Hạ đường huyết( hypoglycemia)
Hạ đường huyết (HĐH) hay đường trong máu thấp thường hay gặp. Trong mỗi chúng ta đã trãi qua một vài lần hoặc chứng kiến người thân đã bị HĐH mà chúng ta không biết tới. Bài viết nầy để trả lời một bạn đọc đồng tời hy vọng mang đến các bạn một số kiến thức cơ bản về HĐH, để biết khi nào là HĐH, và biết cách xử trí khi gặp phải.
A) HẠ ĐƯỜNG HUYẾT LÀ GÌ?
Hạ đường huyết hay chứng hạ đường huyết là sự giảm lượng đường (glucoza) trong máu xuống dưới mức bình thường.
– Lượng đường huyết an toàn lúc đói 80mg/dl – 120mg/dl.
– Hạ đường huyết khi lượng đường thấp hơn 70mg/ dl.
– Triệu chứng xuất hiên khi đường máu thấp hơn 65mg/dl.
– Đi vào hôn mê khi đường máu dưới 10mg/dl.
B) NHIỆM VỤ CỦA ĐƯỜNG TRONG CƠ THỂ:
Đường là nguồn nặng lượng chính giúp cơ thể hoạt động và đặc biệt quan trọng hơn, đường (glucose) là chất dinh dưỡng chính yếu nuôi tế bào não và hồng huyết cầu. Nếu không có đường cung cấp cũng giống như không có dưỡng khí(oxygen) cho não, tế bào não chết sau 5 phút.
Để có hoạt động tối hảo mỗi ngày tế bào não cần 100g glucose, và hồng huyết cầu cần 14g glucose
C) ĐIỀU HÒA ĐƯỜNG HUYẾT TRONG CƠ THỂ:
Ở một người có sức khỏe bình thường, lượng đường trong cơ thể thay đổi nhưng thay đổi một ít nằm trong giới hạn cho phép nhờ hai nội tiết tố Insulin và glucagon tiết ra từ tuyến tụy.
– Sau khi ăn đường, huyết tăng cao kích thích tuyến tụy tiết ra insulin, Insulin có nhiệm vụ giúp đường vào trong tế bào , tích lũy đường trong gan và bắp thịt, nhờ vậy đường trong máu không tăng cao lắm. Nếu một nguyên nhân nào đó không đủ lượng insulin, đường trong máu sẽ cao vượt qua ngưỡng thận cho phép( trên 170mg/dl) sẽ có đường trong nước tiểu, đây là bệnh tiểu đường.
– Lúc đói, đường huyết hạ xuống thấp kích thích tuyến tụy tiết ra glucagon, nhiệm vụ chất nầy chuyển đường dự trữ từ gan, từ bắp thịt vào máu, để đủ lượng đường cung cấp cho não. Nếu do một nguyên nhân nào thiếu chất glucagon, thiếu lượng đường dự trữ làm cho lượng đường dưới mức bình thường gây hạ đường huyết.
– Trong cơ thể con người thật là kỳ diệu, có một hệ thống chuyển hóa , giúp chuyển mở thành đường, đạm thành đường , nên một người nhịn ăn, hoặc không ăn đầy đủ nhiều ngày không thể mập mạp được. Cũng nhờ đó mà con người có thể sống còn sau khi nhịn đói một vài ngày.
D) TRIỆU CHỨNG HẠ ĐƯỜNG HUYẾT VÀ CÁCH XỬ TRÍ
Tùy mức độ đường trong máu hạ mà có triệu chứng khác nhau:
1. HĐH Thể nhẹ:
Rất thường gặp, ít nguy hiểm đến tính mạng, chỉ ảnh hưởng đến một phần của sự hoạt động, thay đổi một ít về trạng thái tâm lý.. Ta có thể gặp các tình huống sau:
@- Một em bé bú sữa mẹ, khóc ngất không thể dổ nín, đổ mồ hôi, tay chân sờ thấy lạnh lúc mẹ đi vắng nhà. Phải nghĩ ngay là HĐH.
Cho em uống sữa bình hoặc nước pha đường.
@ Một học sinh thấy mệt mõi, khó tập trung, khó thuộc bài, cảm thấy buồn ngủ, nhưng đi lên giừơng không ngủ được, đây là HĐH.
Nên uống một ly chanh đường.
Để học thi có kết quả tốt, cha mẹ nên nấu chè đậu xanh, hoặc đậu đỏ cho con, khi thức khuya học bài, cho con ăn một ít. Không được ăn no vì ăn no cũng gây buồn ngủ.
@ Khi hạ đường huyết người ta thường nổi quạo hay cáo gắt, khi gặp chồng hoặc vợ mình tự nhiên nóng nẩy vô lý sau khi làm việc nặng, hoặc quá giờ cơm. Bạn đừng tranh cải hãy cho một ly đá chanh, hoặc trà đương sẽ thấy hiệu quả.
@ Những công nhân lao động nặng, làm việc kém năng suất cuối giờ, hay gây ra tai nạn thường do HĐH
Để tránh, nên có buổi ăn sáng tốt và gần cuối giờ ăn kẹo bánh , hoặc nước giải khát có một ít đường.
Ở Mỹ, để tránh HĐH cuối giờ, Hầu hết bên cạnh phòng mỗ có phòng để giải lao luôn có sẳn, sữa , nước táo, nước cam, bánh mì sandwish ….
@ Một người lớn tuổi đang đi ngoài đường tự nhiên mất định phương huớng nên nghĩ đến HĐH.
@ Hạ đường huyết cũng ảnh hưởng đến tình dục.
HĐH dạng nhẹ ta thường thấy tổng quát như sau: không chịu được đói, người run, chân tay bủn rủn, vã mồ hôi, chóng mặt, tim đập nhanh, đánh trống ngực, lờ đờ, buồn ngủ.
2. HĐH thể vừa:
Lúc nầy đã ảnh hưởng một phần chức năng của não, nên có những biểu hiện như sau : Có trường hợp rối loạn tinh thần, có cơn thao cuồng, sầu uất, ủ rũ, mất phương hướng, đôi khi xuất hiện cơn co giật như động kinh, nhìn đôi. Có người bị liệt nửa người, nhưng thường chỉ vài phút, vài giờ là khỏi hẳn. Có trường hợp buồn nôn, đôi khi đau bụng, ngất.
3. HĐH thể nặng:
Ở thể nặng chúng ta thấy bệnh nhân lã mồ hôi, co giật toàn thân, thấy mặt tái nhợt môi tím đen, hôn mê, nhanh chống đưa đến tử vong.
Trường họp nầy nơi có phương tiện, nhân viên y tế chích đường vào tỉnh mạch, hoặc truyền đường vào tỉnh mạch.
Trường hợp nầy xẩy ra tại nhà chở đến BV thường khó sống. Đổ nước đường nằm ngữa lúc bệnh nhân hôn mê nước vào phổi cũng khó sống.
Trong bài “chiếc áo mới” phần cuối tại sao Quốc cứu được bà bác, đọc giả hãy đọc bài đó . Có câu hỏi tôi sẽ giải thích tiếp.
BS Võ Văn Chín
Cám ơn BS Chín. Thông tin về HĐH rất rành mạch, sẽ cố gắng lưu ý đến trường hợp nầy trong lớp học, nhất là những kỳ thi quan trọng.
Ngoài những triệu chứng để đoán ra HĐH, xin BS cho biết có nên đi khám định kỳ về lượng đường trong máu của mình không?
Xin cám ơn BS
Cám ơn chị Phương Nga về câu hỏi rất hay làm thêm sáng tỏ của bài viết.
Những triệu chứng bạn đọc ở trên chỉ nghĩ đến H Đ H, con chẩn đoán chính xác phải thử máu :
– Người có sức khỏe bình thường khám bệnh và thử máu định kỳ
– Một người có triệu chứng nghi ngờ H Đ H nên đi thử máu.
– Một bệnh nhân bệnh tiểu đường nên có dụng cụ thử máu tại nhà. Sẳn đây xin chia sẻ thêm thông tin, ở Mỹ một nghiên cứu mới đã làm nhiều người kinh ngạc, nhiều tử vong bệnh tiểu đường loại 1 mà không biết, họ mắc bệnh tiểu đường vì không có thử máu.
Nhiều người chết vì tiểu đường mà không biết
Friday, September 07, 2012 2:44:15 PM
Để hổ trợ cho BS Chín, tôi copy bài bào dưới đây chia sẻ với các bạn:
HOA KỲ – Nghiên cứu mới nhất cho thấy một con số đáng kinh ngạc: Bệnh nhân tiểu đường loại 1 (type 1), tử vong, nhưng không hề biết mình mắc phải chứng bệnh này.
Thuốc trị tiểu đường Avandia được FDA chấp thuận mặc dù có quan ngại về phản ứng phụ gây bệnh tim. (Hình: Joe Raedle/Getty Images)
Dựa vào giảo nghiệm tử thi ở Maryland trong thời kỳ sáu năm do bị diabeticketoacidosis, một tình trạng thiếu insulin trầm trọng trong máu, nghiên cứu khám phá thấy gần một phần ba không hề có hồ sơ bệnh lý của bệnh này.
Nhờ thấy lượng đường trong máu cao, các nhà nghiên cứu có thể kết luận là bệnh nhân mắc phải tiểu đường loại 1.
Khám phá cho thấy nhu cầu cần phải đi khám sức khỏe thường xuyên, gồm việc theo dõi lượng đường trong máu, đặc biệt là truy tầm dấu hiệu của bệnh tiểu đường.
Các nhà nghiên cứu khảo sát trên 20,000 tử thi và nhận thấy 107 người chết vìdiabetic ketoacidosis, trong đó chỉ 92 có đủ dữ kiện để tìm hiểu thêm. Nơi 92 ca này, họ thấy 60 người có hồ sơ bệnh lý của tiểu đường, trong khi 32 không có.
Gần phân nửa bị chết không biết mắc tiểu đường ở trong hạng tuổi 40. 84% những ca này là đàn ông và 53% là người gốc Phi Châu. (T.P.)
Anh Duy kính mến, cám ơn anh thật là nhiều, đúng như KO nói anh mang đến những thông tin rất bổ ích cho mọi người.
Hôm ngồi giao ban, ông phó giám đốc BV vừa nói vừa cười mĩa mai về nhiều người chết vì tiểu đường mà không biết, xẩy ra trong nước Mỹ, nay nhờ trích dẫn của anh mọi việc quá rõ ràng. Ở quê mình nhiều trường hợp bị nhiểm trùng hoặc vết thương không lành bị cắt tay, cắt chân rồi mới biết mình bệnh tiểu đường.
Qua kinh nghiệm nầy bà con anh chị em ta bất cứ nơi đâu, một năm ít nhất nên đi thử máu một lần như gợi ý của chị PN, không mất bao nhiêu tiền nhưng giúp ích rất nhiều cho sự phát hiện bệnh. Những trường hợp sau nên đi thử máu ngay:
– Ăn nhiều, luôn cảm giác khát nước, và uống nhiều, đi tiểu nhiều, lại gầy.
– Một người mập mạp, tự nhiên thấy người mệt mỏi, bắt đầu giảm cân nặng.
Đây là dạng tiểu đường không lệ thuộc Insulin, ngày nay rất thường gặp
Các anh chị có thể tìm nhanh bài “chiếc áo mới” ở ô tìm kiếm.
Lưu ý có dấu nháy kép “chiếc áo mới”. Dấu nháy kép phải tự mình gõ vào mới có kết quả.
Cám ơn anh Văn Năng, điều anh nói , tôi thật sự mới biết
Phải chi KO đọc bài này sớm thì đâu có phải “tốn tiền”chở con đi khám bệnh !Số là nhỏ con gái 23t than là sau lúc này hay bị mệt,khó thở,cháu sợ bị di truyền bệnh suyển từ ông Ngoại.KO cũng thấy lo lo nên cho cháu đi làm xét nghiệm chuẩn đóan bệnh,Khi vào gặp BS, sau khi xem xét hết tất cả các xét nghiệm,BS hỏi cháu thường cảm thấy mệt lúc nào?Cháu trả lời là buổi chiều, BS “phán” 1 câu “xanh rờn”. Vậy có thể em ăn uống ít quá không đủ năng lượng nên buổi chiều thường “hết năng lượng” trong người mới sinh ra mệt và khó thở như thế. Bây giờ cho thuốc bổ,rồi về nhà cố gắng ăn uống đầy đủ hơn,nếu có cảm thấy mệt thì lập tức uống vào 1 ly sửa hoặc nước đường sẽ khỏe lại ngay.Vậy đó,giờ sau khi đọc bài của bác Chín KO hiểu biết thêm chút đỉnh nên tui thỉnh thoảng có thể làm “BS”để giúp cho những ai gặp trường hợp như con gái của mình rùi , ( nhưng dỉ nhiên là phải có thêm 1 câu”thòng”là nếu không hết mệt thì cách tốt hơn hết là ….vô BV ,hì hì hì …)
Kiều Oanh thân, có nhiều người hạ đường máu mà không biết.
Bệnh sốt rét ở châu Phi tỉ lẹ tử vong hạ rất nhiều thời gian gần đây nhờ cho bệnh nhân uống nước đường, lúc đó mới biết bệnh sốt rét bị hạ đường huyết mà chết rất là nhiều . Ở VN ta chưa có nghiên cứu nào để khẳng định, nhưng nghiên cứu những bệnh nặng, những bệnh kéo dài đưa đến chết, qua tìm hiểu, người nhà kể lại phần lớn có triệu chứng hạ đường huyết như gồng cứng người hoặc co giật , đổ mồ hôi tay chân lạnh trước khi chết.
Một điều tốt cho người bệnh , đặc biệt không ăn uống được , nên cho chanh đường, trà đường , nước cơm chín bỏ đường, hoặc ăn cháo đường kèm theo với thức ăn mà bệnh nhân ưa thích lúc đó sẽ mau phục hồi.
Bài viết này rất bổ ích cho tôi, nhiều khi đọc ở những nơi khác cũng có nội dung tương tự nhưng đọc bài nảy tôi có cảm giác yên tâm hơn, lời giải thích rõ ràng , dễ hiểu giống như có BS nhà vậy!(nói thì có vẻ giống trùm sò nhưng được tư vấn tận tình mà không tốn tiền thì mấy bà nội trợ ở quê như tôi rất cần.) Cám ơn BS Chín!
Cám ơn chị Phương Mai, em viết dựa vào thực tế nên có hơi khác.
Biết chị chị PN là những cô giáo đương nhiên là biết rõ về hyperactivity , ở đây em muốn đề cập để nhắc nhở cha mẹ có con đang tuổi đi học, thường ở cấp một. Khi thấy con mình đứng ngồi không yên, hay phá phách, học không tập trung, do em đó thường ăn quá nhiều kẹo, hoặc thức ăn quá nhiều đường, hoặc uống nước ngọt có chứa chất cafe (caffeine). Nếu con em mình gặp phải xem lại cách ăn uống.
Chín ơi ! Cám ơn bạn rất nhiều về chuyên mục nầy .Mình rất tự hào về người bạn 12C3 nầy sẵn đây xin mời BS Chín trình bày dùm bệnh cao huyết áp nguyên nhân dẫn tới đột quỵ mà Ut Nguyễn và Kim Hồng lớp mình mắc phải.
Rất cám ơn BS Chín và AD đã cung cấp nhiều thông tin bổ ích liên quan đến việc Hạ đường huyết và bệnh TĐ.Đặc biệt là thông tin mới nhất của AD về căn bệnh này.
Cám ơn Bác Sĩ Chín cho biết hôm cả Lần và HHg nổi quạo tại vì hôm đó bị HĐH, chứ không phải bị tác động vì ngoại cảnh.
a` , anh Hoàng Hưng nhắc em mới nhớ hé.Phải chi BS Chín viết bài này sớm 1 chút thì hôm Anh Cả Lần và anh Hoàng Hưng “nổi quạu” em sẽ “quậy” cho mỗi anh 0.5kg đường uống vào, bảo đảm sẽ hết bị Hạ Đường huyết ngay lập tức.
KO ơi, “nhà ngươi” hay thiệt!!! Chị đọc PH em mà cười muốn sặc…Tưởng tượng 2 ông anh của tụi mình, mỗi ông “chơi” nửa kí lô đường “chảy” là từ đây về sau, có cho phép “quạu”, mấy “ổng” cũng không dám!
Chị Nguyenthilieu, một cây viết tài hoa, có kiến thức rộng mà đọc giả trang nhà rất mến mộ, chị đã đặc câu hỏi có liên quan đến H Đ H, câu hỏi nầy rất hây và rất thực tế, xin lặp lại câu hỏi của chị và trả lời, Câu hỏi :
Hôm đi phát thuốc cùng các Bs trg Medecin without Borders ở Mặc cần Dưng ( huyện Tri tôn ?) trong lúc chờ tới luợt, một ng` mặt tự dưng đổ mồ hôi đầm đìa kêu chóng mặt, cô y tá hỏi thì họ trả lời có đi khám Bs, nói bị hạ đuờng huyết nên thuờng bị vậy. Có ng` mê ăn ngọt nên lúc nào cũng có sẵn kẹo, cho 1 viên, đưa mắt thấy cô y tá gật đầu.( ở đây thấy Quốc cho bà má uống nuớc đuờng vậy lúc cấp bách thế kẹo thay đuờng chắc đuợc?)
Trả lời:
Những người thường bị dễ hạ đường huyết, tốt nhất mang kẹo bền mình như chị Liễu vừa đề cập là cách tốt nhất. Viên kẹo mang theo bên mình rất dẽ dàng, khi biết mình sắp H Đ H lấy một vài viên ra ngậm hoặc nhai nhỏ nuốt rất có hiệu quả.
Bệnh tiểu đường (diabetes) là bệnh tăng đường trong máu (hyperglycemia), nhưng người bệnh luôn nguy cơ hạ đường huyết nhiều nhất và hạ đường huyết nầy nguy hiểm hơn cái tăng đường huyết thì có dẫn đến cái chết trong vòng 5 đến 7 phút. Hể một ai đang bị bệnh tiểu đường nên luôn luôn mang kẹo cho vào bọc nilon nhỏ để trong túi hoặc bóp là cách làm khôn ngoan trong việc đề phòng H Đ H.
Cách xử trí bệnh nhân H Đ H nặng, hôn mê, co giật, thường gặp nhất bệnh nhân tiểu đường. – Ở bên Mỹ gọi 911, hệ thống nầy rất nhanh, và nhân viên rất giỏi, hầu hết họ cứu được bệnh nhân. – Ở VN, nhất là thôn quê nên làm như sau khi bệnh nhân bắt đầu vào hôn mệ, nâng người bệnh lên tư thế nửa nằm, nửa ngồi ( Mông và 2 chân nằm trên giừơng, lưng sống hợp với mặt giường một góc khoảng 45 độ- fowler’ position ). Tay trái nâng đầu bệnh nhân, dùng bàn tay phải giữa ngón tay cái và ngón tay trỏ (Hình V) ấn càm dưới của bệnh nhân xuống, lúc nầy thường bênh nhân gồng cứng hàm, thường phải chờ một phút hàm dưới mới mở ra lúc đó cho uống nước đường. Tư thế nầy giúp cho bệnh dễ thở, đồng thời nước ít có nguy cơ vào phổi.
NT đố Bs Chín làm sao giúp anh chị em bà con trong trang Web mình giữ làm sao co quân bình đường huyết , không hạ mà không thăng ( cao ), để bà con cô bác có được niềm vui và sức khoẻ đọc trang tin tức mỗi ngày, vì hạ đường huyết cũng rất nguy, mà tăng thì cũng rất nguy hiểm….chết người. Cái này hỏi thiệt không có giởn à nghe, cái vụ sức khoẻ ai mà dám giởn chơi.
Xin trả lời chị Tuyết ,
Một người bình thường, ăn uống bình thường 3 lần trong một ngày với nội tiết tố insulin và glucagon sẽ giúp người đó duy trì được lượng đường huyết bình thường.
Còn ở những bệnh nhân tiểu đường, hay những người có đường huyết dễ bị lên xuống nên ăn nhiều lần, mỗi lần một ít sẽ giúp cho đường huyết không tăng và cũng không giảm, cũng giúp bệnh nhân này tránh được tình trạng lên cân.
Pingback: Chau Phuong