Đất Mỹ Phước ngày xưa mà tôi nhớ

Ngày đăng: 17/06/2013 09:47:15 Sáng/ ý kiến phản hồi (4)

 Đọc được bài này trên phản hồi của bài viết Nhơn Phú của Trần Bình. Tác giả là người ở ấp Cái Cạn, huyện Mang Thít có lòng yêu quê tha thiết. Tôi không biết hiện nay anh ở đâu, có lẽ đã xa quê rồi, nhưng từng ngỏ nhỏ trong làng, từng cái chuồng trâu của ai, anh đã kể ra vanh vách. Do bài viết không bỏ dấu, người biên tập chỉ phục hồi lại theo sự hiểu biết của mình, chắc chắn là cón sai sót về danh từ riêng. Qua đây, cũng xin nói với các anh chị em hãy viết về quê hương của mình thời thơ ấu còn đọng lại trong ký ức, nếu không sau này không còn nhớ nữa và người sau không biết rõ về ngày xưa gian khó như thế nào (Lương Minh)

Tôi đọc được trang này tôi mừng lắm vì quê tui mà, miệt Mỹ Phước , Huyện Mang Thít tui biết rõ lắm, vì nhà tui có ruộng giáp ranh với Nhơn Phú, ở kinh thầy Cai. Nói tới kinh Thầy Cai ai cũng biết, mà nói tới lò gạch ai cũng biết vì nó nằm dọc theo hai bên bờ kinh Thầy Cai , toàn là lò gạch nối đuôi nhau hun hút, khói bay đen kịch mịch trời. Gia đình tui có ruộng và có trâu ở vùng đất này, thời tui chăn trâu tui đứng ở ngoài cầu kinh thầy cai có thể nhìn thấy tới ngã ba Nhơn Phú, vì lúc đó không có nhà cửa nhiều và lò gạch  nhiều như bây giờ, nếu kể tên những nhà thời đó dọc theo kinh Thầy Cai  tui có thể kể ra được, nhưng phải xin lỗi người lớn vì mình không được phép nói tên , vì ở quê không được nói tên bậc trưởng thượng mà chỉ được kêu thứ như chú ba, chú tư , thiếm năm.. Bây giờ tui kể dọc theo kinh Thầy cai từ cầu Kinh đi vô . phía bên phải toàn là đầm lầy không hà, vì thời xưa lấy đất làm gạch nên sâu lắm, không trồng lúa được nên chỉ đấp đê để cá sông vô mà sống và cuối năm hay nhà có đám, khai nước ra để bắt, Cống Hai Hùng(?) Sáu Mây, rồi tới nhà ông Hai Lai, rồi tới cống Hai Khai, vì gần nhà ông Hai Khai. Tới nữa là chuồng trâu Mười Siên, rồi tới chòi và chuồng trâu  Hai Thạch. Bà Hai Thach tui quên tên nhung tui biết la anh em voi ong Mười Siên va Năm Chuộng..

Còn bên tay trái từ Kinh Thầy Cai thi có xóm chòi, tới Cống tiệm, cống ông Hai Hoa, có chòi và bụi tre nằm sau vô trong cống , và rồi tới chòi và chuồng trâu đến hai bụi tre của ông Năm Trí. Đi tiếp nữa vẫn còn nhà nhưng tui quên rồi, nếu ai còn nhớ thì ghi tiếp . Bây giờ tôi nói về lò gạch nghe. Gia đình tôi cũng làm lào gạch mà, nhưng tui nói không ai tin. Nghề lò gạch là làm mọi cho con buôn và chủ chành gạch vì khi làm ra gạch mình không được định giá bán mà do con buôn và chủ chành gạch định giá cho chủ lò. Lò gạch đốt chín gạch thì năm ăn, năm thua, kỳ nào đốt chín thì có dư chút ít, kỳ nào đốt gạch bên trong còn sống hay gạch sụm lò thì coi như thiếu nợ. Lúc bấy giờ củi mắm, trấu (chất đốt) thì lên giá, củi đốt phải mua tận Cà Mau, Cầu Ngang (Trà Vinh) làm ra sản phẩm giá thành cao, giá bán thấp thì làm sao có lời. Thế nên giờ đây  lò gạch đóng miệng lò toàn bộ, nếu bạn nào muốn ghi lại thời hoàng kim của quê mình thì thì ghi hình, chụp hình để làm kỷ niệm vì nó sẽ trở thành quá khứ trong nay mai, không tránh khỏi được. Chúc tất cả những người làm nghề gạch được bình an, thoát khỏi nghề một cách tốt đẹp. Tui nói vậy chứ chủ lò nào cũng thiếu nợ ngân hàng  cả trăm triệu đồng, cầm cố ruộng đất nhà xưởng. Thiết nghĩ nhà nước nên có một chính sách ưu đãi cho chủ lò gạch, dù sao họ cũng đã đóng một số thuế rất lớn cho nhà nước trong vài chục năm qua

Võ Văn Sum

ấp Cái Cạn, xã Mỹ Phước

Mang Thít

Có 4 bình luận về Đất Mỹ Phước ngày xưa mà tôi nhớ

  1.             Anh Sum thân mến rất là vui đọc bài viết của anh, một người chung xã cách ấp . Bài nầy mang đến cho tôi nhiều cảm xúc, làm cho tôi nhớ lại thuở ấu thơ, hình ảnh quê hương hiện về, những tên bà con anh kể ra tôi đều biết đến, có người tôi biết mặt có người chỉ biết tên.

         Ấp cái cạn một nơi tôi có nhiều kỹ niệm, có kỹ niệm vui mà tôi ghi nhớ mãi . Tôi là thằng bé côi trâu, một năm cha mẹ cho đi học 3 tháng khi cánh đồng cấy đầy lúa, trâu phải về chuồng ăn rơm . Nơi tôi đi học ở ấp Cái Cạn, thầy dạy là chú Hoàng Khôn, học trò gọi là Chú Một . Có năm tôi mới đi học khoãng vài tuần, cầu Kinh Thời Kai bị Mìn làm sập, tôi cùng người chị và một đám em con của các chú đến nhà người cô thứ tám ở trong ngọn Cái Cạn để đi học . Hôm đó chúa nhật, cả đấm kéo đi chơi, chỉ có mình tôi ở nhà vì mê đọc truyện tàu, Dượng tám thấy đọc sách cho là siêng năng, nên hỏi thử cửu chương, tôi đều trả lời đúng . Khi biết ra tôi đến trường học không bao nhiêu nên dượng thương, từ đó ăn cơm dượng kêu tôi lên ăn chung bàn tối ngủ chung giường, dượng tôi theo phong kiến giạ trưởng ăn thì một bàn, ngủ thì một Giường .

              Anh ở ấp Cái Cạn chắc biết năm Sấm đó là dượng tôi, hai Sơn, ba Ảnh, Điệp là những em con của cô tôi, tuy gọi là  em,  nhưng lớn tuổi hơn tôi nhiều. Không chừng hồi nhỏ anh và tôi học chung một thầy là chú Hoàng Khôn .

  2. Vo Van Sum nói:

    Trước hết tui xin cám on anh Lương Minh đã chỉnh sửa bài của tôi, vì tui viết không có dấu. Xin đa tạ anh rất nhiều.

    Tui cũng là cựu học sinh của trường Tống Phước Hiệp, nhưng la hs cua Lưu Văn Liệt khoá 83-86. Còn các anh là đàn anh rồi.

    Hồi tôi đọc bài của Trần Bình tui không thấy fonts tiếng việt nằm ở dưới bài viết, vả lại tui mừng quá nên viết vội. Hôm nay tui biết rồi nên tôi bổ sung thêm một tí nhưng vẫn chưa đủ, và xin cảm ơn anh Lương Minh luôn vì anh có thêm một số chi tiết trong bài của tui, nên tui nhớ lại và xin bồ  túc  thêm. Còn anh Võ Châu Phương tôi sẽ viết cho anh riêng, và cảm on anh đã hồi âm cho tui.

    Tôi đọc được trang này tôi mừng lắm vì quê tui mà, miệt Mỹ Phước , Huyện Mang Thít tui biết rõ lắm, vì nhà tui có ruộng giáp ranh với Nhơn Phú, ở kinh thầy Cai. Nói tới kinh Thầy Cai ai cũng biết, mà nói tới lò gạch ai cũng biết vì nó nằm dọc theo hai bên bờ kinh Thầy Cai , toàn là lò gạch nối đuôi nhau hun hút, khói bay đen kịch mịch trời. Gia đình tui có ruộng và có trâu ở vùng đất này, thời tui chăn trâu tui đứng ở ngoài cầu kinh thầy cai có thể nhìn thấy tới ngã ba Nhơn Phú, vì lúc đó không có nhà cửa nhiều và lò gạch  nhiều như bây giờ, nếu kể tên những nhà thời đó dọc theo kinh Thầy Cai  tui có thể kể ra được, nhưng phải xin lỗi người lớn vì mình không được phép nói tên , vì ở quê không được nói tên bậc trưởng thượng mà chỉ được kêu thứ như chú ba, chú tư , thiếm năm.. Bây giờ tui kể dọc theo kinh Thầy cai từ cầu Kinh đi vô . phía bên phải toàn là đầm lầy không hà, vì thời xưa lấy đất làm gạch nên sâu lắm, không trồng lúa được nên chỉ đấp đê để cá sông vô mà sống và cuối năm hay nhà có đám, khai nước ra để bắt, cống Hai Hung, cống Sáu Mây, rồi tới nhà ông Hai Lai, rồi tới cống Hai Khai, phía trong cong co nhà ông Hai Khai. Tới nữa là chuồng trâu Mười Siễn, rồi tới chòi và chuồng trâu  Hai Thạch. Ba Hai Thach là chú Chín Huỳnh anh của chú  Mười Siên va em của Năm Chuông, tới nửa là nhà anh Tư Sơn con của chú Ba Cuông. Rồi tới chuồng trâu va nhà của Lộc chú Tám Khuân……….. Thời đó có nhà của ? tui quên tên rồi ngay đầu ngã ba kinh rất khá, nhà có máy xới tui còn nhớ..Thời đó tụi tui có trâu là gọi là khá rồi làm gì có máy cày máy xới… là mơ ước. Còn tui tui đi chăn trâu thì vui lắm, tui nhớ hết tên kể cả ở Nhơn Phú luôn nhưng hẹn khi khác.

    Còn bên tay trái từ Kinh Thầy Cai thi có xóm chòi chú Tám Thôi , tới Cống tiệm, rồi có nhà cua cô Tư Giỏi mới cất sau này, rồi tới  cống ông Hai Hoà, có chòi và bụi tre nằm sau vô trong cống  của ông Hai Hoà, và rồi tới cống ông Năm Trị, thì có chuồng trâu, hai bụi tre  và  chòi của ông Năm Trị. Đi tiếp nữa vẫn còn nhà nhưng tui quên rồi, nếu ai còn nhớ thì ghi tiếp . Bây giờ tôi nói về lò gạch nghe. Gia đình tôi cũng làm lò gạch mà, nhưng tui nói không ai tin. Nghề lò gạch là làm mọi cho con buôn và chủ chành gạch vì khi làm ra gạch mình không được định giá bán mà do con buôn và chủ chành gạch định giá cho chủ lò. Lò gạch đốt chín gạch thì năm ăn, năm thua, kỳ nào đốt chín thì có dư chút ít, kỳ nào đốt gạch bên trong còn sống hay gạch sụm lò thì coi như thiếu nợ. Lúc bấy giờ củi mắm, trấu (chất đốt) thì lên giá, củi đốt phải mua tận Cà Mau, Cầu Ngang (Trà Vinh) làm ra sản phẩm giá thành cao, giá bán thấp thì làm sao có lời. Vả lại  khu lò gach trên mình không còn đất để lam gach sống nữa mà phải mua đất từ  Trà Vinh đem  về goi là chở  mê.Thế nên giờ đây  lò gạch đóng miệng lò toàn bộ, nếu bạn nào muốn ghi lại thời hoàng kim của quê mình thì thì ghi hình, chụp hình để làm kỷ niệm vì nó sẽ trở thành quá khứ trong nay mai, không tránh khỏi được. Chúc tất cả những người làm nghề gạch được bình an, thoát khỏi nghề một cách tốt đẹp. Tui nói vậy chứ chủ lò nào cũng thiếu nợ ngân hàng  cả trăm triệu đồng, cầm cố ruộng đất nhà xưởng. Thiết nghĩ nhà nước nên có một chính sách ưu đãi cho chủ lò gạch, dù sao họ cũng đã đóng một số thuế rất lớn cho nhà nước trong vài chục năm qua

    Võ Văn Sum

    ấp Cái Cạn, xã Mỹ Phước

    Mang Thít

  3. Vo Van Sum nói:

    Xin chào anh Võ Châu Phương

    Tôi cám ơn anh đã gửi phản hồi bài của tôi. Trước tiên họ của anh và tôi cùng họ chắc  là bà con, không gần thì cũng xa, vì chung họ mà phải không anh. Còn tên thì tôi xin  lổi anh đó là tên để viết bài thôi. Hiện tôi sống xa quê nhưng cũng về thăm lại quê mình mà. Những người quen của anh tôi điều biết hết vì tôi ở Cái Cạn mà làm sao không biết đuợc. Chăn trâu thì có, nhưng anh chăn trâu đồng Cái Tranh hay sao, còn tôi thi chăn trâu ở đồng Kinh Thầy Cai phía dưới kinh giáp với Nhơn Phú. Còn đi học thì, chắc anh lớn tuổi hơn tôi, nên tôi không có học thầy Hoàng Khôn ở trong ngọn Cái Cạn. Nhưng tôi có học thêm cô Tư Điềm, ở ngoài lộ gần với thầy Hai Chợ. Rồi tôi học ở Mỹ An, rồi Lưu Văn Liệt., rồi Sài Gòn,…

    http://mp3.zing.vn/bai-hat/Que-Huong-Trong-Tan/ZWZA8ACF.html

    Cám ơn anh đã cho tôi biết được tuồi thơ của anh.

    Xin chào anh.

    Võ Văn Sum

     

     

     

     

     

  4.         Sum ơi!  Anh đang chờ em kể về Nhơn Phú, Trong khi chờ đợi anh kể trước cho em nghe trong bài “VCP kể chuyện về Nhơn Phú”

     

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác