tháp cao 42m có 10 tầng. Năm 1959 đặc công giãi phóng đã đánh sập ngôi tháp , hiện nay khách đến tham quan cũng còn nhìn thấy các khôi bê tông cốt thép nằm ngổn ngang tại gò tháp

0 dt 1Hình 1

0 dt 2Hình 2 Khu di tích Gò Tháp Mười nay còn gọi là gò cây trôm . 

 Sau khi đánh bại Thiên Hộ Dương, từ năm 1869 người Pháp đã vào gò Tháp nghiên cứu thực địa và tìm được nhiều cổ vật quý giá như bánh xe bằng đá, bia đá chữ Phạn , tương thần Vishnu( thần bảo hộ ), một số cổ vật và các phần móng phế tích kiến trúc gò tháp thuộc văn hóa Óc Eo và vương quốc Phù Nam.

Có ba giả thuyết về tên gọi Tháp Mười .

1-      Xưa kia ở địa phương này có mười quốc vương xây cho minh một tháp, và chổ Thiên Hộ Dương đóng bản doanh là tháp thứ mười.

2-      Tại đây có tháp mười tầng.

3-      Đây là tháp canh thứ 10 của nghĩa quân Thiên Hô Dương

Nhưng các giả thuyết này vẫn còn trong vòng tranh luận .
Từ nhiều kết quả khảo cổ , Dồng Tháp Mười là một vịnh biển được bồi lắp, đậy là một vùng đầm lầy trũng thấp, hiện nay còn một địa danh Láng Biển  là một  thuộc huyện Tháp Mườitỉnh Đồng ThápViệt Nam.Xã có diện tích 25,38 km², dân số năm 1999 là 4204 người, mật độ dân số đạt 166 người .

0 dt 3

H3 Gò Tháp Mười: là gò cao nhất, mặt gò xuất lộ nhiều gạch và những khối đá lớn, lòng gò còn khối kiến trúc xây bằng gạch, phần Bắc nằm dưới phế tích ngôi tháp 10 tầng (dựng năm 1956 – 1958), phần Nam còn tương đối nguyên dạng. Các nhà khảo cổ học đã phát hiện tại đây dấu vết đền thờ thần Vishnu và nhiều hiện vật (02 tượng Vishnu, cánh tay tượng đá, rãnh Yoni vỡ, khuôn đúc đồ trang sức…) thuộc giai đoạn văn hóa Óc Eo.

Qua nhiều cuộc khai quật đã xác định được khoảng 10 đền thờ dưới lòng đất trong đó có gò Minh Sư là kiến trúc lớn nhất hiện nay được phát hiện . Gò Minh Sư được khai quật năm 2009, diện tích 400mv, gạch nung đỏ tươi được xếp chồng lên nhau rất độc đáo. Gò Minh sư được đánh giá đây là trung tâm quần thể kiến trúc thuộc văn hóa Óc Eo đẹp nhất được tìm thấy khu vực miền tây

0 dt 4

H4 Gò Minh Sư .

0 dt 5

H5
0 dt 6H 6 Gò Minh Sư: nằm cách di tích Gò Tháp Mười khoảng 400m về phía Bắc- Đông Bắc. Gò cao 3,96m, rộng khoảng 1200m2, dạng gần vuông…, mặt gò xuất lộ nhiều mảnh gốm cổ, gạch vỡ, chân tượng cùng nhiều khối đá cuội.

0 dt 7H7

0 dt 8H8 Gò Bà Chúa Xứ: cách Gò Tháp Mười khoảng 570m về phía Bắc. Năm 1984, các nhà khảo cổ đã tiến hành khai quật tại di tích này và phát hiện được nền móng gạch của công trình kiến trúc cổ…

0 dt 9


​H9 
Đền thờ Thiên hộ Võ Duy Dương và Đốc binh Nguyễn Tấn Kiều: xây dựng năm 1958, thờ Đốc binh Nguyễn Tấn Kiều. Đến năm 1991, đền được sửa chữa và thờ thêm Thiên hộ Võ Duy Dương, vì địa điểm này cũng từng là đại bản doanh mà Thiên hộ Võ Duy Dương đã chiêu mộ nghĩa quân chống lại thực dân Pháp. Các hạng mục chính của đền hiện nay gồm: nghi môn, tượng đài, chính điện…

0 dt 10


​H10 
 Hàng năm, Gò Tháp có 2 kỳ lễ hội truyền thống dân gian: lễ hội rằm tháng 3 vía Bà Chúa Xứ và lễ hội rằm tháng 11 tưởng niệm 2 vị anh hùng dân tộc là Thiên hộ Võ Duy Dương và Đốc binh Nguyễn Tấn Kiều. Mỗi kỳ lễ hội, Gò Tháp thu hút hàng trăm ngàn lượt khách từ khắp nơi về dự. Các lễ hội được tổ chức trang nghiêm, long trọng theo phong cách cổ truyền dân tộc với nội dung cầu an, thỉnh canh, tế thần nông, cúng Thiên Hộ Dương-Đốc Binh Kiều và vía Bà Chúa Xứ.

Những đợt khai quật 1984, 1993 thu được 340 di vật gồm vàng,đá quý, hạt chuổi.

Đặc biệt trong hai đợt khai quật này một số mẩu than gỗ có niên đại cách đây 2400- 2300 năm , có mẫu cho niên đại thế kỷ thứ VII sau Công Nguyên.

