Nghề chèo kéo

Ngày đăng: 12/09/2012 11:29:34 Chiều/ ý kiến phản hồi (11)

 

Thằng Hồng, cháu của Bình mời cậu Bình khi nào có đi Nha Trang ghé chỗ con làm cho biết. Bình hỏi, dạo này con làm gì ? Khá không mà mời cậu nhiệt tình dzử vậy? Nó nói không khá lắm nhưng bà chủ con dặn nhớ mời cậu ghé một lần, bà chủ tử tế lắm.

 

Đi tour Nha Trang gần chục chuyến, không chuyến nào nhớ tới thằng Hồng, trưa hôm đó vừa qua khỏi ngã ba Dầu Giây, Bình chợt nhớ tới thằng cháu nên nói với vợ là ghé thăm thằng Hồng thử xem.

 Xe vừa chạy đến quán nó dặn hôm nọ, Bình chưa ló đầu ra mà đàng xa Bình thấy nó giơ tay vẩy vẩy ngoắt ngoắt. Bình cười bảo vợ , thằng Hồng này hay thiệt, cậu nó đâu có nói đi xe nào vậy mà xe mình chưa tới nó đã ra đón nồng nhiệt.

Khi thấy Bình xuống xe cùng hành khách, thằng Hồng mừng rỡ ra mặt, dẫn cậu lại giới thiệu bà chủ. Chủ quán mời Bình gồi rồi ra hiệu cho nhân viên đến hỏi đoàn của Bình ăn gì để các cháu phục vụ.Trong lúc đó, thằng Hồng không tiếp cậu nó mà ra đường tiếp tục giơ tay vẩy vẩy, ngoắt ngoắt những xe chạy ngang qua. Lúc bấy giờ Bình mới biết thằng cháu mình làm nghề chèo kéo!

Ăn uống xong, cứ ngỡ quán quen, chủ quán tính giá đặc biệt nào ngờ bà chủ tính tiền cơm mắc gắp rưỡi lần những quán không quen biết. Tức quá, Bình kêu cháu ra ngoài hỏi nhỏ, mày làm nghề chèo kéo này từ bao giờ? Nó nói, mới hơn hai tháng nay. Bình hỏi: lương có khá không? Thằng cháu trả lời, một tháng được 1 triệu rưỡi, chủ cho ăn được 3 bữa cơm.

  • Sao mày không tìm quán lớn, quán ngon mà đầu quân, làm chi quán này , nấu dỡ lương lại thấp?
  • Cậu nói nghe sao dễ quá, quán ngon đâu cần người chèo kéo như con, xe vô nườm nượp, bán không ngớt tay. Còn quán này ế, họ mới thuê người chèo kéo khách. Tuy khách ăn một lần là không trở lại , nhưng cần gì, có người cả đời mới đi du lịch 1 lần, ai mà biết.

Ở Sài Gòn , nghề này chưa có tại các quán cơm. Bình nhớ lại ngày xưa chỉ có khu vực ngã ba Chú Ía là có người chèo kéo, nhưng lúc đó đi với bà xã nên không tiện dừng lại hỏi mấy cô bán gì, Giờ thì nghề này lại áp dụng cho các quán bán ế bên vệ đường quốc lộ.  Mấy bác tài xế truyền kinh nghiệm cho Bình, đi đường xa muốn ăn cơm nên nhìn quán nào có nhiều xe tải đậu là quán đó bán ăn được giá phải chăng. Đừng vô các quán có người chèo kéo săn đón nồng nhiệt, không khéo bị chém chừng đó tức anh ách cũng không có thuốc chữa.

Nhớ tới đây, Bình nói với cháu: Cậu biết con làm nghề lương thiện, đem mồ hôi ra để lấy bát cơm, nhưng trong trường hợp này con vô tình tiếp tay với kẻ xấu lường gạt khách hàng. Chủ quán tội 10, thì con cũng tội 5 vì lôi kéo khách đến cho chủ chém. Thôi mầy vô soạn quần áo theo cậu về quê, nếu muốn làm ở thành phố cậu sẽ tìm việc khác cho, đừng làm nghề chèo kéo này, thất đức lắm con ạ.

Nguyễn Chánh

Quán  nào có xe tải là chắc ăn

Có 11 bình luận về Nghề chèo kéo

  1. PhuongNga nói:

     

    Cám ơn Nguyễn Chánh về kinh nghiệm sống quý giá nầy. Cũng xin dẫn chứng thêm một câu chữ Nho, mặc dù vốn liếng chữ Nho của tôi không đầy lá mít, nhưng đây là dịp mai hiếm có tui phải khoe liền…

                                                Hữu Xạ Tự Nhiên Hương

     

  2. Ngoc Yến 78 nói:

    Nghề chèo kéo ở miền ngoài sợ “thất đức”chứ ở quê tôi (VL)cái nghề này rất lương thiện và được mọi người ủng hộ,Tuy nhiên phạm vi hoạt động không phải ở các quán ăn mà là ….trên sông nước.Thả trôi trên 1 chiếc tam bản,người”chèo” xuồng, người “kéo” lưới, Vậy có phải là nghề lương thiện không mấy bà con? 

  3. Nguyễn anh Hùng niên khóa 82 nói:

               Một nghề xem chừng như vô hại nhưng thật ra nó lường gạt rất nhiều người đưa họ vào tròng mà họ không hay biết nhưng khi vỡ lẻ ra thì vô cùng nguy hại

               Nguy hại là lừa đảo lôi kéo người nầy bỏ chỗ nầy vô chổ kia lừa đảo đủ mọi thứ gây hậu quả rất nghiêm trọng ,người có lương tâm không làm nghề nầy ,nó chỉ thích hợp với những con người vô liêm sĩ  hay không có suy nghĩ

    • THANH nói:

       

      Bạn thân mến,

      Tôi không ủng hộ nghề này nhưng không vì thế mà đồng tình với những lời “nặng nề” của bạn dành cho những người làm công, do miếng cơm manh áo có thể vì họ không thể tìm được  nghề khác tốt hơn. Hãy tội nghiệp họ hơn là chưởi rủa. Tại sao ta không nhìn tận gốc cái gì và ai đã gây ra vấn nạn này, chẳng hạn tình trạng xã hội, chủ nhân, chánh quyền địa phương dung túng…là những nhân tố đáng nhận những lời phê phán của bạn.

      Thanh.

  4. Nguyễn Văn Lần nói:

    Tui đọc bài : ” Nghề chèo kéo” của Nguyễn Chánh ( mới 1/2 thôi ). Tui là thằng Hái Lúa chứa rời đít ông táo, mới thưa với bạn rằng :Nếu không có lợi cho thằng nào thì chẳng có ai chèo kéo làm chi. Như tui nè ! Ai cho tui 100 ngàn đồng tui có thể nghĩ lại , ai cho tui 10 triệu đồng tui sẽ có suy nghĩ khác, ai cho tui 100 triệu đồng tui sẽ cõ suy nghĩ khác hơn. Nhưng các bạn chờ xem, Cả Lần nầy có gì thay đổi không thì biết liền !

    • Phi Rom nói:

      A Cả Lần này ” vàng thiệt không sợ lửa” phải không?, Có phải  bạn là người cứng rắn không dễ gạt phải không? bạn bật mí kinh nghiệm cho tui một ít được không? nói gì thì nói, nạn ” chèo kéo” có thể nói là nạn dịch, tôi bị  nạn nhiều nên rất hoảng, như những lần đi thăm đài tưởng niệm ở Ba Chúc, Cúng bà chúa Xứ ở Núi Sam, và nhiều nơi khác, Bắc, Trung, Nam…đều có nạn chèo kéo xẩy ra, rất bực mình, đến các vị bán vé, xe ôm nè…bây giờ hình như đỡ hơn nhiều…

  5. Tung79 nói:

    Nghề CHÈO KÉO hiện nay hết thời rồi, quán nào mà có người CHÈO KÉO thì quán đó chết yểu là cái chắc, chỉ tội cho mấy người làm nghề CHÈO KÉO không biết làm nghề gì nửa đây ? chắc vô chùa làm công quả 

  6. Nguyễn thị Hồng Hạnh nk77 nói:

            Nhắc tới chuyện chèo kéo tôi mới nhớ chuyện gần trường trung học cơ sở của Hạnh dạy có 2 tiệm photocopy một của chú Ba một người tốt bụng in ấn rất đẹp và khi các em học sinh in có thiếu tiền thì chú nói thôi đi đi kỳ sau trả cũng được. Còn tiệm còn lại của bà H thì in ấn đã xấu (bởi xài máy nghĩa địa bị lem mực ) và rất ” sòng phẳng” với các em học sinh nên tiệm của bà rất ế ,bà H chủ động gọi điện thoại cho các giáo viên mời gọi in ấn tài liệu và bắt học sinh phải in ấn bên tiệm của bà thì sẽ được nhiều ưu đãi nhưng đều bị các giáo viên từ chối . Câu chuyện nầy cũng gọi là nghề chèo kéo phải không anh Nguyễn Chánh xin quý vị cho biết ý kiến ? Xin cám ơn tất cả

  7. Hoàng Hưng nói:

       Cám ơn Hồng Hạnh, thì ra lãnh vực nào cũng có “NGƯỜI CHÈO KÉO”.

  8. TRẦN BÌNH nói:

       Cám ơn chị Hồng Hạnh đã đưa lên một mẫu chuyện hay trong NGHỀ CHÈO KÉO riêng Trần Bình làm du lịch thì lĩnh vực nầy cũng gặp rất nhiều cảnh chèo kéo ở xe cộ ,quán ăn và cả khách sạn nữa .

         Số là mùa hè vừa qua Bình đi 4 tour Nha trang – Đà lạt ,ở Tour đầu tiên  khi ở Nha Trang Bình ở khách sạn VQ nằm trên đường Trần Phú sát biển nhưng vì phong cách phục vụ quá tệ khách phàn nàn nên từ chuyến thứ 2 trở đi khi ghé Nha Trang thì Bình ở khách sạn SL kế bên . Khi thấy Bình không ở VQ nữa thì bà chủ VQ cho nhân viên mời Bình đi nhậu và hứa sẽ ưu đãi đủ thứ CHÈO KÉO bằng mọi giá để Bình trở lại nhưng bên khách sạn SL phục vụ quá tốt họ đã giữ chân Bình ở lại thêm 2 chuyến nữa ,

  9. Nguyễntuyết nói:

    Nghe các bạn bàn về ngề chèo kéo và người chèo kéo NT lấy làm lạ vì nghe 2 từ  ” Thất đức ” mà thất đức là không có ” Đạo đức ” phải vậy không ? Phải công nhận họ cũng có tài dụ người, có trơ trẻn một tí, đôi lúc cũng dùng xảo thuật quá tinh vi…. nhưng suy cho cùng  thì người chèo kéo không có chuyên môn khác, phải hành nghề để sống . Nếu họ biết việc mình làm, mà cố đeo đuổi nghiệp ấy thì trước sau gì trời phật cũng phạt mà thôi… 

    @Huynh Lần ơi, huynh mà có 1 tí rượu rồi thì  NT không có dám cá với huynh đâu.

     

     

     

     

     

     

     

Trả lời Ngoc Yến 78 Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác