Đi tìm người thương (phần cuối)
* Tên các nhân vật là do tôi bịa, nếu có sự trùng hợp là ngòai ý muốn
…Lan cảm thấy rã rời đau đớn, nằm luôn đến chiều tối đến khi mẹ Lan về. Thấy Lan không ra ăn cơm, mẹ Lan vô buồng hỏi, Lan muốn kể hết với mẹ nhưng nhớ đến lời hăm dọa của ông bố duợng nên sợ đành nói dối con bị hành kinh. Mà thiệt, mỗi lần “thấy tháng” thì Lan đau đớn vật vã lắm, mà bà mẹ cô chắc vì mê trai quá nên quên mất mình còn có đứa con tội nghiệp này.
Qua phà đi Phú Quốc
Rồi sau cơn giông tố ấy, cứ vài ngày lại xảy ra mưa dập gió vùi. Ông bố duợng “cơm no bò cuởi” này càng dấn sâu vào tâm hồn ngây thơ của Lan. Đuợc mấy nguời bạn chí cốt cung cấp, nguời bố duợng thuờng chiếu những thuớc phim “nghèo” cho Lan xem gọi là gây hưng phấn cho cuộc truy hoan. Cuộc đời cô giống như tờ giấy tập trắng bị vấy mực đen vậy. Cho đến một ngày, duợng của Lan đem về hai con cá trê vàng, biểu cô làm sạch rồi chiên lên, xé rau răm, dầm nuớc mắm gừng cho cuộc “gầy độ nhậu” của hắn. Lan bổng ụa khan rồi chạy ra gốc chuối nôn thốc nôn tháo. Tinh ý, hắn hỏi thì biết Lan mất kinh đã hai tháng rồi. Hắn lẫm bẫm, quái, mình tính kỷ lắm mà, hay là lúc đó mình “hứng” quá nên quên “gửi về làng”…Hôm sau, đưa mẹ Lan ra chợ bán xong, hắn quày quả trở về chở Lan ra bệnh viện huyện. Sau khi khám bệnh, Lan lấy hẹn ngày hôm sau để vứt bỏ cái thai bất đắc dĩ này. Ra về, hắn còn nói với cô y tá một câu rất ư tàn nhẫn: Cô coi đó, con cái thời nay thật quá đáng!. Trong lúc cha mẹ đầu tắt mặt tối, đi học không lo học, đú đởn với trai cho chuơng cái bụng lên.”
Cô y tá nào ngờ hắn là tác giả nên lắc đầu ra vẻ tội nghiệp: tấm lòng cha mẹ là thế đấy chú ạ. Bởi vậy ông bà mình nói: nhà có con gái lớn giống như “hủ mắm treo đầu giàn,” không biết nó “thối oăm” lúc nào!
Ngỡ đâu sau ngày phá thai hắn “ớn” mà tha cho Lan, nào ngờ hôm nay hắn lại “mững cũ giở trò”. Rồi những ngày sau nữa, thắm thía nỗi đau, Lan quyết liệt từ chối hắn: duợng còn buớc tới là con cắn luỡi cho duợng coi. Biết Lan đã bị dồn tới buớc đuờng cùng sẽ hóa liều nên hắn không dám hăm dọa bỏ nhà đi như ngày đầu hảm hiếp Lan nữa mà hắn dổ ngọt Lan: con không hiểu, duợng còn trẻ mà mẹ con quá già nên không đáp ứng đuợc nhu cầu của duợng. Duợng cũng không muốn chuyện này xảy ra với con đâu. Lúc đầu duợng đã bỏ nhà đi tìm nguời đàn bà khác, mà con cũng thấy đó, mẹ con quá yêu duợng nên sau khi sống dở chết dở, đi tìm kiếm, năn nỉ duợng trở về, thấy tội nghiệp mẹ con quá!
( Ủa! chớ không phải không có tiền bị mụ kia đá đít nên trồi về hả?)
Nếu con không cho duợng thì duợng bắt em gái mày thế chỗ cho mày. Nghĩ tới em gái mình còn quá nhỏ, trong trắng như vậy làm sao nó chịu đựng nổi ông duợng bạo dâm này nên Lan đành nằm yên phó mặc cho hắn…. Lan ngây thơ, yếu đuối nên tin nghe lời hắn rồi tiếp tục truợt dài trong dục vọng thấp hèn. Phải chi Lan có bà hay có chị, hay có ai thân thích thì may ra còn thố lộ nỗi niềm để tìm ra lối thóat, hoặc là bà mẹ quan tâm đến con gái một chút thì bi kịch đời cô đã không xảy ra.
Lúc này đã là bãi truờng, Ngọc lên Saigon học cũng đã hết năm thứ nhứt đại học. Một hôm, nể lời Tiến năn nỉ quá, Ngọc miễn cuỡng đến nhà Lan vì không có cách nào khác để gặp Lan mà Ngọc thì không muốn chạm mặt với ông bố duợng của bạn mình. Tiến nhờ Ngọc trao cho Lan một hộp nhỏ đựng sợi dây chuyền bạc có mặt trái tim nhỏ xíu và bức thư. Lan đọc vội vã nên không nhớ hết nội dung chỉ nhớ câu chót Tiến viết:
“….Sông dài cá lội biệt tăm
Phải duyên chồng vợ ngàn năm anh cũng chờ“
Lan rút bút trên giá sách gần đó ghi vội hai câu:
” Ruộng ai thì nấy đắp bờ
Duyên ai nấy gặp đừng chờ uổng công…”
Còn đang suy nghĩ định viết tiếp thì nghe tiếng xe của bố duợng Lan từ xa, Lan vội vàng đẩy Ngọc biểu về, cô nói Ngọc cầm luôn bức thơ vì sợ duợng xét gặp còn hộp quà thì Lan nhét xuống vạt giuờng.
Buổi sáng, “nhìn hàng cây so đủa đong đưa những chùm hoa trắng truớc ngõ, nghe tiếng chày quết bánh phồng râm ran trong xóm,” Lan buớc ra sân nhìn bâng quơ, nhác thấy con Thắm, đứa bạn thời còn “để chỏm” đang buớc thấp buớc cao trên con đuờng đất đỏ. Thấy Lan, Thắm tay bắt mặt mừng nói: tao về đám giổ ba tao, hai ba bữa nữa tao mới lên trển, mày qua nhà tao chơi, nói xong nó bỏ đi một nuớc.
Hôm sau đám giổ ba của Thắm, Lan xin phép duợng qua phụ, sẵn cũng đuợc mời nên ông ta vui vẻ để cho Lan đi. Khách khứa về hết, Lan nắm tay Thắm nói: tao trông mày lắm Thắm, mai duợng tao đi vắng mày qua nhà tao có chuyện muốn nói. Y hẹn, Lan kéo Thắm ra sau vuờn, ngồi duới gốc cây khế, Lan từ từ kể hết mọi chuyện cho Thắm nghe. Thắm bàn mày nên trốn đi với tao đi Lan à, tao sẽ giúp mày thóat khỏi cảnh này.
– Nhưng tao không có tiền làm sao trốn?
– Mầy đừng lo, nhiều thì tao không có, chứ tiền xe thì tao lo đuợc, lên trển mày ở tạm với tao rồi tính tiếp.
Nói xong Thắm móc túi lấy 100.000$ đưa cho Lan.
– Không đuợc, chuyện này phải giữ kín, duợng tao mà thấy tao có tiền là hắn đóan đuợc chuyện tao định bỏ trốn. Hắn phát hiện ra chắc tao sống không bằng chết.
– Thôi đuợc rồi, tao sẽ đưa tiền này cho má tao cùng địa chỉ của tao, hôm nào mày trốn đuợc thì qua nhà tao, má tao “giơ” cho mày. Má tao cũng thuờng nói thấy mày gầy rộc tội nghiệp quá mà cùng cảnh nghèo như nhau, biết làm sao hơn!
– Mày phải hứa giữ kín chuyện này cho tao, không thôi gia đình tao không còn mặt mũi nào nhìn bà con làng xóm.
– Ừa, yên chí đi! tao biết mà, mày khỏi lo! Mà mày phải cẩn thận đừng cho bố duợng mày đánh hơi đuợc là uổng công tao hiến kế. Cứ như vậy đi, mà mày phải dứt khóat mới đuợc, gặp tao là thằng cha bố duợng mày toi đời! Nói xong nó cuời ngất, ra đến cổng còn ngóai lại nắm chặt tay Lan như chuyền thêm sức mạnh: nhớ nhé, tao trông mày lắm đó!
Lan trốn đi lên Saigon tìm tới Thắm, Thắm dẫn Lan đến xin phụ bán cà phê như mình, bà chủ quán thấy Lan xinh đẹp, nhỏ nhẹ hiền lành nên nhận lời ngay và cho Lan ở luôn nhà chủ nên tuy Lan không dư dã mấy nhưng cũng đủ sống qua ngày.
Một hôm có ông khách Đài loan đến quán và rất kết” Lan. Cô cũng thành thật kể hết cuộc đời long đong của mình. Ông này thuơng cảm nên ngỏ ý cuới cô đem về Cao Hùng( Đài loan.) Lan suy nghĩ lung lắm vì cô yêu Tiến thật lòng, nhưng cô cũng biết thân mình nhơ nhuốc đâu còn xứng đáng với Tiến và dễ dầu gì có đuợc một cơ hội thứ hai mặc dù ông Tàu già hơn cô rất nhiều. Cuối cùng cô cũng ưng thuận đưa khai sinh cho ông khách trú này làm thủ tục “đưa cô về dinh” một cách vội vã, vì cô ngại “đêm dài lắm mộng”.
Sợ gặp lại ông bố duợng gây rắc rối, nên cô đợi đến ngày chót lên máy bay cô mới về từ giả mẹ mình. Cô khởi hành từ sáng sớm, nhưng xui cho cô là vì sập cầu Bến Lức nên về đến VL đã chạng vạng tối. Xe vừa ngừng, cô chạy vội vào nhà, gặp lại mẹ và hai em, cô ôm họ khóc ròng. Quá đau thuơng, cô sụp xuống lạy mẹ con đi, cô dúi vào tay mẹ cô một xấp tiền, nhấc gói quà trao cho hai em, cô buớc nhanh – rất nhanh – vì thêm một chút nữa thôi là cô biết mình không thể dời chân đuợc nữa…
Truớc lúc Lan kết hôn với nguời chồng Đài Loan, cô không dám nói cho Thắm – dù là ân nhân của mình – vì ngay bản thân cô, cô còn không biết ngày mai của mình ra sao. Cô kể cho Thắm nghe có nguời khách quen là chủ hãng nuớc mắm, thấy tình cảnh của cô muốn giúp đỡ, nên kêu cô về Phú Quốc mở cho cô một cửa hàng bán các sản phẩm của ông ta. Chuyện này là có thiệt, nên Thắm tin như vậy và cũng về VL kể cho mẹ Lan như vậy.
Sau này, khi đã ổn định cuộc sống nơi xứ Đài, Lan mới viết thư liên lạc với gia đình thì đuợc biết từ khi Lan trốn nhà đi ông bố duợng đâm ra say xỉn tối ngày, rồi có một hôm tối trời, té nhào xuống xẻo, kẹt trong bụi ô rô chết đuối hai ba ngày, mùi thối bốc lên, bầy quạ giành ăn réo inh ỏi, lối xóm phát hiện thì đã xong một đời.
Tiến là con nhà khá giả, chẳng may cha bị tai nạn giao thông chết, mẹ Tiến sanh Tiến mới có 2 ngày vì đau buồn, nên sanh bệnh rồi cũng qua đời theo ba Tiến, bỏ con lại bơ vơ. Cha mẹ mất, Tiến còn quá nhỏ nên nguời chú nắm quyền giám hộ. Lòng tham nổi lên, bà thiếm dâu rắp tâm hảm hại vu oan Tiến ăn cắp chiếc xuyến vàng bà để trong tủ, báo hại Tiến bị chú đánh đập đuổi ra khỏi nhà từ năm học lớp ba truờng làng. Lang thang, Tiến trôi dạt lên Vinhlong gặp ông lái đò ngang nghèo rớt mồng tơi không có vợ con gì, ông nhận Tiến làm con nuôi. Từ đó, một già một trẻ, nuơng tựa nhau sống trong chiếc đò ọp ẹp trên bến sông. Tờ mờ sáng, Tiến vô chợ phụ khuân vác, dọn hàng cho bà Năm bán rau, xách nuớc… xong tất bật chạy về đi học. Chiều tối đi phụ chạy bàn cho quán cơm Ba Vị, chú Ba thấy hòan cảnh Tiến cũng thuơng nên ngòai tiền luơng còn bao luôn bữa cơm chiều, mỗi tối thức ăn thừa của khách chú Ba cũng cho Tiến bọc đem về vậy là đỡ tốn luôn buổi sáng. Đến năm Tiến học Đệ thất thì ông lão qua đời, bà con chòm xóm đều là dân ngụ cư nghèo nơi bến đò, mỗi nguời một tay cũng lo cho ông lão đuợc yên mồ yên mã. Lại thêm một lần bơ vơ, nhưng lúc này Tiến đã dành dụm đuợc một số vốn kha khá để có thể tiếp tục việc học và Tiến học rất giỏi. Cũng nơi mái truờng TPH này Tiến đã gặp Lan rồi yêu Lan bằng một tình yêu chân thật và sâu đậm.
Khi Tiến tốt nghiệp ra truờng, việc đầu tiên là về Vinhlong tìm Lan. Tiến tìm đến Ngọc – con chim xanh của mối tình Tiến & Lan, nghe Ngọc kể Lan đi lên Saigon ở với Thắm, Tiến cậy Ngọc hỏi xin địa chỉ của Thắm rồi tìm đến nơi. Từ ngày mẹ mất, Thắm ở Saigon luôn nên nào hay biết tin tức về Lan, chỉ nghe nói là Lan đang ở Phú Quốc nên cô cũng thuật lại với Tiến y như vậy.
Thế rồi chiều nay, sau bao tháng ròng rã đi khắp thị trấn Duơng Đông để dọ hỏi tin Lan, Tiến thấy mình cô đơn lạc lỏng giữa rừng hoang vắng:
” Đói lòng ăn nửa trái sim…
Uống lưng bát nuớc…ĐI TÌM NGUỜI THUƠNG“
Nguyenthilieu
Đời người con gái nào tên Lan cũng khổ chị Hai nhỉ ? Lan trong vở ” Lan và Điệp”. Lan trong truyện gì của nhóm Tự Lực Văn Đoàn cũng khổ. Dường như đời đã dành cho người con tên Lan phải khổ. Nhưng người con gái tên Lan trong ” Đi tìm người thương” của chị Hai Liễu thì bớt khổ rồi !
Em không biết làm thơ, nhưng hôm nay, hơi vui vui xin họa lại 2 câu thơ của chị :
Buồn tình uống cốc rượu sim
Cắn nửa càng ghẹ đi tìm người thương.
( Rượu sim và ghẹ thì ở Phú Quốc không thiếu )
Anh Lần cho phép em tiếp ít vầng thơ con cóc nha :
“…Cắn nữa càng ghẹ đi tìm người thương ,
Càng ghẹ ngon anh nhường một nữa ,
Cốc rượu sim dành buổi “giao bôi ” .
Anh Lần thoáng chút ..bồi hồi,
LẦN – LAN cùng một vần ” AN ” , đúng rồi ! ”
Anh Lần có lòng thương cảm với người tên Lan , Chúc anh mai mốt gặp người cùng vần ” AN ” với mình hé .
@ Chị Liễu ơi , Truyện kết thúc có hậu ghê , cái ông Dượng ” hắc ám “đó bị Trời phạt đáng đời . Còn Cô Lan thì có cuộc sống ổn định ở Đài Loan , cũng mừng cho Cô .Chỉ tội nghiệp cho Tiến , sau khi tốt nghiệp xong lật đật về tìm Lan thì người thương đã biệt tăm !!!! Nhưng cũng không sao ,bây giờ Tiến đã sắm được chiếc xe 7 chổ chạy qua Phà đi Phú quốc để tìm Lan rồi . Chúc mừng cho anh Tiến ha’ !
Kiều Oanh ơi, Anh Lần đang gặp và đang thương Cô tên Lan ( tức Cô Nửa ).
Chị Thúy ơi , anh Lần không có ” khai báo ” với em nên em đâu có biết !!!!. Em chỉ mới tham gia vào trang nhà thời gian gần đây thôi nên ” tình hình ” trước kia như thế nào em đâu biết được . À há . Hình như cái tên ” Lần – Nữa ” nghe quen quen à nhe .
@ KO thiệt là tài, em dẫn truyện rất hay. Cho chị “tếu” một chút, chiếc Innova này không fải của Tiến vì Tiến mới ra truờng chưa có việc làm, mà cũng chẳng fải anh em của Cuờng Đôla, giàu nhanh vậy chắc chỉ có nuớc đi…”ăn cuớp”.
Nói nhỏ cho KO thôi,đừng kể cho PN hay NT Snow nghe, mai mốt cô ta về VN bắt LM dẫn đi Phú quốc thì khổ cho LM rồi. Chiếc xe này do cậu cháu nhà LM” luợm” đuợc ở đâu đó, tại họ không thích thuê xe phải tùy thuộc bác tài. Mình muốn đi ở điểm nào (cho dù không vi fạm hợp đồng) họ “bùi lan” thấy chán lắm, LM muốn chủ động ưng đến đâu thì đến, đi giờ nào về giờ nào là do LM tòan quyền quyết định. Hé lộ một chút mảng du lịch VN để nói lên vì sao nhiều ng` nói du lịch VN CHÁN phè!
@NT Thiềng Đức, “cao nhơn tất hữu KO trị “, không việc gì phải bận tâm.
@ Ông bạn đồng huơng VL nhận xét chí lý quá he. Bởi vậy thấy “chết ” mà không cứu cũng mang tội đấy. Biết ng` tên Lan khổ thì nên làm sao cho ng` ta hết khổ mới là “nam nhân đại truợng phu” phải không “đệ tử của Lý Bạch”?
Nguyenthilieu
Chị Liễu ơi, cho Lan lấy chồng Đài Loan em lo cho cổ quá. Không biết cổ không biết lấy chồng già mà còn phải phục dụ cho cha chồng nữa thì tội cho cổ lắm. Hy vọng cổ gặp ông chồng già cũng được miễn sống hạnh phúc còn hơn ở với bà má ruột mà đau khổ.