Mỹ Lý triển lãm thư pháp mừng SN 60 năm.

Ngày đăng: 3/11/2013 11:10:18 Chiều/ ý kiến phản hồi (2)

Sáng chủ nhật 3/11, CLB thư pháp nét Việt (Nhà VH thanh Niên) đã khai mạc triển lãm thư pháp Việt với chủ đề Hoa Tâm giới thiệu tác phẩm của Nhà thư pháp nữ  Huỳnh Thị Mỹ Lý nhân ngày Nhà giáo Việt Nam. Đây cũng là đợt triển lãm mừng sinh nhật của chị vừa tròn 60 tuổi. Trong tất cả các thư pháp gia tại TP.HCM, Huỳnh Thị Mỹ Lý là một hiện tượng khá lạ: một bà đồ, lớn tuổi có nét chữ cứng rắn hơn cả những nam nhân. Điều này cũng không lấy làm lạ vì chị đã thọ giáo một họa sĩ người Hoa ở Chợ lớn. Người chơi thư pháp tại thành phố có đến hàng ngàn người, bằng chứng là chỉ một thầy đồ Hoa Nghiêm gần như  mở lớp liên tục hơn 5 năm nay mà lớp nào cũng có vài chục người theo thọ giáo.

 Học thì nhiều, số người hành  nghề ít hơn, nhưng nếu mỗi khi xuân về, ra các phố ông đồ thì tràn ngập người viết thư pháp. Một nhà nghiên cứu thư pháp than thở, phong trào thư pháp ngày càng lên nhưng không đáng mừng, bởi có nhiều bức thư pháp chữ viết trông giống như con giun, nhìn vào là không thấy gì là nghệ thuật. Chữ viết của Mỹ Lý chưa thể gọi là xuất chúng, nhưng nhìn vô người xem phải công nhận là thư pháp đúng nghĩa, nhất là chị sử dụng chỉ hai màu đen trắng truyền thống, khiến cho người sành điệu chữ viết và lớn tuổi ưa chuộng.

Mỹ Lý vào nghề cách nay mười năm, vác bút lông đi học viết chữ ở thư pháp gia nổi tiếng ở Chợ Lớn, năm 2008 xuất đầu lộ diện trên chốn giang hồ và đến nay thì đã có cuộc triển lãm riêng với sáu mươi bức thư pháp, đánh dấu tuổi đời mà chị đã trải qua. Một phóng viên nữ hỏi chị, cơ duyên nào đưa bà đến với thư pháp? Chị cho biết hồi năm 2003, nhân dịp kỷ niệm ngày quốc tế phụ nữ, chị đọc báo thấy có cuộc triển lãm về mẹ của 5 tác giả với 100 tác phẩm ở Nhà Văn hóa quận 5 nên hiếu kỳ đến xem. Do đến muộn, nên hiện trường chỉ còn lại một bức chữ Mẹ của họa sĩ Trần văn Hải, còn 99 bức kia đã có người mua hay các tác giả đã thu dọn về nhà. Đứng trước tác phẩm của Trần Văn Hải, chị thấy lòng rung động và tự nhiên muốn trở thành nhà thư pháp, nên đã xin họa sĩ nhận chị làm đệ tử và chị đã được toại nguyện. Từ đó, mỗi ngày chị được thầy Hải chỉ vẻ từng nét bút, từng kiểu chữ chân, chữ thảo, chữ triện, chữ lệ, nhờ vậy mà sau này khi viết thư pháp Việt, chị vẫn giữ được kiểu nét truyền thống.

Theo nhà thư pháp Hoa Nghiêm thì hầu như tết năm nào, chị Mỹ Lý cũng có mặt  ở “chợ chữ”; đáng nể hơn là các cuộc triển lãm thư pháp ở các tỉnh chị đều có mặt trên từng cây số. Do vậy, trong giới thư pháp nhiều người biết tiếng chị, một phụ nữ có nhiều nổ lực và có nét bút đặc biệt mạnh mẽ hơn cả nam giới.

Hỏi, đến với thư pháp , chị được gì ? Không e dè suy nghĩ, Mỹ Lý cho biết: nhờ thư pháp mà chị quen biết, kết bạn được nhiều giới. Nếu chị không viết thư pháp thì giờ đây chị chỉ là bà ngoại, bà nội chứ không được xem là người trí thức, không tự tin lắm khi giao tiếp ngoài xã hội. Thư pháp còn giúp chị biết thêm những áng thơ hay và được những nhà thơ đương thời tìm kiếm để trao đổi, nhờ viết những bức họa. Nói như thế chứ không phải dễ để được vị thế như ngày nay, sau 10 năm mài mực và thải ra hàng trăm gam giấy mới chắc lọc được những bức thư pháp đẹp để đời.

Sự nghiệp của Mỹ Lý chưa phải dừng tại cuộc triển lãm này, kế hoạch làm việc của nhà thư pháp nữ  này năm tới là xuất bản cuốn sách giới thiệu 100 tác phẩm chọn lọc đã viết  từ trước đến nay nhằm góp phần làm phong phú thư pháp Việt.

Bài và ảnh Lương Minh

H2      Bài thơ Uống rượu tiêu sầu của Cao bá Quát

h3                  các bạn trẻ tại phòng triển lãm

h4                               Trường tưong  tư

h5

Có 2 bình luận về Mỹ Lý triển lãm thư pháp mừng SN 60 năm.

  1. tuhientri nói:

    Những chương trình này tôi rất thích, nhưng thường hay bị trể không đến kịp. Sau này nếu có sự kiện tương tự, Anh Minh cho hay sớm hơn để em đi dự.Cám ơn nhiều nhiều.

    • Lương Minh nói:

      Triển lãm thư pháp của chị Mỹ Lý kéo dài từ 3 đến 9/11/2013, hiền Trí mặc sức mà đi, biết đâu tìm được chữ TRÍ về treo.

Trả lời Lương Minh Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác