Đọc thơ Đường trên trang nhà

Ngày đăng: 26/08/2014 07:59:18 Sáng/ ý kiến phản hồi (11)

Ngày 20/8/2014, lên trang tongphuochiep-vinhlong, đọc thơ Đường luật, bài xướng: “Lão già đêm trung thu” của thi sỹ Trương Văn Lũy làm năm 2012; kế đến là bài họa “Lạc Mộng” của tác giả Lê Liên “khơi mào” phát động tạo nên hương vị mới về thơ trang nhà. Tôi rất thích ý tưởng này, đã đọc và nghiền ngẫm những bài họa của các anh, chị –  những cây viết am hiểu về thơ Đường: “Trung thu nhớ bạn” – HOA ĐĂNG; “Tự tình” – PHONG TÂM; “Cội già và thu” – NGUYỄN HỒNG ẨN; “Trung thu đoàn viên” – PHAN LƯƠNG; “Trung thu mơ ước” – HOÀNH CHÂU; “Chàng trẻ đêm trung thu” – MỘT LÚA, “Bên hồ ngắm trăng” – HOÀI THƯƠNG,… Và đặc biệt, sau khi đọc “Nghĩ về thơ Đường” – bài của Nhà thơ gạo cội Phong Tâm “Khởi động phong trào” – thấy mọi người ủng hộ rần rần, và có nhiều phản hồi sâu sắc như: Nhà thơ HỒNG BĂNG, nhà thơ PHÚ THẠNH; nhà thơ YÊN DẠ THẢO, nhà thơ, nhà bình luận HOÀNH CHÂU, nhà thơ NGUYỄN THỊ KIỀU CHINH,… tôi mới giật mình và thương cho chính mình vì… chỉ biết rất ít về thơ Đường khi còn học trung học, và không có “khiếu” sáng tác về thể thơ này. Chính vì vậy, tôi âm thầm lặng lẽ đọc , và không dám viết một câu thơ Đường nào để hưởng ứng với Lê Liên và các anh chị rành thơ Đường là vậy! Mong các anh, chị thông cảm cho.

Không rành về thơ Đường, nhưng PĐM đọc và thưởng thức các bài họa rất hay, mỗi người một vẻ hướng về mùa trung thu. Vậy hy vọng nhận được bánh trung thu của các anh, chị gửi thưởng cho người đọc, nhất là tác giả khởi xướng Lê Liên.

Chúc cuộc vui của các anh chị say mê thể thơ Đường tiếp tục chảy mát rượi như ánh trăng vàng mơ ước!

Phạm Đức Mạnh

DSCN3269       Phạm Đức Mạnh gửi cho Hải Đường tập thơ mới

Có 11 bình luận về Đọc thơ Đường trên trang nhà

  1. Lê Liên nói:

    Dạ ! Liên xin chào quý thi huynh, thi tỷ!

    Đúng là tiểu muội làm khó cho cả nhà ta khi khởi xướng chuyện HOẠ THƠ ĐƯỜNG LUẬT!

    Tiểu muội rất vui, rất cảm động vì những tâm hồn thơ của quý thi huynh, thi tỷ rất dạt dào, rất tự nhiên !

    Tiểu muội muốn gởi quà trung thu lắm, nhưng chẳng biết gởi bằng cách nào, cho nên tiểu muội sẽ hoạ một bài nữa, gởi  chúc mừng cả nhà ta. Đặc biệt là đại huynh Phong Tâm luôn nhiệt tình giúp mọi người chỉnh sửa Đường Thi. Và các huynh, tỷ ai cũng khiêm tốn, học hỏi khiến tiểu muội thấy hoan hỉ vô cùng! Trang nhà Tống Phước Hiệp quả đúng như huynh Hồng Băng từng động viên muội : ” Rất hiền hoà, thân thiện!”

    Cảm ơn anh Phạm Đức Mạnh đã nghiền ngẫm thơ Đường của trang nhà . Anh không quen sáng tác thơ Đường cũng không sao cả! Miễn có đọc  giả là có người làm thơ ..Đường thôi anh ạ. Thơ Đường của nhà ta có  MẬT! .. Mật ngọt tình nghĩa! Dù có chưa đúng niêm luật, nhưng không  lỗi nhịp yêu thương .

    Muội yêu trang Tongphuochiep_VL là thế! Muội cảm ơn cả nhà đã hưởng ứng lời mời của muội. Cảm ơn anh Đức Mạnh đã chia sẻ nổi lòng… với mọi người nhé!

    Thân ái,

    Lê Liên Tiểu muội.

    • Phạm Đức Mạnh nói:

      Gửi: Tác giả LÊ LIÊN

      Hồi tháng 9/2013 nhà thơ Hồng Băng khơi dòng chảy thơ HAIKU để làm mới cảm xúc hưởng thụ thơ với đọc giả trang nhà. Không ngờ, loại thơ “nhập khẩu” mới này mọi người hưởng ứng muốn “vỡ chợ thơ” trang nhà, và ông HB bị sút mấy ký vì phản hồi; rồi lo chỉnh sửa, góp ý những bài làm chưa đúng. Kết quả tổng kết, thu hoạch bó gọn trong 1 từ “ĐÔ!

      Dịp này, nhân mùa trung thu sắp về, Lê Liên khởi xướng “mùa thơ Đường” – thể thơ nhiều người không biết rành, và ngán vì niêm luật khó. Nhưng kết quả như thế nào thì Lê Liên thấy rồi. Bất ngờ quá phải không? vậy thì có gì đâu mà băn khoăn. Tiếp tục thôi, không thể ngăn nguồn thi hứng đang vàng ngậy ánh trăng rằm của biết viết và người thưởng thức được. “Tới luôn bác tài”.

      Cũng phải cảm ơn nhà thơ Phong Tâm đã không tiếc thời gian tận tình hướng dẫn, sửa lỗi cho những tác giả còn chưa hoàn thiện thể thơ này. Riêng PĐM cũng đang “ngâm cứu” và có thể làm thử xem sao.

      Chúc Lê Liên và các tác giả yêu thơ Đường tiếp tục sân chơi sôi động – ít nhất là hết mùa trung thu.

  2. Hoành Châu nói:

    Phạm Đức Mạnh thân mến, ngày xưa học tơ Đường là chuyện không khó nhưng ngày nay sáng tác Đường thi lại là công việc vô cùng phức tạp nhưng hấp dẫn lạ thường. Phức tạp vì người sáng tác ( họa thơ ) phải nắm vững luật thơ Đường  bên cạnh đó còn bao nhiêu điều hấp dẫn là dễ bề sáng tạo tình tiết miễn không bị thất luật ! Các ACE ơi, quỹ thời gian của Hoành Châu khiêm tốn lắm mà cứ ham mê đủ thứ . Mới HỌA chập chững sao Hoành Châu thích quá ? Có ai như Hoành Châu không ?

  3. Phong Tâm nói:

    Đức Mạnh à, cây kim thời gian của tôi chỉ còn quay trên mấy đầu ngón tay, mong rằng quay hết vòng nầy tới vòng khác để còn cười giỡn được nhiều vòng, mê cũng đủ thở dốc, say nữa thì tắt thở luôn đó ông biết không? Chúc Hoành Châu mà tôi nghe điếng hồn!

    • Phạm Đức Mạnh nói:

      Dạ! tính thâm niên theo năm tháng, anh còn MÊ và SAY hơn chị của em nhiều. Bởi vậy chiếc kim thời gian đã bị những vần thơ đủ thể loại “đu bám” nên hình như quay chậm lại để hồn thơ của anh luôn trẻ, nhất là thơ viết về tình yêu của anh – không có tuổi! Chúc anh dồi dào sức khỏe, chạy việt dã trên “đại lộ thơ” không mệt. Theo sau có tụi em tiếp “nước tăng lực” ha anh!

  4. Lê Liên nói:

    Cảm ơn sự cổ vũ của anh PĐM. và chị Hoanh Châu!

    Lê Liên cũng không kém phần hồi hộp mỗi khi đọc được một bài Hoa mới của nhà mình. Mỗi bài có mỗi bước tiến khác nhau. Hoạ  rất hồn nhiên… Sau này khi chúng ta Hoạ thông thạo rồi, thì những bài hoạ đầu tiên là những bài hoạ quý,  có nhiều kỷ niệm. đáng yêu lắm!

    Lê Liên sẽ làm tổng kết lại sau khi các bài thơ được các anh chị chỉnh sửa lại!

    Cảm ơn quý anh chị nhiều lắm!

    Thân ái,

    Em, Lê Liên

    • Phạm Đức Mạnh nói:

      LÊ LIÊN thân mến!

      Người trồng hoa thì mong được hoa đẹp, hoa thơm. Người trồng cây thì mong cây xanh tốt và hái quả ngọt. Theo PĐM nghĩ, tiềm năng về thơ Đường của những ACE trang nhà TPH-VL vẫn còn nằm trong “trầm tích thơ”, vì vậy mình có đề nghị Lê Liên không chỉ “…sẽ làm tổng kết lại sau khi các bài thơ được các anh chị sửa lại”, mà M nghĩ: Lê Liên trao đổi với Chủ nhiệm trang – anh Lương Minh; bác trưởng – Nhà thơ Phong Tâm… nên tiếp tục duy trì thể thơ này trên TPH, Lê Liên hoặc nhà thơ Phong Tâm, hoặc anh, chị nào đó thi hứng ra “chủ đề” để mọi người thích thơ Đường cùng họa. Sau đó, nếu thấy “Cần & Đủ” có thể in thành tập lưu giữ lại cho hậu thế (đặc biệt là thơ Đường viết về miền châu thổ Đồng bằng sông Cửu long – đất Chín Rồng).

      Đây là ý kiến cá nhân của người chưa viết được thơ Đường, nếu có lỡ “cầm cờ chạy trước ô tô” – mong các ACE thứ lỗi.

  5. Phan Luong nói:

    Hồi cấp 3 học ban C , giờ Văn lại sợ nhất là thơ Đường .Vậy mà giờ Lê Liên khơi nguồn và nhờ sư phụ Phong Tâm hàm thụ cho , vậy mà cảm thấy vẫn còn dốt như me.Nhưng mà ko sao cứ chờ mà cem nhé. Sư phụ Phong Tâm ui ! Thơ của sư phụ rất mượt mà và còn rất xuân nửa .Vì vậy hãy luôn sống vui,sống khỏe và trẻ như thơ của sư phụ nhé

    Em mới vừa phản hồi bài thơ Đường của anh NHA sư phụ vào xem góp ý dùm PL nhé

  6. Hoành Châu nói:

    Em Lê Liên và Phạm Đức Mạnh thân mến , chị nghĩ chúng ta đã có  Mục chợ thơ và siêu thị thơ   rồi ,,, chúng ta không nên quấy rầy  những người có chức năng nữa, tội nghiệp ! Những bài thơ cần đăng để cho mọi người họa phải qua sự duyệt xét của chuyên môn ( Qua sự kiểm duyêt của anh Phong Tâm, anh NHA , cô  Lê Liên,  cô Yên Dạ Thảo,   ,,,,,,,,  những người tiếp xúc nhiều  với xướng họa )   chỉ bằng con đường đó thì phong trào họa thơ mới không bị mai một , tắc nghẽn ,,  Chị Hoành Châu

  7. Hoài Thương nói:

    Tiểu đệ thì sanh sau đẻ muộn, nhưng cũng tán thành , hoan hô những lời hay ý đẹp của các bật trưởng bối  PL, HC, PĐM như trên, nghiã là mình hãy để yên những cổ vật vào một nơi yên tịnh, an toàn, kg thì dễ bị đánh cắp hay hư hỏng thì uổng lắm. Mong được qúi trưởng bối xem xét.

Trả lời Phan Luong Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác