Lời trăn trối của mẹ. Chương I : Giã biệt người thương

Ngày đăng: 29/12/2012 12:47:19 Sáng/ ý kiến phản hồi (20)

 

       Huyện Phước Long đã bao lần thay đổi theo thăng trầm lịch sử, một huyện ở giữa ba tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau và Hậu Giang, có lúc sáp nhập vào tỉnh nầy hoặc tỉnh khác. Nhiều lần thay đổi, thay đổi cả tên, nhưng người dân nơi đây không thay đổi, thế hệ sau tiếp nối thế hệ cha ông, đời nầy qua đời khác sống làm ruộng rẩy.

     Đầu thế kỹ 19 nơi đây có những cánh rừng bạt ngàn chưa được khai hoang, nhiều hoang thú sinh sống, trên rừng chim muôn đủ loại, dưới ao đầm đầy cá, sông hồ đầy tôm, một vùng đất phì nhiêu, thiên nhiên ưu đãi cho con người. Người dân nhiều nơi kéo về đây sinh sống thành xóm, thành làng. Phú Đông là một làng có tiếng trong huyện, Phú có nghĩa là phú cường là trù phú , Đông là phương đông . Người ta biết làng nầy là nhờ thầy giáo Chương, nghe nói thầy từ kinh đố Huế trôi dạt vào nam, rồi định cư làng nầy. Dân làng biết thầy là người có học, có kiến thức rộng, nên cùng nhau cất một ngôi nhà cho thầy ở, cũng là nơi dùng giảng dạy con em trong làng.

 Có một hôm nhóm học giả gồm người Pháp lẫn người người Việt đến làng tham quan tìm hiểu làng nầy, tại sao dân ở nơi đây có đời sống sung túc, một vùng nông thôn sao người dân có trình độ văn hóa khá, và điều đáng nói nhất là những thanh niên xuất phát từ làng nầy , ai nấy đều biết chữ là một điều hiếm lạ của xã hội đường thời. Qua tìm hiểu, họ mới phát hiện ngọa hổ tàng long, thầy Chương là một ẩn sỉ có trình độ cao học, biết nhiều thứ tiếng, không những giỏi về quốc ngữ mà còn biết cả Hán văn, lẫn tiếng Pháp, lại về sống ẩn dật nơi nông thôn nầy. Tiếng của thầy không mấy chốc lan xa cả huyện cả tỉnh, những ngôi trường có tiếng trong tĩnh mời thầy về giảng dạy, nhưng thầy từ chối, những quan quyền , những nhà giàu đã thỉnh mời thầy về dạy cho con cháu cũng bị thầy từ chối. Từ đó, học sinh nhiều nơi khác nghe tiếng mang cơm gạo đến làng nầy để học, thầy cũng đạo tạo nhân tài, trong đó có học sinh thầy rất thương mến, tên Nguyễn Kim Tiền, con của bác ba Hậu sống trong cùng làng. 

   Hôm nay, bà con làng Phú Đông có tiệc vui, quây quần ở nhà bác Hậu, để ăn mừng tiển đưa chàng trai của ruộng đồng lên Vĩnh Long học.  Buổi tiệc lúc đầu tính đơn sơ, thông thường nơi làng mạc nầy, bà con sống gần gủi với nhau, đùm bọc lẫn nhau, xem nhau như ruột thịt, khi gia đình nào có chuyện vui, bà con lối xóm sẽ gồm lại; nhà ai nuôi được con thú gì hoặc trồng được loại trái cây, rau cải gì thì mang đến góp phần. Buổi tiệc nầy có khác, anh rễ của Kim Tiền , tên Trương Đình Quân, người giàu có, đang sống ngoài chơ Bạc Liêu, đứng ra tổ chức, mời rất nhiều người, có cả quan chức tham dự, còn mời được danh ca Sáu Lầu đến giúp vui, buổi tiệc trở nên long trọng, một buổi tiệc có một không có hai trong làng xã nầy.

   Khi mọi người ra về, chỉ còn người trong gia đình, bác Hậu ngồi bộ trường kỹ đối diện ba người con, dưới ánh sáng mờ ngọn đèn hột vịt, ngoài trời tiếng ếch nhái kêu inh ỏi vùng đồng quê tháng bãy. Nét mặt của bác rạng rở hân hoang, đây là ngày vui của bác, con cái thành đạt, gia đình đông đủ, bác với mái tóc bạc trắng, hàm râu cũng trắng xóa dài xuống tận bụng, giọng nói có đầy men rượu :

 – Có mặt hai vợ chồng con Hương, tía nói cho các con biết, nay là ngày tía rất vui, mai đây tía có theo ông bà, tía cũng thỏa nguyện.

 Kim Hương là người vốn nặng tình cảm, con gái lúc nào cũng thương cha , nghe cha nói như lời trăn trối, nên lên tiếng ngay không cho cha nói nữa :

– Tía ơi! Ngày vui còn nhiều, tía đừng nói vậy mà con buồn! 

  Đình Quân có một chút say rượu, vẫn còn tĩnh táo không muốn nghe chữ buồn của vợ , nên nói một đề tài khác :

– Hôm nay con cố ý mời một số thiếu nữ đến đây để tía chọn dâu, em Tiền chon vợ, Tía có chấm được cô nào không cho con biết .

  Ông Hậu nở một nụ cười rồi im lặng, còn Kim Tiền nghe Quân nhắc đến thiếu nữ, đúng là vấn đề anh đang ấm ức, nên lên tiếng:

– Anh hai! Cám ơn anh tổ chức buổi tiệc nầy, em có thắc mắc từ sáng cho đến giờ, buổi tiệc anh tổ chức cho em sao có nhiều thiếu nữ từ đâu đến, em không quen biết, chưa hề gặp mặt.

     

 Đình Quân thấy tía im lặng biết tía không quan tâm về sáng kiến của mình bỏ công sức, nhưng được Tiền hỏi, anh ta lấy làm vui mừng để giải bày cao kiến nầy:

– Anh cố ý mời một số gia có danh giá, và cho họ biết rõ mục đích buổi tiệc nầy ngoài việc tiễn đưa em đi học xa, cũng nhầm chọn dâu để giúp cho tía việc nhà, anh nghĩ qua tiệc tùng mới chọn người thích hợp làm dâu nhà nầy giúp cho tía đở vất vả lúc em đi học ở xa. Em có chọn được cô nào không?

– Cám ơn anh Hai có sự suy nghĩ sắp đặt chu đáo nầy, em không có để ý !

   Quân biết vợ mình luôn lo cho cha, cha mỗi ngày một già, nay phải sống đơn lẽ không người chăm sóc khi Tiền đi học, chàng nghĩ vợ mình ủng hộ việc làm nầy, thấy nàng cũng theo dõi các cô từ sáng đến giờ, chắc sẽ có ý kiến hây, nên hỏi vợ:

– Hương em có chọn được cô nào không?

 Trong thời buổi đó, đa số chọn vợ cho con cái, cha mẹ phần lớn là nhờ ông mai bà mối; còn những gia đình khá giả muốn chọn con dâu vừa ý lo công việc nhà, thường đến những đám tiệc quan sát, xem cách làm việc, cách cư xử của các cô thì sẽ chọn ra được, rồi sao đó cho mai mối đến để cưới hỏi. Kim Hương hiểu ý tốt của chồng mình đồng thời cũng đã biết tâm ý của cha nên nói :

– Anh Quân phần nầy anh không bàn với em trước, anh đi hơi xa, trong thâm tâm của tía có con dâu rồi, em nghĩ cậu ba cũng một ý như tía.

  Quân ngạc nhiên hỏi lại vợ :

– Ủa ! Vậy tía đã có chọn người rồi sao, cô nào sao không nghe tía nói. Cổ là ai?

 Anh đừng có hỏi em, hãy hỏi cậu ba thì rõ.

– Chị hai, chị nói gì mà em không biết gì hết.

 Nghe các con đối đáp vui vẻ ông muốn im lặng tận hưởng giay phút ấm áp của gia đình, bổng nghe các con đề cập đến chuyện vợ con cho Kim Tiền, một chuyện hệ trọng, một chuyện còn nằm trong dự tính, chưa thể nói ra lúc nầy.

– Các con ạ! Khi nào có trâu cao đến nhà đàn gái rồi, và hai bên đã đồng ý với nhau rồi mới nói được, không có gì hết đề cập đến mất duyên con gái của người ta.

   Kim Hương cười thật tươi vì đón được ý của tía mình, hết nhìn cha rồi lại nhìn chồng

– Anh Quân thấy không, chưa là con dâu của nhà nầy, tía đã thương lo cho cổ rồi.

  Như chợt nhớ một điều gì, Kim Hương nhíu mày lại, nghiêm nét mặt quay sang Tiền hỏi:

– Ủa! Sao chị không thấy cổ có mặt bữa nay, chị có đến mời cổ rồi mà !

Tiền không hiểu chị hai đang nói đến ai nên lên tiếng:

– Chị nói cổ, cổ là cô nào ! Sao em không biết !

– Em đừng có giả bộ nhe! Cô Hương Giang con gái của thầy Chương, chớ còn ai trồng khoai đất nầy.

– Ồ ! Hương Giang à ! Sáng sớm nay, cổ có mang con vịt xiêm đến, và xin lỗi cổ có công việc phải về quê ngoại.

 Quân bây giờ mới biết người mà vợ mình đề cập là cô con gái của thầy Chương, và lấy làm lạ hỏi :

– Con bé đó nay lớn rồi sao?

Kim Hương nhìn chồng với cập mắt tình tứ cũng có một chút trách móc:

– Ông chồng ơi! Ông chồng! Ông chỉ lo chuyện buôn bán làm ăn ông thôi, ngoài ra ông không biết chuyện gì hết, con của thầy mình mà anh không biết. Cổ đã trở thành thiếu nữ rồi, đẹp lắm! Đẹp lắm! Nổi tiếng làng nầy, nghe nói những quan quyền, nhà giàu có ở huyện Phước Long nầy đến xin cầu hôn, hỏi cưới mà cổ không chịu. Ở đây bà con nói cổ có ý với cậu Tiền nhà mình.

  Đình Quân nghe vợ nói như vậy vui hẳn lên, trong đầu anh nghĩ chắc Tiền đã chịu con gái của thầy rồi, thảo nào hai thầy trò nầy thương nhau còn hơn ruột thịt, chàng phấn khởi nói :

– Tốt lắm! Tốt lắm! Lễ cưới thì không kịp, anh xin tía cho anh làm lễ hỏi cho em.

 Nghe đến chuyện Hương Giang, rồi đến chuyện cưới hỏi làm cho chàng đỏ mặt, với vẽ ngại ngùng chàng trai mới lớn, vả lại chuyện nầy quá bất ngờ, không biết nên nói sao, đành lấy chuyện đi học làm bia đở đạn:

– Anh hai chị hai ơi! Hôm nay là tiệc để đi học, đâu có phải tiệc để chọn dâu, sao cứ nhắc chuyện vợ con hoài làm sao em học thành tài cho được.

 Nhắc việc đi học Quân bây giờ mới nhớ, nên lên tiếng :

– Anh có đến Vỉnh Long, nhân tiện anh đã xem trường của em rồi, anh có bà cô ở gần .

 Tiền nghe anh nói, chàng cảm kích trong lòng vô cùng, Quân là anh vợ  lo cho chàng và cha một cách chu đáo. Chàng nhìn anh với ánh mắt mang ơn và nói :

–  Em cám ơn anh hai thật nhiều, anh hai đã giúp cho nhiều thứ rồi, nay lại giúp em nữa.

– Anh em phải giúp nhau là chuyện nên làm, có gì đâu mà ơn với nghĩa.

   Kim Hương muốn Tiền hiểu rõ lòng của chồng mình, và điều nầy cũng là một sự thật trong cách đối xử của Quân 

– Cậu đừng có tin lời ảnh, anh Quân chỉ giúp cho cậu , mấy chú em ruột của ảnh, năn nỉ anh cũng không có giúp. .

 Khi nhắc đến những người em ruột của mình, Quân hơi cáu kỉnh nói:

– Đừng nhắc đến mấy tên phá làng phá xóm đó, tụ nó chỉ hư hỏng ăn chơi, càng cho nó tiền càng làm khổ nhiều người mà thôi.

  Biết lở lời, khơi chuyện không hay, làm mất không khí đang vui vẻ ấm áp của gia đình, Kim Hương đành phải nói chuyện khác :

– Anh Quân không những lo chỗ ở cho cậu, anh còn có món quà rất đặt biệt để ở Vinh Long để tặng cho cậu đó.

– Hương! Anh bảo giử bí mật mà !

– Đúng rồi em giử bí mật , em chỉ nói quà, chớ em đâu có nói quà gì.

 Nghe vợ nhắc đến quà, Quân mới chợt nhớ ra, chàng vào trong buồn quay trở ra với một gối khá lớn được bao bọc kỹ lưỡng để lên bàn, quay sang ông Hậu nói : 

– Tía! Đây là thuốc bổ, con nghe nói ở Giảng Long có tiệm thuốc bắc Thiên Thọ Đường có loại thuốc bổ tốt lắm, sẳn đi ngang qua đó con mua về cho tía uống.

  Ông Hậu nhìn thuốc bổ trên bàn trong lòng hạnh phúc, không ngờ người con rễ bận bịu trăm việc, vẫn còn nhớ đến mình : ông xúc động nói :

– Con lo cho em là tía đã mừng lắm rồi, tía còn khỏe lắm, đâu cần nhiều thuốc bổ như vậy.

 – Ít có dip đi đến đó lắm tía ơi! Thôi mua một lần cho nó đáng.

   Từ ngày Quân trở thành con rễ trong nhà, ông Hậu thương yêu chàng như con ruột, ông không để ý đến Quân xuất phát từ gia đình giau có, ông để ý tấm lòng tử tế hiếu thảo của Quân. Ông nhìn gói thuốc bổ, nghĩ ngay đến người bạn già, gần đây hay bệnh yếu, ngày mai thằng Tiền vô thăm ổng để nói lời tạm biệt, sẳn đó cũng gửi cho người bạn già ít thuốc bổ để ổng sống khỏe làm bạn với mình.

   Đêm đó gia đình bác Hậu thức thật là khuya, Quân có dip hàn huyên tâm sự với người em vợ của mình, một học sinh có tư cách, lại học giỏi của xứ sở Bạc Liêu có nhiều tư tưởng mới lạ; còn Tiền được dip học hỏi kinh nghiệm ngoài đời của anh. Hai người có một tình cảm một ý chí của một kẻ sỉ  được học tập, rèn luyện với thầy Chương,  lại biết  nói tiếng Pháp, cùng đọc sách Pháp có một thế giới quan, nhân sinh quan rất thoáng, do vậy cách cư xử,  cách xưng hô cởi mở, khác với đa số những người giàu, có học thức đương thời, miệng thì nói tiếng Pháp nhưng cư xử phong kiến quan liêu, mở miệng thì giáo điều nhưng hành động tồi bại. Ngay cả công tử Bạc Liêu nổi tiếng giàu có một thời, để chứng tỏ mình sang, mướn người Pháp làm công việc sai vặc, nhưng thực chất chỉ bọn công tử giàu có học làm sang bản chất là dốt nát. 

                                                           Hải Vương                 

 

Có 20 bình luận về Lời trăn trối của mẹ. Chương I : Giã biệt người thương

  1. Một Lúa nói:

    Thân chào Hải Vương đến với trang nhà. ( Hoặc là đã đến lâu mà Lúa không biết )

    Cám ơn bạn cho đọc một truyện ngắn có nhiều sắc màu đặc biệt.

    Một Lúa

    • Cám ơn Một Lúa đã đọc bài nầy, tôi đã đọc nhiều bài của anh viết.
       Trước khi post bài nầy lên, tôi lo lắng vì bối cảnh câu chuyện quá xưa cũ, sợ đọc nhàm chán. Khi đọc những lời của anh tôi rất mừng. Cám ơn anh ủng hộ.

  2. Thu Nguyệt nói:

    Rất vui khi được đọc bài viết của bạn Hải Vương, một cây bút mới và hay. Có thể đây là lần đầu TN hân hạnh biết bạn. Rất mong gặp bạn thường xuyên trên trang nhà.

    • NHA nói:

      Chỉ có “một chữ đặc biệt” và cách hành văn cho tôi đoán người viết không xa lạ đâu. Quen lắm TN ạ.

    •  Chị Thu Nguyệt, chị cũng như chị Phi Rom, chị Nguyễn Tuyết, chị Phương Nga bão em tham gia viết cho trang nhà, em đâu dám cải. Đẻ cám ơn lòng thương mến của các chị gửi đến trang nhà một chuyện dài, một chuyện nói về một mối tình đã trãi qua bao thử thách, phải nói tình yêu và nước mắt xen lẫn cảm giác tội lỗi cho đến lúc chết. Hy vọng các chị và đọc giả trang nhà có những đoạn nhàm chán đừng nản lòng.

      • Phương Mai nói:

        Hải Vương mến!Tôi đọc bài của bạn từ sớm lắm! Mới lúc đầu tôi tưởng người quen vì giọng văn đúng là quen thật! Chưa phản hồi liền vì còn ngại, mãi sau thấy các bạn phản hồi nhiều ,sợ mất phần  nên tôi viết mấy dòng giành chỗ!  Bài của bạn chắc chắn tôi sẽ đọc hết! À! Phi Rom mới mua một quyển sách mới đấy! Bạn có  tham khảo chưa?

  3. huy nói:

     Hải Vương, đoạn mở đầu của câu chuyện rất lạ và lôi cuốn, đang chờ xem phần kế tiếp.

  4. Hoàng Hưng nói:

         Vâng, tôi cũng nóng lòng chờ xem phần kế tiếp.

  5. Nguyễntuyết nói:

    Hải Vương là  tác giả mới   , NT nghe giọng văn lạ mà quen , quen mà lạ ,  , chương 1  , nhà Bác Hậu pha lẫn tân cổ giao duyên , nhà văn có đầu óc canh tân tiến bộ , NT đón xem phần kế tiếp .

    •  Chị Nguyễn Tuyết chị nói đúng nhà bác Hậu một gia đình tiến bộ, con rễ Trương Đình Quân con một địa chủ bá hộ, nhưng có tư tưởng tiến bộ, có người con ruột là bs Trương nhà đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, thời kỳ sinh viên em có đến nhà một lần, lúc đó ông chết rồi chỉ còn bà mợ, con cháu ngày nay còn một số sống ở Tân Quy Đông, em có liên hệ.

  6. Thu Nguyệt nói:

    Vâng, anh NHA ơi! TN cũng nhận ra rồi. Hải Vương là bút hiệu của một người bạn rất quen đó NT ơi!

  7. KiềuOanh nói:

    KO nghĩ quen hay lạ gì thì tác giả Hải Vương cũng đã cho chúng ta đọc một câu chuyện hay. KO không biết viết truyện, chỉ biết ….đọc mà thôi. (Hông biết đọc chắc phải học lại lớp …1 quá! Phải không Hải Vương?hehehe) Giống như các anh chị của trang nhà, KO đang nóng lòng muốn biết chuyện tình cảm của anh chàng KIm Tiền này sẽ ra sao?

    • Kiều Oanh biết hồi nhỏ tôi không được đi học, khi vào lớp tôi đọc bài bị bạn bè cười chê, nên viết chế nhạo tôi phải không. Nói cho vui, bạn đề cập lớp một tôi nhớ chuyện hồi nhỏ nên nói vậy. Hy vọng bạn sẽ vui, tôi giử lời hứa với bạn .

  8. PhiRom nói:

    Hy vọng chuyện tình của anh chàng Kim Tiền  kết thúc tốt đẹp, nhưng thấy tựa bài PR vẫn thấy hơi lo lo, ” lời trăn trối của mẹ’ nghe sao buồn quá, còn ” giã biệt người thương” sao cũng thấy thấm thía làm sao!, rồi không biết có gặp lại nhau không? cũng như các bạn rât nóng lòng biết được đoạn kết.

    • Chị Phi Rom đây một câu chuyện dài, còn dài lắm chưa đến màng kết thúc sớm đâu. Một câu chuyện tình được dấu kín, khi em đến thành phố học,  em ở nhà người dì con của chị ông ngoại kể lại mới biết. Câu chuyện tình nầy quan điểm vào thời đó nhiều người lên án, ngay nay cũng có nhiều người không đồng tình, với cách nhìn của em lại khác nên viết lại với dạng truyện dài, dạng truyện tình cảm xã hội. Hy vọng chị đọc và cho ý kiền những phần tiếp theo.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác