Lời trăn trối của mẹ : Người đàn ông khóc vợ
( Để đọc giả hiểu rõ những phần tiếp câu chuyện; trong chương 2, là chương tóm tắt cuộc đời của Trương Đình Quân và thầy giáo Chương, qua đó cũng nói lên khái quát xã hội thời Pháp thuộc. )
Trương Đình Quân sinh ra trong gia đình có tiền của có địa vị trong xã hội, cha là ông hội đồng, có lính có quyền có tiền có của, là kẻ gian hùng, thượng đội hạ đạp, sống xa đọa, hưởng thụ trên nước mắt và sự đau khổ của người dân và tá điền. Mẹ của Quân lại khác, bà là phụ nữ Việt Nam có lòng lương thiện, phân biệt thiện ác, đúng sai, bà không đồng tình cách hành xử của chồng; nhưng không có tiếng nói không có quyền hạng trong một xã hội chồng chúa vợi tôi. Bà được goi là bà hội đồng, có người hầu kẻ hạ, lại sống trong cô đơn buồn khổ, ở tuổi xuân thì bà đã trải qua những đêm trường chiếc bóng, trong khi đó phải chứng kiến cảnh chồng mình đi ân ái hoang lạc với những phụ nữ khác. May thay, bà sinh ra Quân là niềm an ủi, một niềm vui của bà.
Từ ngày có quân bà đặt hết sự thương yêu lên người chàng, bà muốn con sống khác cha của nó, sống có tình người, có học thức và đạo đức. Khi Quân lớn đến tuổi phải đi học, bà chịu khó tìm thầy giỏi về dạy riêng cho chàng, bà lại buồn rầu vì Quân không chịu học. Một hôm tình cờ trong một buổi giao tiếp quen biết một người đàn bà Pháp tên là Élise, bà nầy vốn là cô giáo dạy học ở nước Pháp, nhưng nghỉ dạy đi theo chồng qua Việt Nam. Bà Élise yêu trẻ nhỏ lại không có con, đang sống trong buồn chán thì biết câu chuyện của mẹ Quân, bà tình nguyện dạy cho chàng học. Do được đào tạo từ trường lớp, biết phương pháp sư phạm, biết cách dạy cho từng lứa tuổi, nên bà đã biến Quân trở nên một anh chàng thích học. Chính bà đề nghị cho Quân vào trường học, chỉ có nhà trường là môi trường tốt cho trẻ học tập.
Quân lớn lên một môi trường mọi ngưòi thuận lợi, ở trong nhà bao nhiêu kẻ ăn người làm, đều xưng là cậu lớn, trong trường học lại học giỏi được bạn bè kính nể, ra xã hội đâu ai dám làm mất lòng, đã vô tình biến chàng trở thành một con người kêu ngạo, tự cao tự đại.
Quân cũng như thanh niên trẻ có bạn bè, những bạn bè của chàng cũng chịu thiệt, sẳn sàng chịu thua cho chàng, nên chàng tự hào về bản thân là người tài giỏi, vả lại đọc những sách pháp ở nhà của bà Élise nên chàng ngở kiến thức hơn người.
Một hôm trong buổi đám giỗ nhà người bạn tình cờ tranh luận một thanh niên tên Triều, từ bưng biền ra, trông thì quê mùa lý luận không thua cho chàng, hai bên càng nói càng gây cấn không ai chịu thua ai, đến mức độ không thể dùng lời nói để kết thúc, mà phải dùng đến sức mạnh của tay chân, thì đột nhiên anh nhà quê bỏ đi, trước khi đi anh nói một câu khêu khích làm cho Quân tức giận đến tận tâm gan, Quân muốn đập anh ta một trận; nhưng câu nói anh ta cũng có lý ” Người có học thức mà dùng quả đấm giải quyết vấn đề là một người học chưa đến nơi “.
Qua tìm hiểu, Quân mới biết Triều đến từ làng Phú Đông, học trò của thầy giáo Chương, một thầy giáo trường làng. Đây lần đầu tiên anh cảm thấy xúc phạm, và cảm thấy mất mặt với bạn bè, anh có suy nghĩ táo bạo phải thắng ông thầy của nó thì nó mới phục mình và anh tin tiếng Pháp của anh không ai thể so sánh được, và không có ai có điều kiện đọc những cuốn sách pháp như anh, lần này được dịp dùng đến để hạ ông thầy giáo vườn.
Vào một ngày nắng đẹp, Quân đã tìm đến làng, thầy Chương đang dạy trong một cái đình, có đủ học sinh từ lớn đến nhỏ. Quân không thể chờ được, xông thẳng vào lớp nói liền một câu tiếng Pháp:
– Monsieur! Pourai je parler avec vous?
( tạm dịch như sau : Ông giáo ! tôi có thể nói chuyện với ông không? )
Thầy chương và cả lớp ngạc nhiên một chàng trai trẻ không biết phép tắc, đi vào lớp như chỗ không người, cả lớp thì xôn xao, còn thầy Chương bình thả trả lời cũng bằng tiếng pháp :
– Naburellement, mais je suis occupé d’ ensigner maintenant. Attendez- moi dehors, je vous parlerai quand tous, les élèves vont en recréation.
(Tạm dịch như sau : Dĩ nhiên là được ! Em phải chờ ở ngoài. Khi học sinh ra chơi, ta sẽ nói chuyện với em.)
Quân bất ngờ, ông giáo vườn lại nói được tiếng Pháp, và một điều mất ngờ nữa dường như ông giáo nầy chàng đã gặp ở đâu rồi. Những điều bất ngờ nầy làm chàng im lặng, và nghe lời ông giáo, ra ngoài trước đình để chờ.
Chàng ngồi dưới góc cây điệp lớn ở cạnh cái đình làng mà nghĩ cách đối phó với ông giáo, ông thầy nầy nói được tiếng pháp như thế nầy không đơn giản, nghe bên tai giọng một cô gái
– Anh công tử, thầy tôi mời anh!
Quân mới vừa đứng vậy, quay lại nhìn mặt cổ, thì cô bồi thêm một câu nữa:
– Anh công tử học cao như vậy chắc biết câu “Tiên học lễ hậu học văn”,
– Biết !
– Theo tôi, công tử lễ học chưa thông, làm sao học được đến văn.
Quân không ngờ cô gái có khuôn mặt sáng láng cũng có nét diệu hiền, mới mở lời đã chê mình rồi, không có thời gian hơn thua, thôi nói một câu cho cô em biết thân phận nữ nhi :
– Cô là con gái mà không giử phận, còn đèo bồng đi học, còn dám mở miệng!
Cô gái trừng mắt nhìn anh ta chảng một chút sợ sệt nói:
– Tôi không ngờ, công tử mở miệng nói tiếng Pháp, đầu óc còn cổ hủ hơn dân làng nầy.
Quân bất ngờ bị cô gái tấn công, rất lấy làm khó chịu; nhưng phải để tâm trí đối phó với ông giáo , chỉ nói qua loa:
– Tôi nói chuyện thầy cô trước, rồi tôi mới tìm đến cô.
Không ngờ qua những câu đối đáp cô gái, làm mất đi tính cao ngạo của anh chàng không kiên nể trời đất, bây giờ gặp lại thầy Chương anh biết cuối đầu chào, thay đổi cách nói chuyện cũng như xưng hô. Thầy chương vẫn ngồi tại bàn dạy học, nhìn thấy thái độ anh ta có thay đổi, thầy khen thầm cô học trò mình quả thật nữ hào kiệt; thầy vẫn trên môi nở một nụ cười hiền hậu mời anh ngồi.
Quân bầy giờ không dám ngồng cuồng nữa, anh nói bằng tiếng Việt, một một câu nói khen tặng thầy Chương anh sử dụng một hình thức nói xã giao mà sách Pháp đã dạy :
– Thầy nói tiếng Pháp hay quá !
– Cám ơn em! Có gì đâu mà hay, cũng chính nói tiếng Pháp mà bỏ quê, bỏ bà con xóm vào sống ở đây.
– Sao vậy thầy!
– Người Việt ta nhiều người có đầu óc thiển cận lắm, thấy tôi nói tiếng Pháp gặp người Pháp liền ghép cho tội là Việt gian, rồi hại gia đình tôi, may mắn tôi trốn thoát trôi dạt đến xứ nầy.
Quân chứng trỏ mình là người từng trải, người hiểu biết trong xã hội, nên mở lời chỉ nước cho thầy Chương:
– Ở cái tuổi của thầy, ít có người nói tiếng tây, Thầy giỏi như vậy sao không ra làm việc, ở chi cái làng xa xôi hẻo lánh nầy?
– Tôi là một người không có học nhiều, nhưng có đọc qua Hịch tướng sỉ của Trần Hưng Đạo Vương, đọc Bình ngô đại cáo của anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi, là con cháu của tiền nhân đâu có thể làm tay sai cho ngoại ban.
Quân nghĩ, ông giáo nhắc đến lịch sử ông nói chuyện hùng hồn quá, nếu ổng tiếp tục nói kiểu nầy ta sẽ thua, ta phải đổi đề tài :
– Thầy giáo, tôi biết ông nói tiếng Pháp giỏi, nhưng không biết ông có biết về văn hóa của Pháp về văn chương của Pháp không?
– Tôi cũng có tìm hiểu và đọc một số nhà văn của Pháp, em đã đọc những tác giả nào?
Quân mừng quá, ông giáo đã rơi vào cái bẩy của mình rồi, đây là cơ hội cho ông giáo biết về mình, chắc phen nầy ông giáo phải chịu thua thôi.
– Thầy có nghe nói đến Victor hygo, hay Alexandre Dumas chưa?
– Tôi đã đọc qua những tác giả nầy, nhưng em muốn đề cập đến Alexandre Dumas cha hay con?
Quân kinh ngạc khi nghe nói đến có Alexandre Dumas cha và Alexandre Dumas con, điều nầy chàng hoàn toàn không biết, và không biết mình nghe có chính xác không nên hỏi lại :
– Thầy bảo có đến 2 tác giả tên Alexandre Dumas à?
– Đúng rồi là hai tác giả, là hai nhà văn hào, cũng là hai cha con, Alexandre Dumas cha viết những tác phẩm nổi tiếng như Ba chàng lính ngự lâm, Bá tước Monte Cristo, còn Alexandre Dumas con viết cuốn tiểu thuyết đầu tiên là Péchés de Jeunesse (cái tội của tuổi trẻ), nhưng nổi tiếng nhờ truyện La dame aux Camélias (Trà hoa nữ). Alexandre Dumas con là đứa con ngoài hôn thú, không được cha biết đến, mẹ ông ta giận quá lấy tên của người cha đặt cho đứa con, mỗi lần có điều gì đứa con làm phật lòng bà, ba kêu tên con chưởi, cũng để chưởi cha của nó, nhờ vậy mà nước pháp có hai đại văn hào nổi tiếng cùng tên, để phân biệt người người ta thêm chữ cha hoặc là con sau tên Alexandre Dumas.
Quân nghe thầy chương nói một cách rõ ràng trường tận, chàng từ nghi ngờ chuyển sang thán phục, từ thán phục sang kính phục, miệng chưa nói ra, trong đầu đã tôn thầy Chương thành bậc tôn sư của mình, chàng lễ phép nói:
– Cám ơn thầy, em hiểu rõ về hai nhà văn nầy rồi.
Nhìn cách ăn mặc, cử chỉ của Quân, thầy Chương biết chàng không con của quan quyền thì cũng con những địa chủ, một người sẽ nắm nhiều vận mệnh của người dân trong tương lai, anh ta đã đến đây là một cơ may, ta là một thầy giáo, có nhiệm vụ dẫn dắt em đi con đường chính nghĩa có lợi cho nước nhà.
– Có những người có học có điều kiện đọc sách Pháp, những người làm việc cho Pháp có cơ hội biết về nền văn minh của Pháp, cùng với sự tuyên truyền Pháp đến đây để khai hóa cho những dân tộc chậm tiến lạc hậu. Những ai tin tưởng Pháp mang văn minh cho ngừời dân Việt là tin tưởng mù quáng, ai hy vọng Pháp giúp cho nước việt nam tiến bộ, đó là những hy vọng hảo huyền, thiếu thực tại.
Quân nghe thầy Chương nói đến đây, có cơ hội cho chàng phản pháo, chàng nói lên những điều hiểu biết của mình:
– Thầy nói không đúng, hiện tại chính người pháp mở mang đường xá cầu cống làm cho nước ta phát triển, chớ để cho vua quan nhà mình chỉ nghỉ quyền lợi bản thân, tham quan hối lộ, đất nước nầy còn tệ hại hơn.
– Mở đường xá giao thông cũng dễ dàng vận chuyển hàng hóa tài nguyên của ta mang về nước pháp đó là quyền lợi của chúng, để thực hiện dễ dàng cho sự thống trị ,pháp thực hiện chánh sách ngu dân. Em thử nghĩ xem cả ba nước Đông Dương, Pháp chỉ mở một trường y duy nhất ở Hà Nội để dạy cho y sỉ đó là trường École de Médecine de l’Indochine (Trường Y khoa Đông Dương), ngay cả thái tử Norodom Sihanouk muốn học bậc trung học phải đên Sài Gòn Gia Đinh học, vì trường École François Baudoin, và trường Lycée Chasseloup Laubat chỉ mở ở sài gòn, cả lục tỉnh của mình chỉ có một trường tiểu học được mở ra tại Vĩnh Long. Bây giờ nó đang nâng cấp lên cũng không phải để nâng cao tình độ dân ta, nhằm phục vụ nhu cầu con em của người Pháp đã sinh ra nhiều trên nước ta; nó cũng nhận học sinh Việt với điều kiện phải trãi qua một cuộc thi cử khóc liệt. Em thử hỏi có được bao học sinh lục tỉnh học được trường đó, em thử tìm hiểu cả đất nước mình được bao nhiều người được đi học những trường của Pháp mở ra, vậy làm sao nói là khai hóa được, là sao mang nền văn mình cho dân mình được.
– Thầy nói em đã hiểu, em còn một thắc mắc rằng thầy không ưa tụi pháp, duyên cớ nào thầy học được tiếng Pháp và đọc nhiều sách của nó?
– Ông bà ta có câu biết địch biết ta, mới trăm trận trăm thắng, trước hết tôi tìm hiểu về Pháp mới tìm ra chống lại. Trong sự tiếp xúc, tôi phát hiện người Pháp đến đây có hai dạng; một dạng do chính phủ Pháp điều khiển như quan lính của Pháp là kể thù của dân tộc ta, còn có một dạng như những nhà nghiên cứu khoa học, những người truyền đạo đó là những bạn chân chính của VN, họ đã đóng góp không nhỏ cho xã hội và đất nước ta. Những người đi truyền đạo đơn thuần, đó là những người có tính ngưỡng họ bỏ gia đình đến đây với hy vọng mang tin mừng của đất chúa trời đến người VN. Chính những người truyền đạo dạy cho tôi học tiến pháp, cung cấp cho tôi về những tài liệu về khoa học kỹ thuật, cho tôi mượn những sách văn chương của Pháp.
– Làm sao thầy biết những người truyền đạo là những người tốt.
– Chánh quyền Pháp lợi sự truyền đạo để đánh chiếm nước ta là dơ và lu mờ công việc của người đi truyền đạo. Nói đến đạo là nói tính ngưỡng, nói đến niềm tin, nếu họ không làm tốt thi đâu có ai tin tưởng, không tin tưởng thì không theo đạo của họ. Do vậy, những người truyền đạo họ giúp dân mình một cách thật lòng, họ muốn mang những gì tốt đẹp họ biết đến người dân để ngỏ hầu truyền được những gì trong kinh thánh mà họ tin là những lời dạy của đức chúa trời cho loài người.
Quân ngồi nghe thầy Chương nói thao thao bất tuyệt, chàng mới thấy mình quả thật ếch ngồi đáy giếng nhìn trời bằng vun, chỉ một thời gian ngắn mà đầu óc chàng mở ra nhiều cánh cửa, nhận thức được xã hội, chàng thấy được sự hồ đồ của bản thân, nên chàng cảm thấy có lỗi một người thầy lỗi lạc , nên lên tiếng :
– Xin thầy tha lỗi cho hành động bất kính.
– Không đâu em, tôi rất thích tính thẳng thắng và mạnh mẽ của em, xã hội của ta trãi qua mấy ngàn năm phong kiến, giáo dục học trò kiểu ngu trung, lúc nào cũng vâng dạ làm theo những điều có trong sách vở, làm theo khuôn mẩu có sẳn, mà quên đi sự sáng tạo theo đầu óc của tuổi trẻ, những người được trang bị kiến thức. Học sinh học ngũ kinh, học sách Khổng Mạnh, nói ra thì đạo đức; nhưng hơn thua nhau từng câu nói, tự cho là người quân tử, ganh đua nhau việc nhỏ, luôn đố kị nhau không dám xông ra xã hôi để làm giàu cho đất nước. Đất nước ta cứ nghèo nàn lạc hậu như thế nầy, dù hôm nay có thắng được đế quốc Pháp, thì ngày mai cũng lệ thuộc những đế quốc khác. Em hãy về và suy nghĩ tại sao xứ sở Bạch Liêu nầy, một nơi đồng ruộng mênh mông, đất đai phì nhiêu người dân cần cù siêng năng, lại sống trong nghèo khó, nghèo đến nỗi nhiều nhà không đủ gạo ăn qua ngày.
Quân bấy lâu nay được mẹ dạy về tình người trong phạm duy luân thường đạo lý, qua những mẫu chuyện theo luật nhân quả, nay được thầy Chương mở rộng tầm mắt bằng những chuyện thực tế xã hội, chàng cảm giác chàng như con chim đang bay trong trời mênh mông, nhìn được đồi núi ruộng đồng của đất nước.
Đến một làng quê, thời gian chẳng là bao để lại trong đầu chàng những hình ảnh khắc sâu, một cô gái với nét mặt tươi sáng có những lời nói mạnh mẽ không thua gì con trai, còn một thầy giáo đạo mạo hiền từ có kiến thức uyên thâm, có một tầm nhìn xa thấy rộng, thật đáng tôn kính. Ngày qua ngày chàng quyết lòng đến tìm thầy học, trong những ngày theo học ở đó, chàng nghe người ta đồn có ông bác chết vợ, vợ đã chết vài ba năm, nhưng chiều nào ông ra mộ than khóc. Câu chuyện trưởng đùa lại có thật, giống như chuyện thần thoại hoàng đường lại xẩy ra làng Phú Đông, Quân muốn tận mắt mình thấy người đàn ông lạ lùng đó.
( Mởi đọc giả đọc phần 2 chương hai : Người đàn ông khóc vợ vào tuần tới )
Hải Vương
H1 TRUYỀN GIÁO
H2 ĐÌNH LÀNG
Hải Vương, một bài viết công phu đã nói lên một số nét của thời kỳ thực dân pháp. Thầy Chương là một nhân vật đáng kính trọng, là một trí thức nặng lòng với đất nước, dù hoàn cảnh nào cũng nghĩ đến dân tộc, không gì quyền lợi bản thân mà làm tay sai cho ngoại ban thật là hay.