Qua nhiều cuộc khai quật đã xác định được khoảng 10 đền thờ dưới lòng đất trong đó có gò Minh Sư là kiến trúc lớn nhất hiện nay được phát hiện . Gò Minh Sư được khai quật năm 2009, diện tích 400mv, gạch nung đỏ tươi được xếp chồng lên nhau rất độc đáo. Gò Minh sư được đánh giá đây là trung tâm quần thể kiến trúc thuộc văn hóa Óc Eo đẹp nhất được tìm thấy khu vực miền tây

Từ những kết quả trong quá trình khai quật tại gò Tháp các nhà khảo cổ đã phát hiện 3 đền thờ thấn trên mặt đất tại gò Minh Sư, gò tháp Mười, gò Bà chúa Xứ . Hàng chục đền thờ thần được phát lộ bên dưới lớp gạch đất, như vậy  tên gọi Tháp Mười có thể tạm chấp nhận được theo hướng nầy.
Hiện nay khu vực Gò Tháp chỉ được khai quật 50% hứa hẹn nhiều điều bất ngờ từ lòng đất ,  nhưng với những kết quả thu được , Gò Tháp là trung tâm  hết sức quan trọng thuộc nền văn hóa Óc Eo về mọi mặt.

Bài và ảnh Nguyễn Hoàng Trung

Có 9 bình luận về Di tích lịch sử Gò Tháp

  1. truong mẫn nói:

    Bài viết rất hay, xem đi xem lại vẫn còn khoái.

    • Nguyễn hoàng Trung nói:

      Thưa anh Trương Mẫn,
      Trong khuôn khổ bài viết ngắn không thể nói hết những điều thú vị về Gò Tháp như cách gia cố nền bằng đất sét trộn với gốm vụn , các kết cấu nền móng có kỹ thuật cao bền vững hàng ngàn năm v.v. tai nghe không bằng mắt thấy đi đến thực địa mới tâm phục khẩu phục người xưa anh ạ.

  2. Nguyễn Thị Hạnh nói:

    Tư liệu bổ ích quý giá cho người thích du lịch khám phá nghiên cứu. Bên cạnh nhà nghiên cứu TrươngMẫn, trang nhà xuất hiện nhà nghiên cứu Nguyễn Hoàng Trung.

  3. Neang Phi Rom nói:

    Bài hay quá anh Trung ơi! thật bổ ích, hồi còn học cấp 1, học lịch sử vẫn còn nhớ ” chiến khu bãi sậy của Thiên Hộ Dương”, nay đọc bài của anh Hoàng Trung như ôn lại lịch sử hồi đi học, thích nhất thấy được hình ảnh, những di tích  lịch sử, thấy được nơi chiến đấu của vị anh hùng dân tộc, hình ảnh rất đẹp, bài viết công phu, rất giá trị. Cám ơn tác giả thật nhiều, chúc sức khỏe để viết tiếp…hihihi

  4. Nguyễn hoàng Trung nói:

    Thưa chị Neang Phi Rom,
    Cám ơn chị đã có lời động viên, chúc chị an vui và dồi dào sức khỏe .Tiện việc chị nhắc đến chiến khu Bãi Sậy ở Hưng Yên của Nguyễn thiện Thuật và chiến khu Đồng tháp Mười của Võ Duy Dương , cả hai vị anh hùng này giống nhau ở khí tiết, cùng cương quyết chiến đấu chống Pháp đến cùng . Nguyễn Thiện Thuật lúc sự nghiệp chống Pháp chưa thành thì ông mất vì bệnh năm 1926 tại Trung quốc. Còn Võ Duy Dương 1866 sau khi bị Pháp đánh bại đã xuống ghe bầu ra biển về cầu viện triều đình nhưng không may đã bị cướp biển giết chết tại Cần Giờ lúc đó mới 39 tuổi.

  5. HOA ĐĂNG nói:

    Đây là một công trình của lịch sử và hơn nữa là một công trình của tác giả đã đem đến cho người đọc một tư liệu quí giá. Nếu anh Trung không cất công lặn lội thì chắc chúng tôi khó mà tiếp cận được những hình ảnh và hiểu biết về Di tích lịch sử Gò Tháp. Cảm ơn anh. Bài viết rất bổ ích,

  6. Phan Lương nói:

    Thật thích thú vô cùng khi biết thêm về khu di tích Lịch sử Gò Tháp.Một khu fi tích rất có giá trị tiềm ẩn về một nền văn hóa lâu đời

    Rất cảm ơn anh Hoàng Trung đã giúp  cho mọi người được thưởng lãm một khu di tích tuyệt vời

  7. Phú Thạnh nói:

    Mừng nhà ta có viên ngọc quý, mừng nhà ta có thêm nhân tài: Hoàng Trung !!!. Rất mong nhiều bài mới nữa HT ơi !.

    • Nguyễn hoàng Trung nói:

      Cám ơn anh Năm đã có lời động viên, việc hiểu biết của em còn rất non nớt so với các anh chị trong trang nhà, Thật ra bài viết của em được tổng hợp từ sách báo và sự giúp đỡ của nhiều bạn bè,một mình em không thể  một lúc sưu tầm tổng kết được nhiều thông tin. kính mong thầy cô , anh chị và bằng hữu chân thành giúp đỡ và góp ý chỉ dẫn để bài viết tốt hơn. Cám ơn anh Năm và các bạn bỏ chút thi giờ quý báo ghé thăm .

Trả lời Phú Thạnh Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác