BƯỚC 2, HAIKU VÀ THƠ VỊÊT
Trong những ngày qua, chúng ta đã làm quen, thực tập , khám phá thể thơ Haiku và đạt kết quả nhất định. Thực sự, HK(haiku) còn những quy định khác, như câu 1 có quý ngữ, câu 2 viết cái gì, câu 3 viết ra sao. Xét thấy HK Việt không cần phải áp dụng, vì mục đích của chúng ta là luyện Ý để phục vụ công việc làm thơ trên trang nhà, vui cùng anh em.
Bây giờ chúng ta qua bước 2, bước cuối cùng trong lọat bài vừa qua, tôi tạm gọi: HAIKU VÀ THƠ VIỆT. Vừa qua, các bạn đã có bài haiku do mình sáng tác. Bạn nào thích tham gia mà không có bài, nên viết hoặc sử dụng bài của anh em khác,( ghi rõ tên t/g mình mượn bài) rồi biến thành thơ lục bát, giới hạn trong 8 câu, nghiêm chuẩn vần luật, cố gắng tinh gọn. Để dễ thực hiện, bạn có quyền phát triển ý thêm. Nhớ ghi tựa bài. Nếu bài HK đã có tựa, bạn sử dụng lại hoặc thay đổi cho phù hợp với phần sáng tác thêm khi khai thác haiku của mình. Dĩ nhiên bạn tự do vung bút, tự chọn hoặc trữ tình, tượng trưng, thiền.. tùy ý. Nói chung,chúng ta không còn chỗ kẹt nào trong sáng tác.
Để làm rõ bài thu họach của chúng ta vừa qua, ở buổi đầu được vậy, là điều không mong gì hơn. Riêng bài CON KIẾN của anh Cửu Long, là bài mà tôi vật vã và ngộ ra với lòng kính trọng. Có thể nhận định của tôi không được t/g và cả các bạn đồng ý, nhưng đó là quan điểm của người đọc( Thú vị HK). Và đây là những điều tôi thấy: – Cao: Vói không tới?/ Thấp: Cúi mõi lưng?/ Ngó.
Câu 1 là câu hỏi, câu 2 vẫn là câu hỏi, nghĩa là chưa khẳng định. Ngó, một động từ. Tôi nhìn từ động từ này và hỏi NGÓ CÁI GÌ? Cao ra sao, Thấp thế nào? Có dính líu gì đến Thiền không. Và, cặp phạm trù đối đãi này là chỉ cái gì. Tôi áp dụng cặp Thiện-Ác, và vỡ lẽ ra, Thiện cũng chưa thóat được và Ác cũng khổ. Vì sao thấy điều này? Từ NGÓ, tức quán. Vâng, cái t/g chọn là không thiện, không ác, không thấp không cao, lọai trừ nhị nguyên, về với tính không, đến với trung đạo…Cái nhìn này phần nào phù hợp với HK. Tới đây, cũng xin thưa tôi không phải là tín đồ Phật Giáo, nhưng tôi thích cách nhập thế của tôn giáo này, nên mò mẫm học. Những điều tôi nói chắc chắn có sai lầm vì mục đích tim cái đẹp trong thơ nên có khi hàm hồ, xin lượng thứ.
Tiếp theo, để tham khảo thêm việc chuyển HK sang thơ lục bát, tôi sẽ lược ghi lại một vài bài đã chuyển thể. Xin chân thành cám ơn anh Ngô Nguyên Nghiễm, nhà thơ, nhà biên khảo, người anh , đã gợi ý tôi nên sử dụng bài của t/g Vĩnh Sính, được đăng trong NHỮNG NGƯỜI ĐỒNG HÀNH QUANH TÔi 5, nhân dịp dự lễ ra mắt tập thơ của nhà thơ Phạm Đức Mạnh.Tôi hẹn kỳ sau. Các bạn bắt đầu nhập cuộc cho vui. Kính chúc thành công.
Hồng Băng.
Sau đây MLr sưu tập phản hồi ngoài luồng, giúp vui cô bác lúc chờ mở màn
Một hàng ngang
Anh Haiku
Vọt
(chưa rõ tác giả hay xuất xứ)
tạm quốc diễn nghĩa:
Chúng tôi sắp sẵn hàng ngang
Chờ anh ra lệnh, đuổi theo Hai-kù
Vọt lẹ kẻo trể đầu u…
(Vui lòng cho tạm trú một lát, hoặc chỉ cần ba bạn đánh dấu X vào phản hồi tiếp theo, comment nầy tự động biến mất)
Thầy ơi khó
Không hiểu hết làm sao mà mần
Chạy lẹ haha!
Sao thầy giáo không cho bài mẫu để học trò dốt như NT bắt chước ! hi hi
BL thấy các anh chị làm thơ hay và vui quá ,em rất thích thơ-yêu thơ .Ngặt nỗi có bệnh(mà dấu) “ngu ngơ, khù khờ” có cảm hứng nhưng ngại không viết được đúng vần đúng thể nên viết để tự mình xem…Nay thấy thơ ca trang nhà mình rộ lên như “nấm mối” BL cũng bị “ngoại cảm” một bài CẢM THU…mong anh chị tận tình chỉ dân để hung đúc tinh thần cho BL nhé!
CẢM THU
Rưng rứt mưa thu nhõ giọt buồn
Rưng rứt mưa thu nhỏ giọt buồn,
Lòng ta man mác bóng chiều buông.
Tâm tư nặng trĩu hồn lử thứ,
Nhặt lá vàng rơi nhớ người thương…
Người thương nay vắng cõi xa mờ,
Mình ta lặng lẽ bước bơ vơ…
Nhớ chiều thu ấy cùng bẻn lẻn,
Sánh bước bên nhau tuổi dại khờ.
Dại khờ tuổi ngọc , tuổi thư sinh,
Man mác bâng khuâng bóng với hình.
Nhìn thu rưng rứt mây, mưa, gió…
Gom lá vàng rơi … ắp ủ tình!
Chào Bạch Lộ,
Đọc thơ làm tôi nhớ thuở còn đi học quá trời! Tiếp tục nhé. Phải chi còn lưu bút ngày xanh, ngồi đọc lại, và sống trong không khí học trò, làm lại ít bài thơ , chắc vui lắm. Thân. HB.
Ngó lên đồi núi chập chùng
Tới đỉnh mặt trời từ từ lên cao
Nhìn xuống đất bằng nổi sóng
Bổng buồn vời vợi khôn nguôi khó tường
Đường xá buồn thãm vắng tanh
Em đi giưã lộ thênh thang không người
Giờ này anh ở tít xa
Bao giờ trở lại vui vầy như xưa
Anh Hồng Băng kính mến,
Phong trào làm thơ haiku do anh khởi xướng, không ngờ được các anh chị CHS TPH.VL nhiệt tình hưởng ứng. Rất vui! Sẵn đây mình xin thông báo là Cuộc thi thơ haiku lần IV, 2013, đã được TLSQ Nhật Bản tại Tp.HCM phát động.
Thời hạn chót để nộp bài 10/10/2013
Đề tài : tự do. Số lượng bài tham dự: tối đa 3 bài chưa đăng trên bất cứ phương tiện thông tin nào, kể cả blog cá nhân. Nghĩa là những bài đã đăng trên tph-vl.com, dù comment, cũng không được tham gia.
Email gởi bài : [email protected]
Tham khảo chi tiết tại : hcmcgj.vn.emb-japan.go.jp/vn/thithohaiku.html
Một số bài đoạt giải :
– 2007, giải Nhì, không có giải Nhất, Nguyễn Thế Thọ, Đà Nẵng,
Con cá thở
Bọt bong bóng vỡ
Mưa phùn.
– 2009, giải Nhất, Nguyễn Thánh Ngã, Lâm Đồng
Xó chợ
Chiếc lon trống
Hạt mư mồ côi.
– 2011, giải Nhất, Tôn Thất Thọ
Quả mướp dài
Con ong vụt đến
Đâu người tình xưa ?
Mong bà con tph-vl và các bạn hứng thú. Kính chào chung.
Trân trọng xin lỗi tác giả và các bạn,
Máy mình sử dụng là máy dõm, nên comment vừa gởi bị mấy lỗi:
1. Câu thứ hai ở bài thơ 2007 là : ” bọt bong bóng vỡ “, thêm dấu ơ vì máy đánh không được
2. Câu thứ ba của bài thơ 2009 là : ” hạt mưa mồ côi ”
Xin thông cảm.
Chào Quách Đào,
Cám ơn bạn vì những thông tin cuộc thi haiku. Những bài có giải bạn nêu tôi có đọc rồi và tôi thích bài của Nguyễn Thánh Ngã.. Bài thơ không tựa nhưng ta bắt gặp ngay hình ảnh người hành khất qua từ XÓ trong xó chợ. Từ MỒ CÔI cũng hay lắm vì ngòai nghĩa thông thường mà chúng ta hiểu, còn hàm nghĩa ít ỏi, lẻ loi ( V/d như hút thuốc mồ côi khác với hút thuốc gói). Vì thế mồ côi ở đây cũng hàm nghĩa nghèo khổ.Trong sổ tay của tôi cũng có 1 bài, tương tự, chép tặng bạn đọc chơi
Khỏang đen sâu hoắm
Đọc Tâm kinh nhặt đồng tiền kẽm
Hốc mắt đẫm cam lồ
Tặng Quách Đào
HỒNG BĂNG.
Mong đọc thơ Đào trên trang này