Độ sinh
Thuở xưa, con đường hoằng hóa đạo Phật từ bắc xuống nam thuộc Ấn Độ, vì thế năm trăm năm sau kỳ kiết tập đầu tiên, Phật pháp truyền từ hai dòng chánh. Phía bắc truyền sang đông, nhánh này gọi là Bắc Tông, bao gồm các nước: Tây Tạng, Trung Hoa, Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam. Phía nam cũng truyền về đông, nhánh này gọi là Nam Tông, bao gồm các nước: Tích Lan, Thái Lan, Miến Điện, Lào, Cao Miên, Việt Nam. Như vậy Việt nam hưởng được cả hai phái truyền thừa, thực sự rất phong phú trong đạo pháp, đa dạng trong tu viện.
Hiện thời Phật đạo đang có những tu viện lớn tại Pháp, Đức, học tăng Việt Nam được gởi sang đó học. Sau thời gian dài, Ấn Độ nơi phát xuất lu mờ dần, nay cũng được phục hưng lại do các vị sư Việt Nam, Trung Hoa, Nhật bổn mở đường, cho nên hiện nay các học tăng cũng từ Việt Nam sang bên ấy học- tập pháp. Mời các bạn xem vài hình ảnh nhân Phật Đản 2014
Trương Mẫn
H1 Biểu tượng trang trí trên đầu tu viện ở Trà Vinh thuộc hệ phái Nam Tông
H2 Vị sư Nam Tông hành cước trên đường nông thôn thuộc xã Tân Hòa- Cái Đôi
H3 Vị sư thuộc phái Khất Sĩ
H4 Buổi lễ trai tăng trong gia
H5
H6
H7
H8
H9 Ni đoàn thuộc hệ phái khất sĩ, ni trưởng dẫn đầu đoàn kinh hành trong lễ an cư kiết hạ của khóa tu cùng trai tăng . Tịnh xá Ngọc Chơn xã Tân Hòa- Vĩnh Long
H10 Buổi thuyết pháp tu học nơi tịnh xá Ngọc Quang – Sa Đéc
Mời Anh Phú xem slideshow Huệ làm, để nhớ ngày Phật Đản
Ánh Đạo vàng
https://www.youtube.com/watch?v=BWKx3iSGD_g
Cám ơn Huệ Đặng gởi ( Ánh đạo vàng- Gia Huy ca) ảnh slide show đẹp.
Thân cùng Huệ Đặng, chúc gia đình an vui trong ĐẢN SANH PHẬT.
Anh Trương Mẩn có biết mấy ông thầy cúng thuộc Nam Tông hay Bắc Tông. Có cần sang Trung Hoa du học không? Tục cúng kiến có từ lúc nào?
Chào anh Hoàng Hưng. Bắc tông, Nam tông các sư được thỉnh cầu siêu, còn thầy cúng ca ngâm hiện thời, đội mão, cờ lộng dường như học có bằng đàng hoàng, ngày nay gia đình lắm tiền thường thưa thỉnh mời, các vị này có vị là thượng tọa trong chùa thuộc bắc tông, gần nhà tôi có chùa vị trụ trì thường vắng lên SG tụng đám ” phước nhiều” , không biết có học bên Tàu không?, theo thiển nghĩ có lẽ tục cúng của mình ngày xưa lắm, theo chân của Tích Quang- Nhâm Diên quan tàu sang VN dạy làm ruộng cùng nghề trồng trọt chăn nuôi, hỏng biết có đúng ý Hoàng Hưng không?
Thưa anh Mẩn, hồi xưa học sử nghe thầy nói tích Quang, Nhâm Diên sang VN dạy trồng trọt. Cũng nghe nói tục lệ cầu siêu cúng kiến cũng được nhập từ Trung Hoa. Nghe nói tục đó chỉ có sau loạn An lộc Sơn. Hình như lúc đó tất cả các chùa đều có tên là Khai Nguyên. Sau loạn lạc chết chóc quá nhiều, vua Đường gì? Tông ra lệnh các chùa Khai Nguyên cầu siêu cho những người bị mất vì loạn lạc. Từ đó các chùa có thêm job cầu siêu cúng kiến. Nếu đúng vậy thì hồi Phật còn tại thế hỏng có dạy cầu siêu, cúng kiến. Tục lệ cầu siêu cúng kiến do sáng kiến của con Phật sau này. Lúc nghe Phạm hồng Phước nói, nghề viết báo ở Việt Nam kiếm một tháng chỉ 5,6 triệu. Nghe cô 9 ở nhà nói, một thầy cúng ở Cầu Mới tụng một hồi kinh giá triệu rưởi. Tôi nghĩ thầm, viết báo làm chi cho cực, học tụng kinh kiếm tiền khỏe hơn. Viết báo không đúng với ý của người đọc, người đọc la ơi ới. Tụng kink trật đâu có ai biết đâu. Có biết cũng đâu có ai la. Anh biết, tôi biết là biết rồi. Hổng cần la, nhận tiền thù lao hậu hỉ. Được ngồi trên ăn trước, sướng thấy mồ.
Cùng Hoàng Hưng, phần này mình tếu táo cho vui. Trong Phật giáo có rằm tháng bảy theo lệ, thập phương chư tăng tụ hội xá tội vong nhân, còn tích bồ tát Địa Tạng bản nguyện độ vong nhân sa địa ngục, do vậy, người mới đi ” diện đoàn tụ” quy ước tụng kinh Địa Tạng và tiếp dẫn vong linh kinh A di đà. còn tụng triệu rưỡi trong đám là rẽ rồi. Hiện nhu cầu tụng với thầy cúng đội mão theo tôi nghe, tựa như ca hồ quãng pha hát ư ư kiểu hát ( bội) có micro đàn địch trống kèn vang lừng, kéo dài từ đầu hôm, dài.. dài có lẽ theo độ dầy giấy bạc “bẻo”. Phần ca cẩm này nhìn nghe là biết gia chủ ( đẳng cấp) liền, nếu cắc cớ HH hỏi tôi cũng không biết giá bao nhiêu mà kể, nếu biết kể ra chắc tui xỉu ” máu xâm”.