Đi bắt ếch
Ngày đăng: 3/11/2014 05:52:12 Sáng/ ý kiến phản hồi (6)
( Nếu ai sợ rắn xin đừng đọc bài nầy)
H1
Thịt ếch là món ăn khoái khẩu của nhiều người Việt Nam được biết đến như, ếch xào lăng, ếch xào giấm tỏi, Ếch xào cải chua, Canh ếch, Ếch trộn rau nhút, Ếch kho tộ… Đi bắt ếch cũng là một cái thú của những người sống ruộng đồng trước đây.
Nay xin kể lại cho anh chị cùng bạn bè những ai chưa từng biết thế nào là bắt ếch để biết bắt ếch như thế nào, cũng là kỹ niệm khó quên của hai anh em tôi của thời thơ ấu.
Câu chuyện xẩy ra vào một mùa hè năm nọ, ngày đó có một cơn mưa đầu mùa thật lớn, theo kinh nghiệm cho biết. đem nay là một đem lý tưởng để đi bắt ếch. Từ chiều tôi chuẩn bị mọi thứ, chuẩn bị đèn, chuẩn bị giỏ,hột quẹt, mua khí đá …..để tôi nay ra trận.
Em trai tôi cứ đi theo bên tôi mà năn nỉ “ Anh ơi! Cho em đi theo anh với” Nghe em xin đi cùng, tôi mừng biết là bao vì đâu có cái nào vui cho bằng được đi cùng anh em bắt ếch bắt cá, bắt chuộc… những kỹ niệm đẹp nầy tôi đã có với người anh trai tôi. Tuy mừng thằm trong bụng nhưng cũng ra điều kiện với em: “ Anh đồng ý cho mầy đi; nhưng em phải làm theo anh, chừng nào anh về thì về, chớ không được tự ý đồi về nhe!”. Em tôi mừng rỡ trên mặt và đồng ý ngay.
Trời chưa tối hai anh em lên giường ngủ, em nằm kế bên, còn tay thì nắm chặt tay tôi, em sợ tôi bỏ em ở lại, em còn dặn: “ Anh nhớ kêu em thức dậy để đi cùng”. Ngủ một giấc mẹ tôi đánh thức tôi dậy khoãng 10 giờ tối, rồi tôi kêu em tôi. Em vừa ngáp ngủ vừa nhìn ngoài trời tối đen như mực, dường như em tôi có phần e ngại, em hỏi lại tôi: “ Bây giờ mình phải đi hả anh?” Tôi trả lời dứt khoát: “ Phải đi ngay, tể nữa người ta bắt hết” Em tôi có phần do dự, tôi hỏi em “ Mầy có nghe cái tiếng gì không?” Em tôi trả lời; “ Em đâu có nghe gì” “ Có nghe tiếng HUỆCH! HUỆCH!… không?” Em tôi chú một hồi em đã nghe được và nói: “ Dạ, em nghe rồi” “ Đó là tiếng con ếch, chắc con ếch nầy ở gần nhà mình đó” Em tôi nghe vậy phấn chấn lên, thế thì hai anh em lên đường. Bên tai chúng tôi tiếng ếch tiếng bù tọt, tiếng cóc nháy, ãnh ương lẫn những tiếng côn trùng vang lên cả bầu trời đêm, nếu bạn nào sống dưới quê vào đầu mùa mưa thì biết âm thanh nầy và không thể nào quên được.
Sau những ngày mùa nắng kéo dài, đồng ruộng khô nứt nẻ, thiếu nước nghiêm trọng, trời sắp có mưa khí hậu ôi bức, nống nực thật khó chịu; cơn mưa lớn đổ xuống lúc đó như một ân huệ mà thượng đế ban tặng cho muôn loài. Sau cơn mưa lớn khí hậu mát mẻ, cây cỏ được tắm mát, muôn loài động vật sống trên đồng ruộng có nước để uống, chúng chờ đem đến kéo nhau mở hội ăn mừng, chúng ca, chúng hát, chúng kêu gọi nhau, trao tín hiệu cho nhau, vô tình chúng hòa tấu với nhau tạo thành một khúc ca đồng nội nghe êm tai. Tôi có thể nói cho bạn biết rằng, nó hơn cả đại nhạc hội của con người nhiều nhiều lần lắm, dù những ca đoàn lớn có tổ chức quy mô cũng bị giới hạng trong một không gian thời gian nào đó; còn âm thanh nầy kéo suốt cả đêm, có khắp đồng ruộng, đồng ruộng miền tây nối tiếp nhau rộng bao la, dài bất tận, nhưng ở bất cứ nơi nào trên cánh đồng bạn có thể nghe cùng một âm thanh đó.
Sau khi hướng dẫn cho em biết tiếng ếch kêu, tiếng bù tọt kêu, em tôi tĩnh táo hẳng, không còn sợ màng đem nữa.
Người đời nói con ếch chết vì cái miệng, câu nói đó không sai, nếu ếch, bù tọt không kêu thì không làm sao con người bắt chúng được, vì màu da của chúng giống như màu đất màu cây cỏ, dù mắt tinh trường đến đâu đưới ánh đèn cũng không phân biệt được chúng và nơi chúng ẩn núp. Ếch là một loài động sống trên đồng ruộng, chúng chạy nhẩy rất là nhanh, người thường không đuổi kịp, khó mà bắt chúng lắm, nhờ cơn mưa đầu mùa chúng ra tìm thức ăn, mê con mồi mà dạng lên, chúng đi tìm nhân tình, khi đã mắc cặp nhau rồi thì chúng không sợ gì nữa, lúc đó bắt chúng không khó mấy. Nghe tiếng ếch kêu người ta có thể đón con ếch đó to hay nhỏ, và theo tiếng kêu của chúng mà tìm bắt chúng, bù tọt khi nó kêu dường như nó không dừng lại được, người đi bắt nghe tiếng kêu phải chạy nhanh trước khi chúng ngưng, đôi khi bắt trên tay rồi mà chúng vẫn còn kêu.
Đúng như dự đoán đêm nay nhiều ếch nhiều bù tọt, tôi sách đèn khí đá chạy theo tiếng kêu, em tôi mang giỏ cũng nhanh chân chạy sát bên tôi, bắt được rất nhiều, thỉnh thoảng có những con nhỏ dễ bắt, tôi cho chính tay em bắt nó, em tôi thích quá, hai anh em quá mãi mê chaỵ đuổi bắt quên đi cái sợ hãy của ban đêm nơi đồng ruộng hoang du, quên đi sự mệt mỏi, và không biết mình đang ở đâu.
Hai anh em nghe tiếng con ếch kêu thật là lớn và cách hai anh em không bao xa, mừng quá nhanh chóng chạy đến, tưởng kỳ này bắt được ếch bự về khoe cả nhà; khi đến nơi, trước mắt một cảnh hảy hùng, một con rắn thật lớn đang nuốt chửng một phần con ếch, chính vì vậy mà con ếch nó kêu rất lớn. Tôi là một chú bé chăn trâu lớn lên từ ruộng đồng, đặp bắt rắn là chuyện thường, tôi định tìm một cành cây đập nó mang về cho ba tôi, ba tôi rất ưa thịt rắn. Em tôi sợ quá cảng lại, ở đây giữa đồng ruộng không có cây, và thú thật ban đem nhìn con rắn nầy tôi cũng có phần sợ, Tôi nhớ lại lúc đó rùng rợn lắm dưới ánh đèn, cái đầu nó nuốt một phần con ếch nên to tướng biến dạng lạ thường, hai con mắt lồi lên, nhìn vào thấy ghê tợn lắm, và sợ nhất em tôi còn nhỏ, nếu không đập nó được nó quay lại tấn công thì em tôi sẽ khốn mất, nhưng ra vẽ oai phong với thằng em “ Vì mầy anh tha cho nó”. Thế là hai anh em tôi để con rắn ở đó bỏ đi thật xa, đến đồng ruộng thật xa nhà mà bắt, không ngờ ở nầy xa xôi quá ít người đến nên nhiều éch và bù tọt ha anh em tha hồ mà bắt. Đang mãi mê bắt thì bỗng đâu có tiếng con ếch, giống như con ếch bị rắn cắn lúc nãy đang ở kêu lên, tiếng kêu đó ở cạnh em tôi, em sợ quá bỏ chạy, tiếng rắn cắn ếch đuổi theo, em tôi vừa chạy vừa la thất thanh: “Cứu em! Rắn! Rắn…” Tôi gọi đèn theo hướng em tôi và chạy theo, nhìn thấy dường như một con rắn lớn đang đuổi sát bước em tôi, không thể tìm ra một vất gì để chống lại rắn, chỉ còn cách lấy chân mà đa nó, tôi chạy nhanh về phía em tôi dùng chân đá, làm nước vang tung tóe khắp nơi, tiếng kêu cũng hết, thấy tôi hùm hổ quá em tôi cũng bớt sợ, thú thật lúc đó tôi cũng sợ gần chết, nhưng không còn cách nào khác, không thể bỏ em mình lúc nguy nang mà không cứu. Một hồi lấy lại bình tỉnh em hỏi: “ Anh đá nó có chết không?” Tôi như người anh hùng lắm nói với em tôi; “ Anh không biết! Chắc nó sợ anh em mình rồi ” Miệng thì nói thế nhưng trong bụng sợ quá chừng, rồi dẫn em qua vùng đất khác nữa, tránh càng xa càng tốt. Đi thật xa rồi, thấy an toàn, hai anh em tiếp tục, chỉ bắt một hồi thì tiếng ếch đó lại xuất hiện như trước thế thì em bỏ chạy, bây giờ em tôi càng sợ hãy hơn, tiếng cừu cứu càng thất thanh hơn, em chạy trước tôi chạy đuỏi theo phía sau cũng dùng chân mà đá, em chạy đến dùng đất cao không có nước mưa động không thấy rắn đuổi theo, tôi chạy đến bên em mới phát hiện tiếng ếch vừa kêu nằm trong cái giỏ mà em em đang mang trên lưng, thì ra một trong những con ếch mà anh em tôi bắt phát ra tiếng kêu. Do ám ảnh con rắn cắn con ếch hồi nảy gây ra lắm tưởng, tuy biết vậy, nhưng thấy em sợ quá nên tôi quyết đi di về.
Sáng hôm sau kể lại cho cả nhà nghe, ba tôi nói: “ Con rắn đang cắn con ếch, nó đâu còn miệng nào nữa má cắn được các con” Nghe đến đây cả nhà cười ùm lên.
Mỗi lần nhắc lại chuyện này hai anh em tôi đều cười, và cả nhà đều cười. Rõ ràng con rắn đang nuốt con ếch trong miệng mà làm sao mà tấn công được người. Đã nhận biết một cách chính xác như vậy, nên đâu có sợ gì nữa, thế mà nó vẫn hiện về trong cơn ác mông lúc ngủ.
Võ Châu Phương
Bạn Võ Châu Phương thân mến,
Thật lý thú khi 7 đọc bài viết của bạn! Ở quê 7 gọi là đi soi ếch! Soi bằng đèn khí đá. Khi đi thường mang theo vợt, cây roi sắt hoặc cây mác cán dài!
Có những đêm ếch hội, tiềng huềnh huệch rân trời! Anh Hai và anh 6 của 7 soi bắt ếch rất tài! Và tất nhiên …rắn cũng săn ếch, nhái nên người đi soi ếch phải tinh mắt và thận trọng, biết phân biệt tiếng …kêu cầu cứu của ếch/ nhái khi chúng bị rắn hoằm. Thường hai anh của 7 trong trường hợp đó trở thành “ngư ông đắc lợi”, bắt đủ cả ếch và rắn! hihihi…
Thịt ếch thì ngon khỏi phải nói! Xưa nhà 7 thường ăn cà ri ếch hoặc ếch xào nước cốt dừa với sả, lá cách, nghệ và đậu phọng! Ôi, nước miếng tứa ra rồi!
Tất cả biết tìm đâu…! biết tìm đâu…! hichichic…
Cám ơn cô Bãy đã đọc và viết phản hồi. Ngày đó ở dưới quê cũng bắt ếch bằng đèn khí đá, nhưng không biết dùng vợt lưới, chỉ dùng tay không mà bắt.
Thường nhà ai biết đan chài lưới thì mới có vợt! Anh Hai của 7…rành 6 câu về các khoản nầy và 7 học lóm được cũng bộn bộn!
Võ Châu Phương biết không, ra giêng đi đào hang bắt ếch càng thú vị hơn nhiều. Phải biết nhìn ra dấu chân ếch ở miệng hang! Dấu chân có thể cho ta đoán độ lớn của con ếch!
Miệng hang còn cho ta biết bên trong có rắn hay có chuột để mà đề phòng và tìm thêm các ngách khác của hang…!
Ếch ở hang tháng giêng bao giờ cũng có màng “mồng tơi” thật to và ếch luôn luôn mập! Cà ri là tuyệt cú mèo!
Nhớ chuyện xưa quá bạn Võ Châu Phương ới ời ơi…!
Chị 7 ới ời ơi!!! chị đi soi ếch, thấy ếch rồi chụp ếch phải không? Sẳn dân ban C, văn chương đầy bụng, ngâm nga “. . Xoạc cẳng đo xem đất ngắn dài. . ” hì hì
Chị 7 Kiều Trinh ơi , hôm nay em mới được nghe một câu “để đời ” của cô Dương Vương thị Tùng , ngày xưa cô nói ” Nếu lỡ mình trợt té hãy nói ,,,,” Giơ tay vói thử trời cao thấp ,,,/ Xoạc cẳng đo xem đất vắn dài. Cảm ơn ÚT Hoàng Hưng đã nhắc nhớ cô giáo dạy giỏi của ngày nào !
Này hỡi Út Hoàng Hưng,
Hễ Út xuất hiện là hầu như Út xách theo…cần câu… cắm!
Thấy ếch là phải chụp ếch sao cho nhanh gọn chính xác chớ hổng lẽ mình đứng… ngắm he!
Mà hễ chụp ếch phải đành…ngậm ngùi ngâm nga ngay:
“…Xoạc cẳng đo xem đất ngắn dài..!”
Mới hay chụp ếch bở hơi tai
Xoạc cẳng cả đêm chưa hết đất!
Thì ra chụp ếch lắm…chông gai!
7 bèn bỏ nghề chụp ếch để đo đất và chuyển qua nghề đo…ván nhưng cũng chẳng khấm khá gì ráo, Út à! 7 bèn tự cười tự an ủi…hihihi…!
Còn em 14 Hoành,
Cô Hồng Khanh sẽ cố gắng tìm lại thông tin của Cô Tùng rồi cho chúng mình biết sau. Hãy gom góp kỷ niệm và chờ đợi…ơn trời Cô Tùng về lại quê nhà, 14 Hoành nhá!