Thằng Bần

Ngày đăng: 10/07/2014 05:22:15 Sáng/ ý kiến phản hồi (10)

1- Ba má nó đặt tên cho nó là Bần. Không biết có phải vì nhà quá nghèo túng, bần hàn lúc khi sinh nó ra nên đặt tên nó là Bần. Có người nói hỏng phải zdậy…Tại vì nhà ba má nó ở gần mé sông. Một cái chòi lá nằm lẩn trong đám bần mọc đầy xung quanh nên đặt cho nó cái tên Bần. Bần là cây bần chứ hỏng phải bần là nghèo. Nhưng mà nghĩ như vậy cũng chưa đúng vì nhà nó nghèo rớt mồng tơi nên ba má nó đặt tên nó để nhớ cái thời nghèo của gia đình.

Ba nó có một chiếc ghe nhỏ dùng để chở mướn. Ai mướn chở gì thì chở cái đó. Nhưng nhiều nhất là chở trái cây vì nguyên cái cồn lớn nầy mọi người đều làm vườn: Chôm chôm, nhãn, chuối và các loại cây trái khác. Ba nó chèo lái. Má nó chèo mủi. Còn nó thì nằm co ro trong khung buồng  gần sau lái ghe. Công việc đi ghe có khi một buổi hoặc vài ngày tùy theo chuyến. Cho nên chiếc ghe như là chỗ ở. Căn nhà chòi chỉ đến cuối năm, hoặc có giỗ quãy thì mới lên đó.

Được 11, 12 tuổi gì đó ba nó gởi nó cho một người bà con xa là chủ đò để nó bán các thức ăn vụn vặt như bánh cam, bánh chuối , đậu phọng rang, có khi thêm mấy chiếc quạt giấy cho khách đi đò….Và từ đó nó xuôi ngược trên con đò đưa khách. Lúc về bến thì nó lo quét rác trên sàn đò. Tối thì nó ngủ lại trên đò để giữ đò.Thường khi nửa khuya nó bị giật đầu dậy vì bạn hàng đi buôn lục đục đem hàng xuống  nói cười om xòm. Đời của nó dính liền với sông nước.

IMG_1578       Một buổi nọ chiếc đò chở nhiều khách coi rất lạ. Nó cũng chẵng để ý làm gì. Cứ đi tới đi lui rao bán hàng. Hôm nay mớ quạt giấy mà nó có bán hết sạch trơn. Cái xịa bánh cũng vơi đi nhiều. Chiếc đò hôm nay có gì đó trục trặc nên chạy chậm và cứ tấp nhiều nơi cho khách lên. Thường thì đò về đến bến khoảng chiều chiều. Hôm nay mặt trời đả xế bóng mà nó còn ì ạch…chắc tối mò mới về đến bến chợ..nó nghĩ bụng như vậy. Chiếc đò quay mủi vào bờ. Máy nổ xịt khói đen rồi tắt ngủm. Mọi người nói máy bị hư. Chủ đò xin lổi bà con bạn hàng vì chắc đò phải đâu lại để sửa chửa.Bà chủ nói sẽ thối tiền lại cho ai  muốn qua các đò khác về thì cứ về. Các bạn hàng cầu nhầu một hồi rồi ai nấy nhận tiền đò lại và lo tìm phương tiện khác để về nhà. Hôm nay mớ bánh còn lại nó bán sạch trơn.

Trời đã chạng vạng tối. Số khách còn lại không lên bờ. Họ là những người khách mà nó chưa bao giờ gặp đi trên chuyến đò nầy.Trời xụp tối hẳn. Có vài chiếc xuồng nhỏ tấp lại. Một số người bước nhanh vào khoan đò. Thằng Bần lúc nầy nằm co queo ngủ khò chẵng cần biết trời đất gì hết.

Chiếc đò nổ máy chạy từ bao giờ…Nó mở mắt ra nhìn trên đò lúc nầy thêm nhiều người ngồi chật ních.Ngoài trời ánh trăng non mờ mờ. Giải sóng lấp lánh càng lúc càng rộng. Con đò ra khơi.

Tin chiếc đò có thằng Bần đã vượt biển đồn đặi khắp nơi. Có người nói chiếc đò đã đi thoát. Có người nói chiếc đò bị lính biên phòng bắn chìm lúc mới ra khỏi cửa biển. Đò bị cháy mọi người trên đò bị chết hết. Ba má thằng Bần nghe tin buồn thúi ruột.Chắc cái số thằng Bần chỉ sống được đến đó. Má nó thấp nhang cầu nguyện: “Bần ơi!Sống khôn, thác linh về báo mộng cho ba má biết nghen con!”

 

2-   Sống nơi xứ người hơn chục năm.Thằng Bần lúc nầy là một kỷ sư điện toán làm cho một hãng Mỷ  ở SanJose. Hồi mới qua nó được một gia đình người Mỹ nhận làm con nuôi. Nó được đi học với mọi tiện nghi đầy đủ. Nó học giỏi và đổ bằng kỷ sư điện toán lúc nó được hơn 26 tuổi. Nó muốn không quên cái tên của mình nên xin ba má nuôi cho nó giử lại cái tên cũ.. Vì tiếng Mỹ không có dấu, nên trong giấy tờ nó tên là Ban. Ban quen con bé, con của một gia đình khá giả ở Sài Gòn đi cùng chuyến.Cả hai cùng đi học chung trường Đại học ở SanJose. Sau khi tốt nghiệp đại học và có việc làm hai đứa làm đám cưới với nhau.

Nếu còn sống trên con đò xuôi ngược từ Chơ Lách đến Mỹ Tho, từ Mỹ Tho về Chợ Lách thì đời thằng Bần chắc cũng không hơn vì ba má nó. Vợ thằng Bần có điều kiện sống ở Sài Gòn lại khá giả, chắc sẽ sống khá hơn và như vậy chắc rằng nó sẽ không bao giờ cưới được vợ nó như bây giờ nó có được.

Cuộc đời nó khá giả của thằng Bần đã kéo đời sống ba má nó ra khỏi cái chòi ở bờ sông và chiếc ghe cũ kỷ.

Trong một  xã hội mà quyền sống con người được hưởng thụ giống nhau thì mọi người sẽ được thăng tiến như nhau nếu họ cùng đi trên một con đường. Trí óc con người cũng vậy khó nói ai thông minh hơn ai.Trong một điều kiện tốt thì trí óc con của một nhà bần hàn vẫn phát triển tốt như con của một học giả huyên thâm .

Huỳnh Tâm Hoài

 

 

Có 10 bình luận về Thằng Bần

  1. nguyentringuyen nói:

    7đọc bài nầy đến chót thở cái phào! Anh Tâm Hoài ơi, cái kết thật đáng suy gẫm cho những ai có trách nhiêm với một kiếp người! Bần cũng có may mắn nữa, Anh Tâm Hoài ạ!

  2. HOÀNH CHÂU nói:

    Anh Tâm Hoài ơi, đổi tên BAN là hết nghèo ,hay thiệt  Bần có số tốt quá,,, mỗi người đều có một số phận anh ạ ,,Bài anh viết phần cuối thấm thía quá , ý nghĩa quá , số mạng được tạo hóa sắp xếp sẵn ,,  Chúc anh tận hưởng những gì  ưu ái nhất do đời ban tặng ,,Em Hoành Châu

    • tamhoai nói:

      Đây là một câu chuyện ghi lại khi nghe tin một chiếc đò từ Mỹ Tho về Lách và ra biển hồi thập niên 80.Trên đó có vài em bé bán hàng được đi luôn.Tôi viết câu chuyện có thêm một chút hư cấu và cố viết ngắn gọn để quý bạn đọc tron gói một kỳ.HTH

  3. TranThanh nói:

    Lâu lắm rồi mới gặp được anh BẦN.Cảm ơn Huỳnh Tâm Hoài đã gọi tên anh.

  4. Một Lúa nói:

    Lâu lắm nhưng tui còn nhớ rõ. Trong một buổi tiệc ở nhà người bạn, có anh kia tự nhiên nói lớn sau khi nghe bà con khoe đủ thứ trên đời. “Cho tui một đứa con nít, tui bảo đảm hai mấy năm sau nó cũng trở thành ông nầy hay bà nọ”. Mọi người nín khe bẽn lẻn, giả bộ như ổng nói ai. Tui biết anh ấy lúc đó khoảng 40, độc thân lâu năm. Tui cà khịa cho không khí bớt gay cấn: “Tui cho anh Một Lúa, lấy không?”

    -Mầy chai cứng rồi, tao huấn luyện mầy thành ông không nổi.

    Có một tay khác ngứa miệng lên tiếng:

    -Anh T. ơi, cần gì anh huấn luyện thằng Lúa mới thành ông. Nó có đứa cháu gái kêu bằng cậu ở gần nhà tui, đứa cháu đó có 2 con nhỏ. Thằng Lúa thành ông Lúa mấy năm nay, nó đâu cần qua trường lớp của anh.

    Hihi

     

     

  5. Nguyễn Văn Lần nói:

    Tui cũng vậy. Đâu phải qua trường lớp gì. Cũng như Một Lúa và Tâm Hoài, có cháu nội, ngoại đề huề.

  6. PhươngNga nói:

    Biết là chuyện có một chút hư cấu, nhưng hơi tức anh Tâm Hoài một tí.  Đã vậy sao không “chơi tới bến” luôn, cớ gì anh ngưng ngang một cái rột ở khúc kéo ba má nó ra khỏi cái chòi và chiếc xuồng bên sông.  Ba má nó có sang Mỹ không?

Trả lời tamhoai Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác