Thư không niêm của Nguyễn Hồng Ẩn

Ngày đăng: 1/03/2013 07:43:58 Sáng/ ý kiến phản hồi (15)

Cám ơn anh Phong Tâm đã cho Yêu Dấu lời giới thiệu nồng ấm, nồng ấm hơn tôi tưởng vì anh đã nâng ý nghĩa bài thơ lên một bậc cao hơn so với mục đích của tôi dành cho nó.

Bà Xã tôi ngồi bên khi tôi viết. Tôi muốn chỉ cho “nhà tôi” một bài thơ tôi viết ca tụng tình quê hương, tình thầy trò trường lớp, tình bạn dưới một dạng nào đó mà người đọc có thể hiểu giống như dành cho tình yêu trái gái

Và thêm rằng nếu là một bài thơ tình đâu phải nhất thiết là chuyện tình thật của chính tác giã đâu, đôi khi phát sinh khi đọc một bài thơ , nhớ một ca khúc, một tiểu thuyết, một bộ phim…

Với Yêu Dấu, một cái tựa ngọt ngào, tôi chỉ nhắm vào một người thương thật sự là Chợ Vĩnh Long hay chợ Vãng mà thôi và không ai khác hơn.

“Đoạn bốn câu thứ ba” là ý tôi nói những cảnh cũ của chợ Vĩnh Long đã mất dấu, bây giờ chúng chỉ còn trong trí nhớ …mà “nhà tôi” nói sao giống như hồi tưởng lại người tình cũ quá vậy!

Chính vì thế, cho “chắc ăn” tôi đã viết thêm “Đoạn bốn câu” chót để xác định đối tượng tôi đang nói về.

Nhưng thơ luôn có một cái gì đó mông lung, chập chờn …để độc giã thả hồn vào; đó là hấp lực đặc thù dành cho người yêu thơ. Và hay biết mấy nếu người đọc hiểu theo hướng tích cực trong sáng (thì là một món qùa quí giá cho tác giã), như anh Phong Tâm đã nói. Cám ơn anh PT lần nữa

Không quên “ghi thêm nợ”  khi cháu Hải Đường, đang bận rộn vì miếng cơm manh áo, vì săn sóc hoa, chó cho mẹ, mà còn nhiệt tình đem “tài hoa” để tô điểm thêm nét đẹp cho Yêu Dấu. Cũng không quên  cám ơn SOS đã chịu khó sửa tới sửa lui giùm bài viết.

Nguyễn Hồng Ẩn

Ngày 1/3/2013

 

 

 

Có 15 bình luận về Thư không niêm của Nguyễn Hồng Ẩn

  1. Phú Thạnh nói:

    Hồng Ẩn thân mến,

    Đáng lẽ không có chữ  “mến” và xưng hô mày tao với mày( ủa  quên), nhưng sợ anh PT cười cho bọn mình”già mà không nên nết” thì chết…Bạn bảo mình tập làm thơ tình và kể chuyện “khi xưa ta bé ta ngu…ta bắn ,,,cu li..”(bắn đạn ăn nẻ vào mắt cá người thua,vì con nít không có tiền )…Chưa chi bạn đã kích động bằng bài thơ “YÊU DẤU”..Mình cũng phấn khởi định đáp từ…nhưng còn ngại cái vụ  “bà xã ngồi kế bên khi bạn nhã…thơ…nên chưa..  May thay ! May thay ! .Thế là có dịp anh PT phản hồi trước đó ! Mình cũng đã chia sẽ”yêu dấu”với bạn qua bài thơ ‘Trăng Quê Hương” mới gữi cho SOS đó ! Bạn yên tâm…Hãy đợi đấy ! ! !…<Phú Thạnh>.

    • NHA nói:

      Ê Phú Thạnh.

      Mầy đã chứng tỏ với mọi người là bạn của tao phải là từ cở đó trở ….xuống, nghĩa là mầy là số một trong đám bạn của tao.

      Mầy vẫn còn chiếc xuồng ba lá năm xửa năm xưa? Nếu không còn thì “sắm” chiếc khác lần đi. Khi tao về  thì tụi mình sẽ bơi xuồng vô ra trên giòng An Lương sông xanh nước biếc để nhớ lại thuở đi học tại trường Tiểu Học Ngả Tư Long Hồ nhe.

      Tiếp tục “chiến đấu” trong Chợ thơ, nhớ !

  2. Phong Tâm nói:

             Kính anh Nguyễn Hồng Ẩn,

             Tôi với anh là đôi bạn già dễ thông cảm nhau phải không anh? Hơn thế, anh và tôi lại là người làm thơ nên hiểu tình yêu trong thơ mông lung, vời vợi và không bó hẹp ở địa tầng nào. Thơ, hãy để cho người đọc tự do theo cảm nghĩ của họ, như thế thơ mới phong phú và dễ đến với người đọc. Tôi hiểu anh cũng như hiểu phong cách thơ anh.

              Mỗi người có cách thể hiện riêng cho thơ mình. Một người thơ lấy sự vật để viết về tình yêu, một người dựa vào tình yèu để nói về sự vật hay đích nhắm nào đó bằng ẩn dụ để đạt tới cái thuật, cái mỹ cảm cuối cùng.Bản chất tình yêu là sự trong sáng, thử hỏi ” sinh vật người ” vô cảm thì sẽ đi về đâu?…

              Có lẽ anh và tôi có phần giống nhau ở phong cách viết, tôi thường dựa vào tình yêu để nói về việc nầy việc khác cho giảm bớt khô khan để người đọc có cảm giác dịu nhẹ khi tiếp nhận bài thơ, bởi tự thấy thơ mình chưa đủ khả năng có thể “quyến rủ ” người đọc như các nhà thơ có thực tài.Trong bài thơ Yêu dấu là tiêu biểu cho thơ anh, dúng không?

                                                                                                                                                                                         Thân mến

                                                                                                                                                                                        Phong Tâm

    • NHA nói:

      Anh Phong Tâm kính mến,

      Dĩ nhiên già dễ thông cảm với già cũng như cùng làm thơ thì dễ hiểu nhau. 

      Nhận xét của anh về phong cách viết thơ của tôi có phần giống anh khiến tôi hân hạnh quá đi thôi, vì sao…vì sao anh thừa hiểu và mọi người cũng thế.

      Khi tôi về, tìm xuống Cái Mơn gặp anh, sẽ uống “xây chừng” với anh  “li bì…không say không về” (câu này quen quen ở Tam Bình).

      Cảm ơn anh.

      Nguyễn Hồng Ẩn

  3. PhiRom nói:

    Anh Hồng Ẩn ơi! cho PR mượn chổ một chút nghen. Hiện giờ là 18g45, con số truy cập là 887.662, ngày hôm nay 1/3 , từ og đến 18g45, số lượt truy cập là 4.587, như vậy chỉ còn 1.225 là con số 888.888 sẽ xuất hiện trong tối nay…

    • NHA nói:

      PhiRom mượn chỗ của anh? Đâu phải chỗ của anh mà mượn; anh đang xài ké mà.

      Bây giờ 

      • Số người online: 18

      • Lượt truy cập: 

      • đấy PR.

       

      • PhiRom 12A 3 ( NK71) nói:

        Ha ha ….PR quên quên …là anh NHA đang ở USA thì làm sao mượn chổ của anh được… ha ha… ” tây – pu – xì ” anh..

  4. PhươngNga nói:

    Sư Huynh NHA thân mến.  Đọc tới câu “bà xã ngồi bên khi tôi viết” thấy ngọt ngào quá!  Đủ biết anh chị “cùng nhìn về một hướng”.

    • NHA nói:

      Phương Nga,

      Có vẻ ngọt ngào? Không hẳn vậy nhưng ….cũng rất là tốt vì bà xã biết chia sẻ với anh trong vụ “thơ thẩn” này 

      Còn nhìn về một hướng thì chuyện này lâu rồi.

      Cám ơn nhận xét của PN.

      NHA

  5. Nguyễntuyết nói:

    Huynh  Phú Thạnh và huynh Hồng Ẩn ơi… lâu lâu 1 cái  NT nghe 2 huynh gọi nhau bằng  “Mày ” ,”Tao ” nghe mà rất dễ thương và gần guĩ lại vưà thân thương kỷ niệm , đâu phải ai mình cũng gọi vậy phải hong huynh , vì vậy đâu có gì  mà sợ nọ kia , vì có người không hiểu hoặc họ  không thể hiểu cái thân tình từ lúc nhỏ cuả mình , khi gọi  vậy 2 huynh có cảm giác mình rất vui và dường như sống trẻ lại 1 thời cùng nhau bắn bi và  bắt dế chẳng hạn … giờ nhớ lại vẫn còn vui ! NT rất đồng cảm !!! Chúc 2 huynh trẻ mãi không già trong tâm hồn nhé !!??

     

    • NHA nói:

      Snow,

      Tụi này luôn gọi mày tao, danh xưng này nó nhập tâm từ lâu.

      Còn gọi nhau như vậy được bấy lâu nữa là bấy lâu hạnh phúc.

      Cám ơn NT đồng cảm và cả với anh PT nữa (Phú Thạnh rào đón cho chắc ăn đó anh)

      NHA

  6. Phong Tâm nói:

    Nguyễn Tuyết nói tôi mới hùa theo để Phú Thạnh khỏi ngó chừng tôi khi mầy tao với Hồng Ẩn,bộ PTh  tưởng tui già có nết lắm sao? Tui có mấy thằng bạn thân, chơi từ hồi ôm bập chuối bập dừa nước tới giờ, tụi nó đầu trắng còn hơn tui, cứ gặp là mầy tao giống như con nít chưa biết xưng hô anh em chú bác lần nào, nay đứa còn đứa mất, gần đây mới ” chia tay ” thêm một thằng. PTh nhìn lầm rồi,chính tui lúc mầy tao với bạn thấy sướng hơn là trịnh trọng nhiều, y chang như nhận xét của cô em NT vậy, cứ thế mà gọi bạn ơi !

  7. Phú Thạnh nói:

    Anh Phong Tâm thân mến ! Nghe anh nói vậy tui rất vui ! À mà ngộ ghê nhe…Anh và tui mỗi người có riêng một tên mà khi viết tắt lại cùng là  …PT…Ôi chao ! (Trăm năm biết có duyên gì hay không ? !} .Vụ này Hồng Ẩn cũng có một lần làm khó dễ tụi mình rồi đó ,anh có nhớ không ? Ước gì một ngày đẹp trời nào đó,,,tất cả chúng mình gặp nhau ở Sài gòn ?Vĩnh long ? hay Cái mơn ? Để nói thế nào là thi hứng, thế nào là ép cho ra câu chữ. ôi! trò chơi này sao lắm công phu !

  8. Hoàng Hưng nói:

        Rất tiếc không đọc được lời của Phi Rom, nên không canh me chụp 888888.

    • PhiRom 12A 3 ( NK71) nói:

      Ủa! ủa, Hổm rày Hoàng Hưng con mắt  hỏng thấy đường mờ, sao bây giờ PH được rồi, hay hén, uống thuốc tiên hả, mau hết bệnh nha? Xin chúc mừng nhìn thấy ánh sáng, sẳn PR báo tin mừng là PR canh me chụp ảnh được  con số 888888 lúc og 55 ngày 2/3 VN rồi nghe…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác