Nhật ký: Trái đất nổi nóng
Mấy năm nay cứ nghe báo đài và các ngài khoa học gia ra rả cảnh báo “trái đất ấm dần lên”. Áp phích tuyên truyền kêu gọi mọi người nhận thức hiểm họa. Uỷ ban quốc tế về môi trường tổ chức các hội nghị quốc tế để ký kết các công ước chống và hạn chế các quốc gia phát triển thả khói CO2 tràn lan vào khí quyển. Chính bức màn CO 2 nầy kết hợp với hơi nước tồn đọng trên vành đai khí quyển tạo thành cái lồng chụp vô hình. Ác nỗi cái lồng bàn nầy cho sức nóng mặt trời đi qua nhưng ngăn lại một phần hơi nóng phản hồi từ mặt đất dội lên do hai tính chất vật lý nhiệt khác nhau. Sự tích lũy nhiệt đó làm tăng độ nóng phần khí quyển bao bọc mặt đất. Những ông bà khoa học gọi là hiệu ứng nhà kính, có công năng chuyển đổi hệ thống khí hậu địa cầu đã chạy trơn tru như chiếc máy “bốn thì” lâu nay ngoan ngoản.
Lúa tôi không thể cảm nhận cái điều ấm dần lên của trái đất, nhưng thấy được phần nào những thịnh nộ của đất trời, mà người ta cho rằng đó là hậu quả việc con người gây ra việc biến đổi khí hậu toàn cầu. Các đài truyền hình thường xuyên cho thấy cảnh những khối băng vỡ ra từ đồng băng vĩnh cữu trên Bắc cực, đang lều bều trôi dạt lang thang nhiều hơn lúc trước. Nếu tiến độ nước tan thành nước như hiện nay thì chỉ vài chục năm nữa các vùng đất thấp hay vùng bồi ven biển sẽ trở nên của địa trả lại cho bà thủy. Những năm gần đây thường xãy ra những cơn trốt xoáy dữ dội khác thường ở những Tiểu bang miền nam và trung nước Mỹ. Người ta không thể tưởng tượng sức mạnh và sự phá huỷ kinh hồn của những cơn trốt khi chúng san bằng nhà cửa làng xóm trên bình diện rộng. Chúng quăng những chiếc xe nặng hàng tấn lên mái nhà như chiếc lá, giật phăng những hàng cột điện trung thế như người ta nhổ cỏ. Cũng mới đây thôi, cơn bão của thế kỷ- cô Sandy đã thổi ngang 2 Tiểu bang láng giềng New Jersey và New York, sự thiệt hại hàng trăm tỷ USD do cổ gây ra vẫn chưa khắc phục hẵn.
Ở Việt Nam vài năm có một trận mưa xuân cũng không lạ lắm. Còn ở Mỹ đã là vào xuân hôm 20 tháng 3 theo như lịch thời tiết hàng năm. Nhưng một trận tuyết xuân lớn rất hiếm hoi rơi mù trời trên sân vận động Commerce City của bang Colorado đêm thứ Sáu 22-3, lúc hai đội Mỹ và Costa Rica đang tranh vòng loại khu vực của World Cup 2014. Trong màn bông tuyết hạn chế tầm nhìn, sân trơn trợt ướt sũng làm giảm tốc độ chạy của cầu thủ. Lượng tuyết càng lúc càng đóng dày trên thảm cỏ, những đường banh chuyền không còn chính xác, cầu thủ trợt ngã lịch bịch khiến cho hai đội giảm khả năng thi đấu rất nhiều. Ban tổ chức phải thay trái bóng màu vàng thay cho trái màu trắng lúc ban đầu. Và đặc biệt cũng ít thấy trước đây, sân cỏ thành sân băng nên có thêm một đội ứng trực cầm xẻng luôn tay cào tuyết để trọng tài thấy được các đường vôi mà quyết định phất cờ.
Cũng mới sáng nay thứ Hai 25-3, Lúa tôi thức dậy thì tuyết đang rơi ngoài sân trắng xóa. Lóng nhóng chờ xem trường học có gọi điện thoại thông báo đóng trường vì lý do thời tiết, để khỏi đánh thức hai đứa cháu nội. Đáng lẽ thời gian nầy mấy năm trước, mình sửa soạn hạt giống để ương. Chỗ nào ấm lên không biết, chứ chỗ nầy mùa đông năm nay lạnh và dài, kỳ lạ hơn hăm mấy mùa đông đã qua rồi trong buồn vui ấm lạnh.
Một Lúa
3401 “Tuyết đầu xuân” hiếm hoi trên vùng Lúa đang ở
Cô bác đừng chê dân Mỹ không mê bóng đá. Họ bỏ tiền mua vé trận nầy, hạng cá kèo 45 đô, hàng đầu giữa sân 200 đô. Cùng nhau vui vẻ đội tuyết và chịu đựng cái lạnh ngang độ đông để ủng hộ gà nhà
Tinh thần thể thao
Một Lúa ơi,
Thời gian gần đây hộp thư của chị bị đóng lại mà chị không biết tại sao.Vì vậy chị mất địa chỉ điện thư của em rồi. Chị chưa mở được hộp thư, tạm thời em gởi vô chỗ nầy cho chị xin lại. Thăm em và gia đình
Chào chị Lưu Phương,
Mấy ngày nay em có việc nên chậm trả lời chị.
Cám ơn lời hỏi thăm cua chị .
Em đã gởi một điện thư theo địa chỉ cũ của chị.
Chúc chị vui khỏe
Một Lúa