Di căn của Phạm Đức Mạnh

Ngày đăng: 22/03/2015 10:08:23 Chiều/ ý kiến phản hồi (12)

Nhà thơ Phạm Đức Mạnh gởi đến trang nhà bài thơ Di căn, đây là  bài thơ cảnh báo, đánh thức con cháu có chiều hướng bất hiếu, mời các anh chị em cùng thưởng thức. (PR)

0 di can 2

 

DI CĂN

Ích kỷ

thờ ơ

vô cảm

ngấm vào con

Di căn sang thân thể không còn sức đề kháng

tuổi già

Hồng cầu loãng làm hồn cha trắng bệch

Sự im lặng không màu.

Lòm khòm

vái tứ phương

Gọi thần linh

Cầu “phước chủ, may thầy”

Bước chân sinh thành chơ vơ trên đường phúc họa

Trơ trọi nhìn biển chênh vênh

Tìm sự cộng sinh bấu trời mây đục.

Lẽ nào

bệnh lan nhanh như facebook

Lạnh băng như tiền mất giá

Vi rút sinh sôi hủy đời tàn tạ

Chưa đủ làm con nhận được ra mình?

Một mai

ngồi khóc miền tuyệt vọng

Toa thuốc con ơi

Chữ đạo

làm người!

Phạm Đức Mạnh

Sài Gòn, 4.3.2015

Có 12 bình luận về Di căn của Phạm Đức Mạnh

  1. Nguyen Tuyet nói:

    Đọc bai thơ … cảm nhận cái thực tế ngoai trân gian… sao đạo đức suy đồi  đến thế … cảnh tĩnh dạy con đạo lam ngươi quá la cân thiết … cho niêm vui va sự phát triển… tư gia đinh  an lành … thi xã hội mới mạnh  tiến  trong chiêu hướng tích cực phải hong huynh….Bai thơ lạ , ma thật , xoáy  đau  đau  huynh hở….

     

    • Phạm Đức Mạnh nói:

      Sự xuống cấp về đạo đức xã hội đã thấm vào nhiều gia đình trở thành bi kịch khi con cái không còn đạo hiếu với tổ tiên, cha mẹ. Biết viết thế này là buồn, nhưng vẫn hy vọng xã hội, gia đình sẽ tìm ra phương thuốc để con cái là niềm hạnh phúc của cha mẹ… chị Nguyen Tuyet ạ. Cảm ơn chị đã chia sẻ.

       

  2. Một Lúa nói:

    Cha vô cảm
    3 thằng con đều vô cảm
    Thằng thứ tư
    Hữu cảm chẳng giống ai
    Cả nhà chĩa vào thằng cô thế
    Lấy cường quyền đì thằng Út chi chiết mỉa mai
    Mầy mà còn chót chét
    Chúng tao sẽ từ mầy
    Vì chắc rằng
    Mầy là con thằng hàng xóm

    • Phạm Đức Mạnh nói:

      Đọc những câu chữ của anh Một Lúa mới thấy hết sự dồn nén trong mớ bòng bong của thời cuộc. Câu chữ thâm thúy, cười ra nước mắt. Bức tranh xã hội đa màu, những mảng tối đang phủ lên cuộc sống của từng gia đình. Các bậc cha mẹ lo lắng, bất an. Rất cảm ơn anh đã đồng cảm cùng rung lên tiếng chuông cảnh tỉnh.

  3. Nguyễn Văn Lần nói:

    Đọc bài Di căn của bạn già Phạm Đức Mạnh. Thấy buồn buồn cho thế thái nhân tình. Lại đọc thêm PH của bạn già Một Lúa, càng buồn hơn. Đó là hiện thực xã hội các bạn già ơi ! Mong rằng gia đình chúng ta không có cảnh nầy. Nhưng cuộc sống còn hơi dài, không biết sau nầy sẽ ra sao nữa đây. Hơi lo lo !

    • Phạm Đức Mạnh nói:

      Anh Cả ơi! hàng ngày sống ở thành phố, thấy thế hệ trẻ bây giờ (không phải là tất cả) đang thay đổi giá trị đạo đức, cách nhìn nhân sinh quan theo chiều hướng xấu, hành động suy thoái. Vì tiền, vì sống vội, sống gấp; có những đứa con, cháu giết cả người thân, ngược đãi cha mẹ. Em về quê, tình trạng này đã lan ngấm vào cả vùng quê vốn yên bình, trong trẻo được coi là thành trì bền vững của gia giáo. Sự lo lo của anh, của em và bao nhiêu người…bây giờ không để trong lòng được nữa rồi. Cảm ơn anh đã san sẻ với em qua bài thơ này.

  4. Hoành Châu nói:

    Thời kỳ đạo đức suy đồi , trong CHƯƠNG TRÌNH VÂN HỌC  Cận đại , hiện đại  thế kỷ 19 đã có rất nhiều  nhà thơ đương thời lên tiếng          ,,,,,Trần Tế Xương ~ Nhà  Thơ châm biếm  Tú Xương  phải thốt lên ,,,,,,

    ,,,”Nhà  kia  lỗi   đạo   con   khinh  bố
    Mụ   nọ   chanh   chua  vợ   mắng   chồng !!”
    Với bài  thơ  DI  CĂN  của Phạm Đức Mạnh ngày nay cũng thế  , cũng bộc bạch nỗi niềm  u uất , nghi hoặc  của bậc làm cha , làm mẹ ,,,cái bế tắc trong giáo dục  gia đình lan rộng ra  nhân quần   xã hội ,,,, thật đáng ngại  cho những nhà giáo dục tiêu biểu , những   người cầm bút chân chính ,  ngán ngao nhìn   xã hội thay đổi , quan niệm con người cũng đổi thay theo ,  yêu  cuồng sống vội  ,,đặt tình cảm chân thật vào các mạng xã hội  ảo , thác loạn , tiêu cực  dẫy đầy ,, ,đồng tiền thống trị trên tất cả  giáo lý truyền thống  xưa cũ,,,,  Thật đau lòng !,,,Hoành Châu (Gia đình C  )

    • Phạm Đức Mạnh nói:

      Lời bình của chị sâu sắc quá. “Thật đau lòng” – tiếng than buốt tâm can của bậc làm cha, làm mẹ, của thầy cô giáo như chị… chỉ mong những bậc làm con, cháu đọc được và mỗi người thay đổi để vơi đi những bi kịch, những mũi dao suy đồi đâm vào tim bậc sinh thành. Cảm ơn chị đã đồng cảm.

  5. Phong Tâm nói:

    Trời vô cảm, đất niệm tình

    Chôn hoàng hôn xuống, kéo bình minh lên!

  6. Phạm Đức Mạnh nói:

    Cảm ơn nhà thơ Phong Tâm. Ý của anh thật sâu sắc, không thể mất hy vọng, buông xuôi. Phải. Chung tay kéo bình minh lên… thì mọi sự tốt đẹp phải ko anh?

  7. Phong Tâm nói:

    Bao giờ Phạm Đức Mạnh cũng phân chất được vị trà PT rót ra. Cám ơn em, nhà thơ!

  8. Phạm Đức Mạnh nói:

    Em cảm ơn nhà thơ Phong Tâm. Nếu có dịp anh em lại thưởng thức hương vị trà mới anh nhé.

     

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác