Tết nhà nghèo của Nguyễn Văn Lần

Ngày đăng: 27/01/2013 06:14:11 Chiều/ ý kiến phản hồi (6)

Nguyễn Văn Lần cũng như anh NHA, giờ giàu sang nên nhớ về thời nghèo khó, nên ngày ba bữa vổ bụng bia bình bịch, quân tử ăn chẳng cần no, ngồi nhớ lại chuyện đói no ngày cũ.. (SOS)

 

 

TẾT NHÀ NGHÈO ( * )

( Cảm tác theo bài viết “ Nhớ thời ăn Tết nghèo của Nguyễn Thế Điển )

 

 Xuân đã về trên mọi miền đất nước

Phủ trùm lên những cao ốc, mái ngói, nếp tranh

Từ những người vang vội thanh danh

Đến những kẻ cùng đinh nơi xóm vắng.

Bừng sáng niềm tin

Nhá nhem hy vọng

Anh khá giả, trong ngoài sáng choang như cung điện

Tôi đơn sơ, sau trước xám xịt mái chòi tranh

Trên những chiếc chõng tre ọp ẹp có những giấc mộng lành

Xuân hào sảng của đất trời, xin ban phát cho gia đình nầy một ít

Một cặp vợ chồng năm con xúm xít

Tết đã đến đầu làng

Mà các con của họ chưa có quần áo mới để xênh xang

Không lẽ đi mừng tuổi ông bà

Trên những đôi dép mủ, chiếc niềng kẽm, chiếc mòn lẵng sát da

Hoặc trong những chiếc áo mới được may từ thân áo dài xưa cũ

Ngoài sân đất quét láng vo, không tiếng gà kêu.

Khách khứa vắng teo, thiếu tiếng sủa mừng của chó.

Trong nhà trống lỏng thênh thang, bếp núc lạnh tanh.

Nồi niêu lỏng chõng, không lo chuột mèo, ruồi bọ.

Giàn hoa giấy, bụi mai vàng trước ngõ, không che nổi mái lá liêu xiêu.

Chỉ biết bù trừ túng thiếu bằng đùm bọc bởi thương yêu.

Sống đạm bạc bên rìa lằn ranh thành thị.

Tết đã đến bên thềm nhà lổ hang xấu xí.

Họ cũng hạnh phúc du xuân

Thay vì trong nắng ấm rực rỡ hoa vàng

Họ nối đuôi lầm lũi dắt nhau trên đường quê tăm tối.

Mượn bóng đêm để dấu che

Một phần nào buồn tủi cảnh nghèo nàn.

                                         NGUYỄN VĂN LẦN

  ( * )  : Một cảnh sống thật ở quê tôi những năm 60 của thế kỷ trước.

Có 6 bình luận về Tết nhà nghèo của Nguyễn Văn Lần

  1. Một Lúa nói:

    Cám ơn anh Lần phổ thơ trên bài viết của mình. Hiện gìờ mấy đứa cháu bận bịu công việc, có năm tụi nó đến lễ tết ông bà phía nhà bà xã của mình cũng vào nửa đêm như vậy, khuya rút đi hết trơn. Nhưng bằng xe 4 bánh chớ không như lô ca chân như bọn mình năm nẳm.

     

  2. PhươngNga nói:

    Anh Cả bây giờ lấn qua Chợ Thơ?  Hoan nghênh anh!

    Bài thơ sống động quá!  Tết nghèo mà anh tả không chỉ đúng ở thập niên 60; hồi em còn ở VN, thập niên 80, nhiều gia đình Tết tới phải cơm ghe bè bạn bỏ trốn vì sợ chủ nợ tới đòi.

  3. Nguyễntuyết nói:

    Anh Lần ơi ,bài thơ chặt khúc cuả anh nghe mà rất hay và cảm động lắm , thời xưa như thế , thời nay có ai như vậy không nhỉ … mình có chữ … Nghèo rớt mùng hay mồng tơi gì đó !!!… nghe mà thấm thiá cái nghèo  khó không có miếng ăn , không có áo mặc cho ấm lúc muà Đông lạnh cóng dưới 0 độ , chúc anh cả làm thơ nưã nhe… hoan hô anh cà đó ! hi hi hi . 

  4. Nguyễn Văn Lần nói:

    Anh bạn già Một Lúa ui ! Đúng, con cháu mình đi Tết bằng xe 4 bánh, còn thuở tụi mình đi bằng lô ca chân, bạn già nói còn thiếu : không có dép mới, cẳng chân mốc thếch vì phèn nữa kia !

    Phương Nga ! Đúng là thập niên 80 hay như hiện tại vẫn còn những cảnh nghèo ! Nghèo lắm PN ơi ! Nhưng rất mừng là trong số anh em, bạn bè của chúng ta vẫn còn người khó khăn nhưng rất ít.. Anh cả có lấn sân thiệt, nhưng lấn sân để trả nợ, thì không có tội phải không ?

    Nguyễn Tuyết ! Đúng là anh Lần làm thơ chặt khúc nấu nhừ. Nhưng rất cảm ơn Phương Mai đã kê toa bốc thuốc, NT hốt thuốc trước, anh em chúng tôi thấy thuốc hay, bốc thử. Đúng là hiện tại ( chứ không hẳn ở thập niên 80 như PN nói ) vẫn còn những cảnh nghèo ” rớt mồng tơi”. Nhưng ở đây, quan niệm sống của anh Lần là : nhìn xuống chứ không nhìn lên để so sánh. Thôi thì : ” Nhìn xuống, không ai bằng mình”, chứ “Nhìn lên thì mình không bằng ai” ! Ta phải lạc quan để sống chứ ! Như ông Sãi LM nói : ” Ngày ba bữa vỗ bụng bia bình bịch, người quân tử ăn chửng cần no” . Chỉ say thôi !

  5. Phong Tâm nói:

    PT tôi phải đọc lại lần thứ 2 bài thơ TẾT NHÀ NGHÈO của cả NGUYỄN VĂN LẦN để tự khẳng định với mình rằng thơ cả Lần không phải vô ý thức ” chặt khúc nấu nhừ ” mà là ” Nghệ thuật chặt khúc “, do bịnh tôi chưa đọc bài văn của Nguyễn Thế Điển, nhưng với Cả Lần lâu nay tôi bị hắn lừa.

  6. trương mẫn nói:

    bài thơ rất xã hội, đàng sau đó là gợi ý tình nghĩa mang tính nhân bản, HAY –  CHA CHẢ .. LÀ HAY…

     

    PHONG TÂM nói : Lâu nay tôi bị hắn lừa–Đúng quá rồi còn gì !!

     

     

Trả lời Một Lúa Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác