Tứ mã phân thi

Ngày đăng: 2/10/2012 04:17:26 Chiều/ ý kiến phản hồi (4)

 

Kinh Đô tiểu thư là bút hiệu của CHS lớp 11A (NK68), sau 1975 chị làm kế toán cho Công ty bánh kẹo ở Hiệp Bình Phước, Thủ Đức. Nay đã nghỉ hưu. Chị là CTV của báo Làng Cười từ năm 2007, nay ít viết vì lý do sức khỏe (LM)

Sau khi sát hại những người anh em của mình, Tần vương Lý Thế Dân lo việc bình định và trả thù những kẻ chống đối trước đây. Trong hàng ngủ quan quân có người tấu với Tần Vương rằng Trình Giảo Cương (bào đệ Trình Giảo Kim) trước đây giao du với bọn Đơn Hùng Tín, mỗi khi uống rượu là làm thơ nói việc vô đạo của Tần Vương, nên khi lên ngôi lấy hiệu Đường Thái Tông xong, trong buổi lâm triều nghị sự cho quan quân đi bắt nhà thơ Trình Giảo Cương.

Có mặt trong buổi chầu, Trình Giảo Kim khải tấu:

Muôn tâu bệ hạ, em thần từ trước đến nay chuyên làm thơ tình, chuyện chống đối bệ hạ hầu như không biết đến. Hơn nữa bệ hạ mới nghe lời tấu có thấy bản thơ ấy không?

Đường Thái Tông ngó quần thần, ngẩm nghĩ, hắn nhậu say đọc thơ nào trong bàn tiệc có viết trên giấy chi đâu mà gọi là tang chứng, nhưng thơ nói xấu vua là phạm tội cần phải chém đầu răn chúng. Nhà vua hét: Không cần tang chứng, có người nói cho trẩm nghe, chẳng lẽ họ bịa chuyện.

Tần Thúc Bảo vì là anh em kết nghĩa Trình Giảo Kim nên đỡ lời:  Giết Giảo Cương là chuyện nhỏ, nhưng hắn chết rồi thì không khác nào bệ hạ phong thánh cho hắn. Thiên hạ đặt câu hỏi vì sao Giảo Cương chết ? Sẽ có người trả lời, nhà thơ ấy chết vì dám viết lời phê phán vua. Lúc đó vì hiếu kỳ, thơ Giảo Cương sẽ có người tìm đọc, lưu truyền hậu thế và hắn sẽ trở thành đại thi sĩ.

Vua Đường nghe thế liền hỏi: Vậy có cách nào trừng trị hắn mà không mang tiếng bất nhân không, nhưng hình phạt phải tương đương với “tứ mã phân thây” ?

Trình Giảo Kim sợ quá nháy mắt cầu cứu La Thành.

La Thành hiến kế độc.

 – Bệ hạ không cần phải giết chết hắn, chỉ xé thơ hắn ra làm 4 mãnh là được, người đời sau không biết được hắn làm thơ hay vì một phần bài thơ không đầu không đuôi, không ai hiểu được, nếu có hiểu cũng không hết nghĩa.

Vua hỏi tiếp:

 –  Làm thế nào để phân thơ ra làm 4 mãnh ?

La Thành tiếp:

 –  Bệ hạ bảo Giảo Cương nộp hết các bài thơ, mỗi bài lấy dao rọc ra làm 4 mảnh, mỗi mảnh tô một màu khác nhau cho lòe lẹt, sai ba quân dán ở bốn cửa thành Đông, Tây, Nam, Bắc cho bàn dân thiên hạ chiêm ngưỡng thi tài của Giảo Cương.

Đường Thái Tông y lời cho quân sĩ thực hiện.

     Trình Giảo Kim sau khi bãi chầu về báo tin mừng cho em, là nhà ngươi đã thoát chết là nhờ La huynh cứu mạng. Giảo Cương vui mừng khôn xiết hỏi, Giảo Kim kể lại sự tình tại triều đình, nghe xong Cương khóc òa nói:  Phải biết các anh thương đệ như vầy, thà để đệ thác còn hơn.

Kinh Đô tiểu thơ

———————————————–

Lời bàn của Kinh Đô tiên sanh:

Kế của La Thành quả là tuyệt diệu, vì vậy mà ngày nay không còn ai biết được hồi đời Đường có đại thi hào Giảo Cương, thậm chí tên tuổi của Cương sách sử cũng không ghi .

Có người cho rằng Đường Thế Tông cũng biết làm thơ nên việc phân bài thơ ra 4 mảnh cũng chỉ là ganh tị với Trình Giảo Cương mà thôi

Có 4 bình luận về Tứ mã phân thi

  1. Nguyễn Văn Lần nói:

    Nếu tui sống vào thời đó mà yêu thơ của Giảo Cương. Tui sẽ đi 4 cửa thành ăn cắp ở mỗi cửa thành 4 mãnh 4 màu , về ráp lại thì ( hên xui ) thế nào cũng có 1 bài thơ của Giảo Cương chứ gì ! Nhưng về đọc thôi, đừng chê Vua thua là bị đưa ra chém như Giảo Cương thì không ai cứu mạng .

    • phirom nói:

      Cả Lần ui! Giảo Cương rất buồn thơ của mình là một tuyệt tác mà tự nhiên bị xử xé làm tư thì ổng còn buồn thậm tệ hơn , thà ổng bị đem ra xử chém còn hơn???

  2. Phi Rom nói:

    Đọc truyện xưa mà sao thấy đã gặp trường hợp này ở gần đâu đây. Không biết có ai thấy như tui không? Cái lão La Thành này ác thiệt.

  3. Tui, Ngân Thần Ta, bà con xa với Kim Thánh Thán nói:

    Tui mà quen với La Thành lúc đó, tui sẽ khuyên là cho tô màu hường. Đã lở mang tiếng ác, thì mình phải làm cho “tới bến” luôn. Màu hường nầy có ý nghĩ sâu xa lắm nghe, chẳng những “chơi chết” thơ của Giảo Cương, mà còn “trừng phạt” thị giác của những ai muốn đọc thơ của hắn! Thấy tui hay không?
    Tiểu Thư Kinh Đô ơi, tên nầy sao tui nghe quen quen, không biết có bà con gì với…?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác