NGƯỜI THẦY THUỐC ĐÓNG KỊCH ( phần 2 )

Ngày đăng: 20/09/2012 01:52:02 Chiều/ ý kiến phản hồi (1)

 

Trong trường y, ngoài dạy chuyên môn cho sinh viên về chữa trị bệnh mà còn dạy nhiều lĩnh vực khác trong cuộc sống. Ở bên Mỹ trường dạy luật lệ trong y khoa; còn ở Việt Nam dạy đạo đức, dạy tâm lý con người, dạy cách cư xử của người thầy thuốc. Nhờ học lớp này người thầy thuốc sẽ hiểu và hòa nhập được tất cả thành phần cao thấp trong xã hội.

 

Xin thú thật, thời gian qua tôi được bà con, anh chị em, bệnh nhân thương yêu gần gủi phần lớn học cách xử sự của người mẹ hiền. Mẹ tôi rất nhạy bén để phán xét về vấn đề tình cảm, chỉ qua vài cử chỉ của hai vợ chồng anh chị bệnh nhân, mẹ đã đoán được là ông chồng có mèo. 

       Lúc đầu không đồng ý với mẹ; nhưng nghĩ lại mẹ nói có lý, chị ấy đang âu sầu buồn bả, ăn không ngon, ngủ không đuợc chắc vì ghen. Không ngờ trong cơn ghen, giận đã gây hại cho cơ thể chẳng kém vì bị bệnh. Chắc chắn vấn đề này không sớm giải quyết, việc điều trị sẽ thất bại và chị ấy khó mà sống. Tôi nói với mẹ xem người có ý kiến gì:

 – Nếu lời mẹ nói đúng, sự điều trị cho chị sẽ rất khó khăn.

 – Đúng vậy, con phải giúp cho thiếm ấy giải quyết chuyện gia đình.

 Mẹ tôi càng nói, tôi lại càng mờ hồ; tôi chưa lập gia đinh, tuổi còn quá trẻ, đâu có ai tín nhiệm; vả lại nguời thầy thuốc không nên xen vào chuyện gia đình của bệnh nhân sẽ gặp nhiều phiền phức trong tương lai, do đó tôi nói với mẹ:

– Không đuợc đâu mẹ, mình không nên nhúng tay vào chuyện gia đình anh chị.

     Mẹ tôi không cần suy nghĩ nói ngay:

– Theo mẹ đóan sớm muộn gì thiếm ấy cũng đến nhờ con, con nên chuẩn bị là vừa.

 Mấy hôm sau, chị cùng cô em ruột đến lúc đêm tối, cũng nét mặt âu sầu, buồn bả, mất hết niềm tin. Để tránh chuyện phiền toái, tôi hỏi chị:

 – Chị đi Sài Gòn về rồi à!

 – Đâu có đi bác sĩ. Bệnh đó BS đã chữa bệnh giảm khá nhiều rồi!

   Chị nói đến đó rồi dừng lại, đôi mắt chứa chan bao nhiêu nổi niềm tâm sự, giọng nói của chị duờng như muốn khóc, khiến cho nguời nghe phải cảm động:

 – Gần đây thấy chị không vui, chắc gặp những chuyện không vừa ý, hả chị!

 Chị xúc động nói trong nghẹn ngào:

 – Bác sĩ ơi! Ảnh có nguời đàn bà khác

   Vừa nói đến đó chị rơi nuớc mắt, vừa khóc vừa nói:

– Tôi không muốn sống nữa BS ơi!

     Thấy tâm trạng của chị, nghe lời chị nói ai mà không xúc động, nhưng phải làm sao thay đổi chị, phải giúp chị trở thành nguời mạnh mẻ hon, tôi nói:

– Chị nói như vậy sao nghe đuợc, hể chồng có bồ, có bà nhỏ thì vợ phải chết, nếu như vậy đàn bà VN ngày nay đâu còn mấy nguòi. Chắc gì anh có bồ ?

 Chị kiềm đuợc xúc động, với giọng nhẹ nhàng chị nói:

_ Tôi nghĩ chỉ có BS mới giúp đuợc, nên chuyện riêng của gia đình mà làm phiền BS.

 Hiểu được tâm trạng của chị, nên tôi nói:

– Đã từ lâu tôi xem anh chị như nguời nhà, mà đã là nguời nhà thì đâu có gì mà phiền, có gì mà chị ngại; vả lại nguời thầy thuốc không chữa đuợc tâm bệnh thì khó lòng mà chữa đuợc bệnh. Nghe đuợc những câu nầy chị yên tâm và bắt đầu tâm sự.

     Sau khi bị ngất xỉu, theo lời khuyên của BS và nguời nhà tôi ít ra chợ, mọi việc buôn bán tôi giao cho ảnh, tôi nhờ chị bạn thân bán cạnh đó giúp cho ảnh. Chị bạn rất là nhiệt tình trong việc giúp chồng tôi buôn bán; để đền ơn, thỉnh thoảng anh mua vài món ăn cho chị bạn. Khi sức khỏe phục hồi tôi định trở lại bán, anh khuyên tôi nên nghỉ thêm một thời gian nữa cho sức khỏe hoàn toàn bình phục. Nghe lời chồng, tôi ở nhà thêm một thời gian, một hôm tôi đi chợ sẳn qua ghé xem anh buôn bán ra sao, tình cờ gặp hai nguời ngồi ăn chung. Tôi sợ hai nguời mất tự nhiên không ra mặt, đứng gần đó xem, không ngờ chồng tôi chăm sóc cho cổ chu đáo quá. Con tôm cuối cùng trong tô canh, anh ăn một nữa rồi bỏ qua chén cổ, giống như hồi chúng tôi còn bồ bịch với nhau. Tôi quay về nhà và ngày hôm sao quyết định trở lại bán và yêu cầu ảnh trở lại việc cũ của ảnh.

 Tôi ngạc nhiên sao chị trầm tỉnh như vậy, gặp những phụ nữ khác chắc chiến tranh bùng nổ, nên hỏi:

– Chị không tức giận sao?

-Trong hoàn cảnh đó phụ nữ nào mà không tức giận; nhưng la hét chỉ làm mất mặt chồng tôi, mất tư cách của mình vả lại nguời đàn bà đó là bạn thân.

– Bạn thân như thế nào?

– Chúng tôi học chung hồi tiểu học cho đến lên sư phạm cũng học chung. Nơi buôn bán nầy cũng nhờ một tay cổ giúp.

 – Cô bạn chị có chồng không?

 – Có một ông chồng; nhưng anh ấy đã chết. Một nguời đàn ông không ra gì, ăn chơi say xỉn suốt ngày đánh đập vợ con, có một lần say quá không biết gì lủi vào xe đò bị cán chết.

 – Chị giải quyết vấn đề mỗi nguời mỗi nơi như vậy tốt quá rồi, sao chị còn buồn?

– Tôi cũng tuởng như vậy, nào ngờ hai nguời còn hẹn gặp nhau, theo ý của BS có phải ảnh hết thương tôi rồi không?

 Hỏi về chuyên môn thì dễ, hỏi về tâm lý hôn nhân  thật khó mà trả lời. May cho tôi đã dạy 3 lớp y sĩ chuyên tu, hầu hết các ông đều có vợ, mấy cô có chồng, nay lên thị xã học gặp nhiều người trắng trẻo, trẻ đẹp, lời nói ngọt ngào muốn thử những thứ mới lạ. Tôi phải giải quyết nhiều vụ thưa kiện về tình duyên gia đạo, nên cũng có một số kinh nghiệm nhỏ, nên tôi trả lời:

 – Không đâu chị, tình thương có tính bắt cầu, chồng của chị thương chị nhiều nên có sự cảm thông hoàn cảnh bạn của chị, từ đó mới sinh ra tình cảm; vả lại tình thương của nguời đàn ông rất là đặc biêt. Ví vụ, chồng chị thương chị, khi chị có con, chồng chị thương con, thương con càng nhiều thì thương chị nhiều hơn, thành ra tình thương khi chia sẻ tuởng nó giảm đi, nhưng không ngờ nó nhân lên.

 Nghe tôi lý giải, chị yên lặng suy nghĩ, tôi thử quan niệm của chị có mới so với phụ nữ khác không, nên nói:

– Chắc hai nguời đó cảm kích chị lắm, nếu chị cho hai nguời đó làm bạn.

 Chị thay đổi hẳn thái độ, thiếu điều nổi giận, nói:

– Không đuợc BS, tuyệt đối không đuợc!

– Vậy chị muốn tôi giúp chị thế nào?

– Theo tôi biết ảnh rất là quý trọng BS, nhờ BS lựa lời khuyên ảnh dùm.

 Không biết chị dựa vào đâu mà tin tưởng nơi tôi, tôi nói rõ cho chị biết về tình cảm:

– Chị ơi! Về vấn đề tình yêu rất là khó, nó có một ma lực rất lớn, khi vuớng vô rồi giống như ma dẫn lối, quỉ đưa đuờng, lúc đó chỉ có thần thánh mới hoá giải nổi, tôi là nguời phàm không làm sao đuợc.

 Vẽ mặt buồn bả chị nói:

– Không có ai giúp cho tôi đuợc ngoài BS.

 Tôi chợt nhớ ra lần khám bệnh sau nầy không thấy anh âu yếm dìu chị đi, nên hỏi:

 – Anh còn quan tâm chăm sóc cho chị không?

– Ảnh lúc nào cũng chăm sóc lo lắng cho tôi; nhưng tôi giận, tôi phải tỏ thái độ bất cần.

– Không đuợc rồi, chị cư xử như vậy là hỏng rồi. Anh là nguời đàn ông ga lăng (galant), chị không để ảnh chăm sóc, ảnh sẽ chăm sóc những người đàn bà khác. Chị cáu gắt khó khăn với ảnh, anh sẽ tìm nơi ngọt ngào êm dịu, như vậy sớm muộn gì chị sẽ mất chồng.

 Chị ghen hờn quên đi cách khéo trong cư xử, nay chị nhận ra nên nói:

– Vậy tôi phải trở lại ngọt ngào với ảnh như truớc đây sao?

– Thời gian qua chị làm chiến tranh lạnh với ảnh nhằm mục đích thay đổi, ảnh chưa thay đổi chị thay đổi thái độ, ảnh tuởng chị đầu hàng, anh sẽ tiến tới.

 Chị nghe có lý và bắt đầu tin tương ở nơi tôi, chị nói với giọng khẩn thiết:

– Bác sỉ hãy giúp dùm tôi, tôi tin BS sẽ giúp cho tôi được.

 Lúc đó trong đầu tôi đã nghĩ ra biện pháp có thể giúp cho chỉ, nên mạnh dạn nói:

 – Thôi được! Tôi sẽ giúp cho chị, mang thau nuớc lạnh tạt vào mặt hai nguời họ, để họ thức tỉnh trong cơn mơ ban ngày.( Còn tiếp)

 Võ Châu Phương

 

Có 1 bình luận về NGƯỜI THẦY THUỐC ĐÓNG KỊCH ( phần 2 )

  1. KiềuOanh nói:

    Xin hỏi BS Võ Châu Phương ngày xưa học Trường Y có tham gia học và tốt nghiệp trường Sân khấu nghệ thuật , khoa diễn viên và đạo diễn không ?Chứ KO thấy bạn rất tâm lý và “đóng kịch”cũng rất tốt cũng như làm đạo diễn dàn dựng một vỡ kịch cho cô bênh nhân không chê vào đâu được, do đó đã thành công mỹ mãn giúp bệnh nhân tìm lại hạnh phúc gia đình. Sao bạn “bá nghệ” thế?KO rất ngưỡng mộ đó nhe. .

Trả lời KiềuOanh Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác