CHÙA KỲ SON Ở TAM BÌNH

Ngày đăng: 11/10/2012 10:37:06 Chiều/ ý kiến phản hồi (10)

 

      Nhân ngày lể Sen Dontal của bà con dân tộc Khơ me Trần Bình xin giới thiệu với bạn đọc trên trang nhà một ngôi chùa cổ của người Khơ me trên vùng đất Tam Bình – Vĩnh long, đó là chùa Kỳ Son .     

   Chùa Kỳ Son là một ngôi chùa cổ, tọa lạc trên ấp Rạch Rừng thuộc xã Loan Mỹ , huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh long. Theo lời kể của Lục cả trụ trì chùa cho biết, ngôi chùa nầy được xây dựng ca1chn nay 200 năm, trước kia bằng tre lá đơn sơ, sau đó bị cháy và được người dân địa phương quyên góp  xây dựng lại bằng gỗ mái lợp ngói . Chùa mang lối kiến trúc nghệ thuật Khơ me với mái vòm cong so le .

        Chùa Kỳ Son được công nhận là Di tích văn hóa lịch sử Quốc gia vào năm 2007. Là ngôi chùa Khơ me lớn duy nhất trong vùng cho nên chùa Kỳ Son là địa điểm tổ chức các lễ hội truyền thống hàng năm của đồng bào dân tộc Khơ me ở địa phương như lể Chol Chnam Thmay, Dolta ,Ok om Bok và nhiều lễ hội Phật giáo khác .

               Tin ảnh :  Trần Bình

“chai đây”   (nơi thờ cốt của người chết)

 Cổng chùa tên Vot  Sa- (lơ)- von ô sienhh

 

H4

h6 chánh điện ,

 giờ cơm của các sư ,

 chụp ảnh lưu niệm với Lục cả

         Binh trước chùa Vot  Sa (lơ) von Ô Sienhh ( pret chsuot )  Vot ( chùa);   pret  (con kinh ) ;  chsuot  (sen)

 

Có 10 bình luận về CHÙA KỲ SON Ở TAM BÌNH

  1. Nguyễn Văn Lần nói:

    Tui đố các bạn tại sao các chùa Khmer đa số các sư đều rất trẻ ?

  2. Hoàng Hưng nói:

    Bạn Lần 15 tuổi bắt đầu nhìn các cô bạn gái, người Khmer 15 tuổi bắt đầu vô chùa.

    Trần Bình làm ơn đọc dùm hàng chữ của tấm hình cuối cùng. Khi nào có thể Trần Bình viết một bài nói về Loan Mỹ, người Khmer định cư vùng Loan Mỹ thời nào?

  3. Ngọc Như nk74 nói:

                Các vị sư trong chùa Kỳ Son còn rất trẻ có phải họ tu trong thời hạn bao lâu đó rồi trở lại cuộc sống đời thường như đi nghĩa vụ phải không anh Lần ?

     

  4. Nguyễn Văn Lần nói:

    Tu trong 1 thời gian nhất định như đi nghĩa vụ quân sự là để báo hiếu đó bạn Như ơi ! Ảnh cuối cùng là chữ Chùa Kỳ Son ( Loan Mỹ ) đó ông Hoàng Hưng ơi ! Không tin hỏi PR đi ! Trần Bình đọc được tui chết liền ! Hồi tui dạy ở Hòn Đất có học chữ Khmer 2350 biết cũng như giống 23509 của HMK !

  5. Hồng Băng nói:

    Chùa KỳSơn quá đặc biệt với tôi qua kiến trúc ngôi chánh địên có lầu. Tôi biết trên trăm ngôi chùa Khmer trong số 141 chùa ở Tràvinh, không có ngôi chùa nào có chánh điện như vậy. Bạn TRẦNBÌNH chú thích còn khá sơ sài, nên có lẽ tôi còn phải tìm hiểu thêm. Cám ơn bạn đã cung cấp một số hình ảnh đẹp, gợi cho tôi nhiều điều. hình 1, thường là nơi tiếp khách của Sãi cả(Lục crụ). Chữ crụ còn có nghĩa là Thầy. Tên 1 số lễ hội được dịch: Chôl là vào, vô- chnam: năm, thmây: mới, Chôl chnam thmây: vô năm mới, tức được thêm 1 tuổi. Sel đôntà là lễ cúng ông bà, Ót om bock là lễ nuốt cốm, tức lễ mừng trăng, lễ tống tiễn mùa mưa đi qua, cám ơn thần nước và bước vào mùa nắng ấm. Hình 2 là tháp cốt, Pàchạch- đây, tượng trưng cho rún đất, nơi thông công giử ngừơi chết và các đấng siêu nhiên.Hình3 cổng chùa, có hình rắn naga, vật tổ(tôtem) của người Khmer, tên gọi Rắn thần Naga, thường có số đầu rắn là lẻ( 1,3,5,7,9), Để ý kỹ dưới chân tháp chính, tháp giữa ,phía dưới bản hiệu chùa, có hình người miệng rộng, đó là Riahu, vị thần toan nuốt mặt trời mặt trăng. Các nhà sư trẻ đi tu ngắn ngày là một phong tục cổ truyền của dân tộc, bậc sadi phải đi khất thực, ôm bình bát, trả hiếu cho Mẹ. Lâu quá không viết lại mãng đề tài nầy, tôi quên nhiều, bảng tên chùa đọc không được hết, chữ trả thầy. Nhìn chung, các tượng trang trí như cầy no, chim thần Garuda( biểu tượng Vishnu), Rìahu… là những nhân vật chính trong truyền thuyết Biển sữa, thuộc Bàlamôn giáo. Hình ảnh những vị này nhằm khẳng định sự qui phục và sức mạnh của Phậtgiáo. Nếu có điềukiện, tôi sẽ trở lại đề tài nầy sau, dưới da.ng nghiên cứu,chứ không nhớ đâu nói đó như bây giờ.Cám ơn thật nhiều bạn TrầnBình

    Tin riêng LMinh, tôi sẽ gửi 2 bài thơ, 1cũ,1mới sau. Không ngờ mãng Khmer, tôi quên gần hết, định nói nhiều nhưng sợ sai sót và chủ quan. Hẹn nhé, có chuẩn bị , tốt hơn, Thân.

  6. phirom nói:

    H2     :  gọi là  “chai đây”   (nơi thờ cốt của người chết)

    H3     : tên chùa   Vot  Sa- (lơ)- von ô sienhh

    H9     :  Vot  Sa (lơ) von Ô Sienhh ( pret chsuot ) ….   Vot ( chùa);   pret  (con kinh ) ;  chsuot  (sen)

    Cả Lần này, tui viết không đúng lắm, phiên âm chữ Việt  chỉ có thế, đọc thì lại khác…

  7. Nguyễn Văn Lần nói:

    Cảm ơn bạn Hồng Băng đã giải thích giúp tôi ( người ở gần xã Loan Mỹ ) những từ ngữ Khmer. Tui cũng có học 2350 biết, nhưng tôi hỏi PR giải thích thêm cho phần chú thích ảnh của Trần Bình :

     Hình 4 :Prò-hia ( chánh điện, nơi tập trung đông người để cúng kiến, làm lễ )

    Hình 6 : Coch ( nơi các sư nghỉ ngơi ), chứ không phải là chánh điện .Chờ bạn PR phiên dịch các chữ ở trước cổng.

     

  8. phirom nói:

    Cả Lần nè, Ba tui hồi  trai trẻ, lúc còn độc thân cũng đi tu, như mấy ông lục trong ảnh chụp của TB, để trả hiếu, sau khi mãn tu vài năm sau mới cưới má tui…ba tui mất  lúc 94 tuổi, ông sao chép rất nhiều kinh Phật trên lá thốt nốt…mấy chị em tui, không ai đọc kinh cả, nên đem gởi hết ở chùa.

  9. Lê Khanh nói:

    Ấp Sóc Rừng chứ bác Trần Bình

  10. Phan Lương nói:

    Năm 82 ra trường dạy ở Bình Ninh Cà Ná 1 năm .Rất nhiều lần được đi chùa Kỳ Son, được xem các lễ hội , nhưng mãi đến hôm nay được anh Hồng Băng và chị Phi Rom dẫn giải mới hiểu được nhiều điều.

    Rất cảm ơn những bức ảnh của anh Trần Bình

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác