Khuất bóng của Hải Đường

Ngày đăng: 28/03/2013 07:57:24 Sáng/ ý kiến phản hồi (6)

” Rụng rơi từ thuở người đưa tiển người”, lời thơ như hơn cả một hờn trách! Phải chăng mầm ly biệt đã ươm đơm tự thuở ban đầu? Sóng- Vốn phù ảo mà cuộc người ngộ nhận cưu mang, quên khuấy rằng nước ngàn xanh vẫn bao đời uyên nguyên lặng lẽ.

Thơ Hải Đường tàng ẩn, bắt người đọc dụng công dù giản đơn qua những từ thuần Việt. Tôi thích kiểu thơ này và mong HĐ tiếp tục, thăng hoa.( HB)

             KHUẤT BÓNG

 

     Buồm căng no gió trùng khơi

Ung dung lướt sóng, quên đời có nhau

     Coi như đứt sợi tơ đào

Coi như quá khứ rơi vào lãng quên

                          *

                       *    *

     Gió gào sóng dữ cuồng lên

Thuyền lui bến cũ, êm đềm chốn xưa

     Dường như có cánh sao thưa

Rụng rơi từ thuở người đưa tiễn người

                           *

                        *    *

      Sao khuya lịm tắt lâu rồi

Bến xưa vắng lạnh, bóng người khuất xa

                                              Hải Đường

 

 

Có 6 bình luận về Khuất bóng của Hải Đường

  1. Nguyễn Văn Lần nói:

    HĐ cho cậu cả xin 2 câu nầy nhé !

     Sao khuya lịm tắt lâu rồi

    Bến xưa vắng lạnh, bóng người khuất xa

  2. Đức Phạm nói:

    Thơ của Hải Đường bao giờ cũng gieo vào lòng người đọc một nỗi buồn nhè nhẹ mà thấm sâu. Cám ơn ” nhà vườn” đã giúp thư giản bằng điệu thơ mượt mà lắng đọng. Thân chúc sức khỏe.

                                                                                                                      Đức Phạm

  3. Đức Phạm nói:

    Kính nhà thơ Hồng Băng,

    Làm ơn cho Đức Phạm biết hai chữ ” uyên nguyên ” có nghĩa như thế nào?

  4. Hồng Băng nói:

    Thưa cùng bạn Đức Phạm,

    Uyên nguyên là từ Hán Việt, thường được sử dụng trong kinh Phật, thi ca, hàm nghĩa cái gốc của sự vật. Trong thơ HĐ. viết về Sóng , và bản chất, nguồn gốc của sóng là nước. Tôi giải thích thế chắc cũng chưa hết ý. Bạn có thể tìm trong Hán Việt Từ điển của Đào Duy Anh , hy vọng có nhiều chi tiết hơn. Viết lời dẫn vốn cô đọng, nên tôi sử dụng từ này. Rất tiếc tôi quên cặp thơ lục bát, có sử dụng uyên nguyên, nói về tình yêu lứa đôi mà tôi còn nhớ câu lục: “Tự uyên nguyên dấu môi người”… Cám ơn bạn đã quan tâm đọc kỹ lời dẫn. HB

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác