Chiếc áo mới
Chỉ mới đọc phần đầu của truyện mà đã thấy cuốn hút, mãi mê đến đi làm trễ. Truyện hay thế này nhưng tác giả yêu cầu chủ chợ để vào mục chuyện cũ vì đây là chuyện thật, người thật chứ đừng để vào mục sáng tác, phải chăng anh có lòng khiêm tốn (LM)
Sau hơn một giờ đồn hồ ngồi chật chọi trong chiếc đò Tân Phước, đi từ Mỹ An đến Vỉnh Long; giờ đến bến, Quốc lên bờ cảm thấy khoan khoái hít một luồng không khí mát mẻ của buổi sáng.
Quốc không có công việc gì gắp rút, làm gì cũng mất hết buổi sáng mới đến Trà Vinh. Chàng chờ mọi người trên tàu đi hết, rồi mới thông thả bước đi, nào ngờ những chiếc tàu khác đến cùng một lúc, đoàn người đó như dòng nước vỡ bờ, như dòng thác đổ, lao về hướng chàng, đẩy chàng về phía trước. Trên vai có một túi xách sợ đứt dây quai chàng ôm ra phía trước ngực; nhưng không được có một gã rất mạnh ở phía sau xô chàng về phía trước, nếu không có đông người chắc chàng bị ngã xuống đất. Quốc mới giữ được thăng bằng thì tức khắc anh ta chen lên và đẩy chàng qua một bên. Quốc cảm thấy bất bình nhìn mặt, đây một gả đàn ông to con, da mặt xạm nắng có hàm râu quai nón trông rất là quen. Dường như anh ta cũng nhận diện ra chàng là ai, nên nhanh chân lánh mặt. Hắn luồn qua phía trước, quẹo phải về hướng chợ cá và biến mất trong đám đông, mặc cho Quốc kêu la:
– Anh kia ơi! Hãy dừng lại! Dừng lại!
Quốc tìm cái quán bên đường gần trường cấp ba Lưu Văn Liệt, uống một ly trà đá. Nước lạnh làm cho chàng dễ chịu, quên đi chuyện bực bội vừa qua. Bỗng nhiên chàng nhớ ra anh chàng râu đó; anh ta là Sơn học ban văn, một ân nhân cứu sống chàng trên dòng sông Cầu Vòng trong đợt trồng cao lương năm nọ.
Dòng tư tưởng của chàng bị gián đoạn bởi một em bé:
– Anh kia! Phải cái áo nầy của anh không?
Quốc nhìn chiếc áo mới của mình trong tay em bé, rồi nhìn lại túi xách bị mở toan dây kéo, chàng hỏi:
– Sao em có chiếc áo nầy?
– Anh râu bảo em đưa chiếc áo nầy cho anh.
Quốc như người vừa tỉnh sau cơn chiêm bao, hiểu hết mọi chuyện đã xẩy ra, chàng bàng hoàng nghĩ đến việc làm của Sơn. Chàng không thể ngồi uống nước được nữa, trả tiền cho ly trà đá, cho em bé một ít tiền và chàng quyết định không xuống Tra Vinh ngay mà phải đến thăm Sơn.
Trên đường đi vào phường 8, đến nhà Sơn, bao kỹ niệm ngày xưa như sống lại, chuyện hải hùng trên dòng sông Cầu Vòng hiện ra trong tâm trí chàng.
Ngày đó, thầy trò trường cấp 3 mượn đất Phước Hậu trồng cao lương. Sau khi hạt giống gieo xuống, học sinh mỗi lớp thay phiên nhau đi tưới nước. Mỗi lần đi thật là xa, phải đi bộ, phải qua ruộng, qua rẩy; Quốc cố tìm ra con đường ngắn, để đở mất thời gian. Quốc phát hiện vùng đất Phước Hậu cách phường 8 bởi con sông Vồng Cầu; lớn lên từ ruộng đồng của miền sông nước, con sông nhỏ nầy có nghĩa lý gì đối với chàng. Thế là chàng mỗi lần đi tưói nước đi theo con đường tắt nầy, chạy xe đạp vô phường 8, rồi cho quần áo vào bọc nìlon, mặc quần đùi lội qua sông.
Quốc tự khen mình hay, giải toán cũng tìm ra con đường ngắn nhất, nay đi tưới cao lương cũng tìm con đường ngắn nhất, đi chỉ mất một ít thời gian mà còn được tắm mát mẽ. Chàng đã thực hiện vài ba lần, cảm thấy rất là thích thú; định nói cách đi nầy cho Quế Minh, Tống Dũng, Bửu Thêm, những tay bơi rất giỏi, từng lội qua sông cầu Thiềng Đức, để các bạn đó có thêm thời gian cho việc học.
Quốc chưa kịp mở lời gặp một điều khủng khiếp, chiều hôm đó, trên đường bơi bận về, mới đến nữa sông, chàng cảm thấy không con sức lực bơi tiếp. Theo kinh nghiệm từ bé chàng thay đổi cách bơi bằng cách thả tàu( Cách bơi ngữa chỉ đưa mủi lên khỏi mặt nước để thở). Còn một phần nữa đến bờ, bổng nhiên bắp chuối của chân bên phải đau dữ dội, làm cho chàng không cử động được, chàng chìm xuống dòng sông uống một vài ngụm nước chịu đau lắm mới ngôi lên mặt nước. Cái chân đó đau tăng lên, dường như bị rút lại thật là khủng khiếp quá, chắc phải chết nơi đây. Mẹ ơi! Mẹ ơi!làm sao thấy được mặt mẹ. Đó là những ý nghĩ thoáng trong đầu Quốc lúc đó, của một con người đang đi dần vào thế giới bên kia.
Trong lúc tuyệt vọng, có vật gì đập vô tay , Quốc dội nắm lại, một vật mềm như một miếng vải, mừng quá có người cứu mình rồi. Một ngưới kéo Quốc bằng ống quần tây, một phần thân thể của chàng năm trên bãi sình thì đã nghe anh ta nói:
– Mới có biết lội mà tưởng mình giỏi!
Quốc vừa đau vừa mệt, không còn hơi sức trả lời chỉ biết nhìn anh ta, một anh chàng to con học chung trường. Anh ta nhận diện ra Quốc nên nói một cách chua chát:
– Ồ ! té ra là đội tưởng! nếu biết, ta để nhà ngươi làm bạn với hà bá!
Quốc vừa đau vừa mệt, chang nói trong hơi thở:
– Cám ơn
Nói xong chàng nằm yên trên bãi đất, mặc cho bùn dính khắp người chàng.
– Nhà ngươi định nằm vạ ở đây à!
– Anh cứ đi! Đừng lo
Anh ta không nói rằng gì hết, cuối xuống nâng Quốc lên đôi tay của mình như một người anh ẩm một người em đi trong bùn lầy.
Quốc nằm trong đôi tay của anh ta, chàng rơi nước mắt vì sự xúc động mới thoát ra từ cái chết, và cảm động cho một người bạn học chung trường có lời nói khó nghe, nhưng có tấm lòng thật tốt.
Anh ta đặt Quốc trên cầu ván mà người làm rẩy dùng đễ xách nước tưới cây, rồi anh ta nhảy xuống sông, tạt nước vào người chàng cho đến bùn đất trôi hết.
Bây giờ, cơn đau đã bớt, không còn thở dốc nữa, Quốc đi một mình được rồi, vậy mà anh ta vẫn đi theo sau lưng đến khi Quốc lên xe đạp.
Quôc định đạp xe đi thì anh ta chận lại:
– Quần áo nhà ngươi đâu?
Quốc trở lại bình thường, chàng bắt đầu trở lại cách nói khôi hài:
– Đã tặng cho hà bá làm kỹ niệm rồi !
– Mầy hãy đến nhà tao! Mặc chực bộ đồ về nhà. Nhà tao gần đây thôi!
Quốc đang do dự, anh ta nói tiếp:
– Mầy mặc quần xà lỏn đi khắp thị xã, vi phạm thuần phong mỹ tục ta không màng đâu! Ta chỉ lo cho mấy cô nàng học sinh trường cấp 3 và mấy cô đội trật tự viên của mầy, ngày mai bị bệnh mắt đỏ hoặc mắt nổi mụt lẹo thì phiền lắm.
Sau cái chết hụt dường như người ta không màng đến những chuyện ăn mặc, nhưng nghe anh ta phân tích có lý, Quốc đành theo anh ta về nhà.
Hai người lần đầu trao đổi, nhưng ở trong họ có tình bạn, đó là tình bạn của những người học chung trường. Anh ta tên Sơn, một học sinh mê môn toán, nhưng thi vào trường cấp ba bị chuyển qua ban văn, giống như trường hợp của Trần Văn Bảy, Trần Chí Kiên, thành ra rất bất mản, Sơn chỉ học để cho bà má vui lòng. Sơn là con người có nghĩa khí, là một tay đàn anh của phường 8, ở đây em út nào bị ăn hiếp thì có mặt Sơn.
Quốc thấy Sơn con người thẳng thắn, có đạo nghĩa anh em; nhưng tại sao anh ta có ác cảm khi gặp chàng, nên hỏi:
– Lúc tui làm trong đội trật tự có đụng chạm đến anh à!
– Biết rồi mà còn hỏi !
Quốc nói một cách thành thật và nghiêm chỉnh:
– Anh Sơn, bây giờ và sau nầy, anh tìm ra một học sinh nào bị kỹ luật hoặc bị làm kiểm điểm do tui; tui sẽ để cho anh tùy tiện xử lý.
– Có dám chắc không cha !
– Một lời nói danh dự !
Năm học lớp 11, có lúc Quốc coi hết đội trật tự toàn trường của khối chiều và Võ Thành Hữu học lớp 12 cùng khóa với anh Kim Phúc coi hết buỗi sáng dưới lãnh đạo trực tiếp thầy Lượm hiệu phó.
Những đội trưởng tự trật tự của trường trước đây thường gây thù chuốc oán với học sinh, thành ra học sinh có thành kiến , thậm chí trong số học sinh đó, còn mời những tay anh chị trong xã hội đến đánh đội trật tự tại cổng trường để cảnh cáo. Sơn có phong cách của người anh hùng, rất ghét ai bắt chẹt người khác, nên có dị ứng, có ác cảm với đội trật tự, đặc biệt là người đứng đầu.
Thấy Sơn đang động não cố tìm ra nhân chứng, để bạn khỏi mất thời gian, Quốc nói:
– Trường hợp của anh, tôi cư xử như thế nào?
Sơn cười thật to có vẽ khoái chí nhớ lại chuyện cũ, chuyện bị đội trật tự bắt. Anh ta không nhớ tên của một đội viên, nên hỏi Quốc:
– Một cô trật tự thật là đẹp, nước da trắng, dáng rất là tao nhã, lúc bị cô ta chận lại ta chỉ nhìn được cái họ mà không biết tên.
– Cô ta họ gì?
– Họ Tăng.
– Đó là Tăng Ái Xim, học ban sinh vật.
– Tại sao nhà ngươi biết là Tăng Ái Xim, mà không Tăng gì khác?
– Cùng khóa chúng ta có 3 người họ Tăng: Tăng Sơn Mậu con trai cùng học C1 với Tăng Nguyệt Ánh, còn cô ta là người anh đề cập đến.
Sơn có vẽ tán đồng rồi nói tiếp:
– Cô ta chận tao lại mà mặt mày của cô ta xanh như tàu lá chuối non. Thấy tội nghiệp, tao nói bông đùa cho vui; nào ngờ bị anh chàng Điệp cùng ban văn, mời vào văn phòng, với 3 lý do:
1 dán phù hiệu
2 tóc dài
3 Nói chuyện diễu cợt với đội viên nữ.
– Điệp bắt anh là đúng rồi!
– Tao cũng biết tao vi phạm nội quy, tao nghĩ phen nầy bị làm kiểm điểm, nào ngờ gặp mầy.
Quốc nghe đến đây giật mình, chàng không nhớ đã làm gì với Sơn, thấy hơi lo, nên vội vả hỏi:
– Lúc đó tui đã làm gì !
– Chả có làm gì hết, chả có làm kiểm điểm gì hết, toàn là nói khôi hài.
– Tui đã nói khôi hài ư!
– Tao còn nhớ mầy sửa thơ của người ta :
” áo anh sứt chỉ đường tà
người yêu chưa có
Mẹ già chưa kịp khâu ”
Rồi mầy đề nghị bữa khác đem chiếc áo vào đây mầy sẽ nhờ mấy cô người đẹp đội viên của mầy khâu cho.
– Đến bây giờ tao còn thắc mắc, tao vi phạm nội quy như vậy, sao mầy không bắt tao làm kiểm điểm?
– Anh không biết sao, xưa nay người ta xếp hạng về phá quậy: Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba là học trò; ở đời nầy quỷ ma không có, vậy học trò được xếp hạng nhất rồi; Làm học trò phải phá một chút xíu , phải quậy một chúc xíu cho vui, cho thêm hương vị; chớ có chết thằng tây đen tây, đỏ nào mà phải kỹ luật, phải làm kiểm điểm.
Sơn có vẽ thích thú hỏi tiếp:
– Ban giám hiệu không quở trách nhà ngưoi sao?
– Tặng bằng khen thì có. Thầy Tư Đạo thì ký, còn Thầy Lựơm thì phát bằng khen cho Võ Thành Hửu và tui.
– Thật à!
– Đây là sự thật, vì lúc anh Hữu và tôi coi đội trật tự, học sinh vào nề nếp, không có học sinh nào bị kỹ luật, hoặc bị kiểm điểm.
Nghe đến đây, Sơn khoái chí cười vang lên, còn la lớn:
– Trời đất! Quốc ơi! Mầy là bạn của tao!
Hai ngưòi bạn qua câu chuyện bị đội trật tự bắt, trở nên thân thiết và mến nhau. Để thêm phần vui, Quốc hỏi Sơn:
– Nếu anh để ý Tăng Ái Xim, tôi sẽ làm ông mai.
– Tao thấy mầy chú ý đến cổ thì có.
– Đối với ban sinh vật(ban D) tôi có tiếng mà không có miếng .
– Tại sao mầy nói vậy !
– Anh có biết lớp D1 không, cô Hồng Đào làm chủ nhiệm, cả lớp đó nhất là Phương Liên, Bích Nga, Minh Hãi cứ ghép tui và cô lớp trưởng Ngọc Huệ. Mỗi lần như vậy mặt mày cổ đỏ như mặt trời mới mọc, còn cử chỉ vụng về như một đứa bé ba tuổi.
– Vậy trái tim mày để chỗ nào?
– Trái tim vẫn còn nằm trong lòng ngực của tui, nhưng bị băng lạnh mất rồi.
Sơn nghe chuyện nam nữ, không biết có bị phê hay không mà tự nhiên sửa giọng nói như chuyện kiếm hiệp:
– Trơi đất! ai làm cho tim đệ đóng băng như vậy.
Chuyện tình nầy Quốc cất giấu rất kỹ; trong trường, trong lớp không một ai biết ngoại trừ Bá Trí chàng có đôi lần tâm sự, đến bây giờ Vỹ Kiệt, Mỹ Linh dò hỏi mấy lần vẫn không khai, vậy mà đem ra nói với sơn:
– Một cô ban toán, tưởng cổ cũng có cảm tình với mình, khi tỏ tình mới biết là tình yêu đơn phương, bây giờ chỉ biết có học để mà quên.
– Ta cũng giống như đệ, mê một cô cùng ban mà chưa bao giờ dám mở lời.
– Anh tiết lộ một chút manh mối về cổ được không!
– Cổ cùng họ với đệ.
– Võ Thị Bạch Tuyết! đúng không?
– Ủa! Đệ biết cô ta à !
– Võ Thị Bạch Tuyết là người đẹp của ban văn, ai mà không biết, vả lại Tuyết là chị cùng họ.
Sơn mừng ra mặt:
– Có phải thiệt vậy không đệ?
– Đúng vậy, chị cùng họ, ở cùng xã. Chị đẹp đến nỗi dân ở xã Mỹ An và người nhà của chị gọi là kiều nữ Kim Cương.
Sơn và Quốc là hai học sinh khác nhau như hai thái cực, vậy mà nói chuyện hợp nhau như đôi bạn chí thân.
Nhà của Sơn ở cạnh mé sông Vồng Cầu, bác gái đang ngồi trước nhà làm cá. Quốc lễ phép cuối đầu chào má của Sơn một cách trịnh trọng.
Thấy người lạ, bác nhìn Quốc rồi quay sang Sơn hỏi:
– Cậu em nầy là ai?
– Dạ, bạn học chung trường.
Đễ cho bác gái được rõ, Quốc thuật toàn bộ câu chuyện đã xảy ra trên sông, nghe xong bà bác nói:
– Con sông nầy có huông cháu ơi, một năm không biết bao nhiêu người chết trôi. Tại cháu không để ý hai bên con sông có nhiều miếu nhỏ thờ cúng cô hồn.
Nghe giọng nói đớt của anh chàng nông dân, bác gái đứng lên nói một cách thân thiện:
– Cháu không phải ở thị xã?
– Dạ không! con ở xã Mỹ An
– Bây giờ con phải về tận dưới à!
– Dạ Không ! Con về phường 5, nhà trọ của con ở đó.
– Quốc à! hãy ở lại ăn cơm với bác. Nay bác có mua cá linh nấu canh chua bông sua đủa.
Đôi mắt của bác rất hiền hòa, nhìn chàng thật là ấm áp, giống đôi mắt của mẹ Quế Minh mỗi lần nhìn chàng, mới gặp sao bác lại có tình cảm như vậy. Chàng không biết nói thế nào để cám ơn bác, thì Sơn đã xen vào:
– Mấy thằng bạn tao đến nhà, bả thiếu điều muốn đuổi, còn mầy mới gặp mà bả mời ăn cơm. Nếu mầy không ăn bữa nay, tình bạn chấm dứt từ đây!
Võ Châu Phương
(Còn tiếp )
Châu Phuơng,
Anh chàng Quốc văn vỏ song tòan vậy chắc hồi đi học có đạt danh hiệu “sát thủ tình truờng” không vậy?
Nguyenthilieu
Chị Liễu kính mến,
Cám ơn chị khen em, còn danh hiệu đó em không dám nhận. Em học hết phổ thông mà không quen được một bống hồng để làm thuốc. Nhắc đến em càng tui thân, thú thật với chị người lạ ở đâu em cũng làm quen được, người khó tính đến đâu cũng mở lời được, vậy mà người chung trường cạnh lớp, làm quen không được, mở lời không ra, rồi lại hiểu lầm nhau. Phải quen với anh Hồng Lợi, anh Hoàng Hưng thì đở biết mấy, đâu có than câu nầy:
Đến nay tôi hiểu thì tôi đã,
Làm lỡ mùa thu cũ mất rồi ! ( em đã sửa thơ của TTKH).
Chị xuất hiện trong wibside mới với câu chuyện qua hấp dẫn, em không bỏ qua phần nào
VCP ơi, sao chị PN học cấp 3, không có cái may gặp “cờ đỏ” dễ thương như VCP (xin lỗi nếu có đụng chạm ĐKP, thì bỏ qua nhé…mà không bỏ qua thì…làm gì bây giờ?). Chị thường bị cờ đỏ bắt về 2 “tội”. Mặc quần ống rộng trên 30 xăng ti mết. Lấy viết nỉ “vẽ” số lên áo chớ không thèm thêu (Số của chị là 09-12C4). Điều kỳ lạ là trong lớp chị, mấy thằng con trai, áo tụi nó thêu số đàng hoàng à nghe. VCP biết tại sao hông? Mấy tên nầy được con gái học ban văn ái mộ lắm. Các nàng nầy trổ tài nữ công thêu áo cho mấy chàng…và vì thế có nhiều “thiên tình sử” xảy ra…Còn con gái học toán như tụi chị…bị tụi con trai kêu lén là “người tiền sử”…mà người tiền sử thì làm sao biết…thêu thùa phải hông?
– Chúc mừng anh ĐKP bây giờ đã có thêm ” đồng minh cờ đỏ ” Võ Châu Phương nhé . Hai anh ráng bắt tay với nhau để nghe cánh ” nữ sinh ” tố các anh “cờ đỏ “nè , hihihi .
– Các anh chị em nào ngày xưa bị “cờ đỏ “hiếp đáp thì cứ lên tiếng nhe , Tụi mình nhờ các Anh chị khóa trước ” xử “dùm . ….xử không đẹp không ăn tiền hé . ha ha ha ….
– ừ hé chị Phương Nga , Ngày xưa đi học phù hiệu của mấy đứa con gái tụi em cũng ..” cứng ngắt ” hà , biết sao hôn ? Ngày nào cũng tha hồ ( keo ) để dán vào áo thì không cứng sao được ? Đôi khi dán không khéo phù hiệu bị ….rớt mất lúc nào không hay , vẫn hí ha hí hững đi ngang mặt cờ đỏ . Bị bắt lại thì ” gân cổ cải bướng ” : tui đã dán dính vào áo rồi mà , tại lỡ bị …rớt chứ đâu phải tại ..tui . hehehehe ….
Sao lúc ấy tui không được biết CĐ VCP nhỉ ?
Kiều Oanh bạn thân của tui ơi,
Bạn không biết tui, nhưng tui thì biêt về ban. Lớp D1 của bạn xem tui như thành viên của lớp, cô Hồng Đào rất là mến tui. Các bạn ghép cô lớp trưởng Chung Ngọc Quệ với tui. Lao động Trà Cú hai lớp đống quân canh bên nhau, các bạn làm một cái liều lớn, tối treo cái đèn giữa trại, nữ nằm ở trong, nam nằm bên ngoài bảo vê. 3 Giờ sáng phát hiện Đỗ Thành Triều đột nhập vào giữa trại ở gần cái đèn. Cô H Đào mời thầy Em có mặt tui và Huệ, Cô hỏi Triều, nữa đêm sao dám đi nơi cấm cung. Triều trả lời: đi mồi thuốc. Chuyện nầy KO có biết, có nhớ không.
Sau đó anh em tâm sự, Triều bảo tui rằng, Triều có điếu thuốc D1, nhớ muốn đi tìm.
Chắc KO biết điếu thuốc của Triều rồi phải không?
Chắc KO biết tui là ai rồi phải không?
Nếu không biết cũng không sao.
Nếu biết cũng để trọng bụng cho biết.
Thấy KO xuất hiện trang nhà tui rất mừng, nay mới co dịp trao đổi, thật là vui
Bạn VCP ơi , năm lớp 11 KO tui chưa gia nhập vào gia đình D1 ,Mãi đến lớp 12 mới xin vô được học chung . Cho nên những kỹ niệm về các đợt đi lao động KO không được dự phần .Tiếc ghê ! . Thôi thì bây giờ biết nhau rồi mình làm bạn bè cũng không muộn , hé .
Chị Phương Nga mến, mấy năm đó mấy học sinh côi đội trật tự bị đánh toe tua, ngay cả thầy Võ Minh THế dạy Anh Văn dứng ra côi cũng bị đập luôn. Thành ra các bạn đội viên bầu đệ lên để chịu đạn, lúc đầu đệ cũng hơi ớn, nhưng không ngờ vui quá trời, có cơ họi quen với nhiều bạn, thành phần đội viên cũng rất đông, lại kết thân với những anh chàng có máu mặt. Chao cờ đầu tuần thầy Lượm kêu em đi theo, cầm sổ trên tay mà chẳng ghi một ai.
Chị đừng nhắc chuyện quần ống loa mà em buồn. Vào thời kỳ đó mặc áo thì ôm vào cơ thể, quần thì trên bó dưới loa. Em có bà chị thợ may, chiều em hết mực, muốn áo bó cở nào cũng được. Khi mặc áo đó đâu thẻ ăn cơm no được, đang lúc mới lớn mà nhịn như vậy, cơ thể nào phát triển thành ra không được cao to bị chê. Em viết trả cho chị đây là lần thứ 2, lần đầu viết xong chiều côi lại tất cả phần trả lời khác thì có ,phần của chị thì không, em mới biết mình quên bấm chữ phản hôi.
VCP ơi , đọc bài viết của anh có cái tên của 1 bạn nữ cờ đó tên ” Tăng Ái Xiêm ” khối D (ban Sinh Vật ) . Tất cả kỹ niệm ngày xưa chợt ùa về …. Nhưng sáng nay KO xem trong mục Buồn Vui của trang nhà mới biết Cô bạn gái của chúng ta đang có chuyện buồn . Anh Nguyễn văn Dân là chồng của Tăng Ái Xiêm đã từ trần lúc 16g ngày 23 / 7 / 2012 . KO cũng đã chia buồn với bạn , Anh VCP có biết tin này chưa ?
Tui cũng vưa mới biết. Nếu biết sớm một chút tui không có gửi bài nầy để đăng đâu. Tui hy vọng người nhà cô ta có đọc được bài này hãy bỏ lỗi cho tui. Tui định nhắc một vài kỹ niệm có liên quan câu chuyện, không ngờ gặp lúc TăNG Ái Xim gia đình có chuyện buồn. Thật là tui có lỗi.
Võ Châu Phương ơi ! Nghe nói hồi nẳm ĐKP là hiền và ga-lăng nhất đội cờ đỏ của trường ? Bi giờ cũng còn ga-lăng? Vì hồi lúc tụi nầy học chưa có đội cờ đỏ, nếu có thì không biết đội nầy sẽ xử đám ” cô hồn” 12 B3 bằng cách nào đây. Chứ giám thị thì có lần nói : tao mà có 5 đứa con như tụi 12 B3 ( NK 71 ) là tao bỏ nhà đi, giao nhà cho tụi nó làm gì làm ! Còn bi giờ, đám “cô hồn” già nầy, ai cũng dễ thương !
Sau 1975, trường học không còn giám thị nữa.
Trường cấp 3, là một trường lớn cần có một tổ chức đễ theo dõi học sinh thực hiện nội quy nhà trường.
Em thấy anh hiền như nhà sư, mà nhà sư gặp nạn. Côi trâu chọi lộn thì bị trúng đạn; đi học đọc truyện chưởng bị má đánh 5 rôi, chuyện tình thì chỉ thấy ni cô Diệu Liên, cô biến mất cũng không biết đi đâu. Nay đến tuổi nầy cần có một người làm bầu bạn, không biết sợ cái gì mà để phòng đơn gối chiếc, hay chờ ông bụt xuất hiện lần thứ 2 mách bảo. Em đây cứ ngống dài cỗ trong chờ tin tốt của anh. Nếu có rồi phải nói nhỏ cho em biết.
Viết tiếp ngay đi anh bạn Võ Châu Phương đừng đợi đến cuối tuần. Nói vậy là anh bạn hòa nhã, khiêm tốn… hiểu phản hồi của tôi muốn diễn tả điều gì rồi chứ?
Anh NHA kính mến,
Chiếc áo mới là em của chiếc áo tết vải vàng, lúc lấy tựa đề bài nầy là em nhớ tựa đề bài của anh. Phản hồi của anh em hiểu, nhựng sợ không hiểu hết ý của anh.
Châu Phuơng thân mến,
Ai “ghiền” vô Chợ đến đâu mà thấy đọc giả tẩy chay mình, thì “36 chuớc, co giò chạy mất, là ” vi thuợng”. Tui cũng đã nói “chia tay hòang hôn” với LM rồi. LM cũng chấp nhận, ừ, cuộc chơi nào cũng phải mệt mỏi, cũng đến lúc nghỉ ngơi. Chỉ trừ chơi cờ bạc, vì đánh ăn tiền, thua nóng mũi nên đánh hòai, mặc dù ngồi đau lưng “thấy mẹ”!( trích trong “Lời hay ý đẹp” của tg LM )
Sau mấy ngày chèo ghe ra sông, tui có thời gian nhìn lại mình, CÓ rất nhiều tình cảm của bạn bè và của các chs TPH các nk sau, tại sao mình SỢ những lời “chọc móc” mà xa lánh họ. Cánh cửa này đóng lại thì cũng có cánh cửa khác mở ra đón nhận mình mà.
Vì vậy từ nay tui sẽ không “chảnh” nữa nhen anh NHA, PN viết mỗi “tuần” một chuyện chứ tui viết mỗi “ngày” một chuyện( hay dở gì là do cảm nhận của mọi nguời)
Tui cảm ơn những bài viết chân tình của Châu Phuơng động viên tui viết “khỏe” đấy., mong sẽ đuợc mãi đứng chung sân cùng em Quốc.
Nguyenthilieu
Chị Liễu thương mến, trong trang nhà hầu hế mọi người đều quý chị. Người viết văn sáng tác thơ rất là nhạy cảm, rất là tinh tế, do vậy mới rung cảm được, có cảm hứng được đẻ sáng tác. Do vậy dễ bị chấn thương bởi câu nói. Anh NHA em rất kính mến. Anh em thường trao đổi với nhạu, anh thường hướng dẫn chỉ bảo em nhiều điều hay lẽ phải.
Chị và Anh nhớ dùm, sau nầy em có lỡ lời, anh chị nhắc nhở, em sẽ sửa, đừng bỏ mặt người em nầy. Em viết bài có cơ họi trao đổi với anh chị với bạn bè cho thêm vui cuộc đời. Em hy vọng luôn gặp anh chị.
Võ châu Phương ơi, hồi còn học ở trung học , anh Hưng cũng không tìm được một bông hồng nào để làm thuốc hết, chỉ có mấy cô học chung lớp rủ cúp cua giờ vạn vật và Pháp văn đi chơi, nên bây giờ chữ soeur còn viết trật may có chị Liểu nhắc dùm, cám ơn chị Liểu nhiều nha.
Bạn Lần ơi, cô hồn già dể thương hả bạn?
Phương Nga à, người tiền sử không biết thêu là chắc rồi, còn gì nữa hong?.
Hòang Hưng,
Chị góp ý tí xíu mà em nhắc làm chị thấy ái ngại. Sân chơi này cũng như sân truờng Tống ngày xưa cũ, tất cả chúng ta không đồng song cũng đồng mônmà. Mình học hỏi lẫn nhau là chuyện bình thuờng, có ai cái gì cũng thông suốt hết đâu em? Em không nhớ chị than vì điều chị biết nhỏ như hạt cát, mà điều chưa biết thì mênh mông như sa mạc Sahara. Em nhắc đến hai chữ” chà bá” làm chị đang cuời đây nè, chị nhớ đến chữ ‘banh chành”!
Nguyenthilieu
Đọc bài của Châu Phương..bất chợt An rùng mình…vì chuyện tưởng đã quên nay lại trở về trong trí nhớ quá rõ như mới vừa xãy ra.
Năm đó, cũng đi tưới cây Cao lương ở Phước Hậu…khi về ..tụi An cũng lội ngang sông , khi lội ( bơi)..thì nước mới vừa nửa sông nên tụi An về an toàn đến bến ..nhưng đến chiều tối.. có 1 nhóm các em lớp 10…cũng lội từ bờ Phước Hậu để về..khi vào đến bờ phường 8…thì thiếu 1 em…đêm đó trường kêu gợi các HS ở tại TX VL..đứng 2 bên bờ…để đợi vớt xác em HS lớp 10…An cũng có đứng..đêm đó trăng sáng lắm..nước rằm nên nước lớn..và nước lớn đã cuốn trôi 1 em lơp 10…đến khuya thì An về…Và sáng hôm sau…quan tài chứa xác em HS lớp 10 được đặt trong sân trường..tất cả HS làm lễ tiển đưa…sau đó…nhà trường đã khiển trách các HS lớp 12..đã bơi ngang sông…để cho các em lớp 10 mắc chước..
Nhớ đền vẫn còn hoảng hồn..QUỐC..thoát chết trong gang tấc..Nhóm An bơi qua bờ phường 8 an toàn…đau lòng cho gia đình và em học sinh lớp 10… Ôi!!!! nếu cho An trở lại thời học sinh lớp 12..đi tưới cao lương…An sẽ ráng đi đường vòng qua Phước Hậu..chứ An không dám lội sông nữa.
Đã là kỹ niệm thì có vui và cũng có buồn . Câu chuyện An kể đúng là 1 kỹ niệm buồn ….!!! Rất may nhờ không biết lội nên KO chưa bao giờ đi bằng con đường này .
Trường An,
Năm trồng cao lương là năm lớp 12 của mình, lo bù đầu vào chuyện luyện thi, nay bạn kể lại mình mới biết có một em học lớp 10 chết.
Chuyện chết hụt của mình thấy xấu hổ và mắc cở không nói cho ai, thiệt là quá thiện cận. Lúc đó phải nói cho nhà trường biết, chắc không có chuyện đáng tiếc xẩy. Viết bài nầy tôi gặp chuyện buồn quá.
Một đội viên trật tự tên là Tăng Ái Xim rất hiền hòa trong bài viết mới đăng lên thì biết tin chồng cổ chết, nay nhờ TA mói biết có một em lớp 10 chết.
Cám ơn bạn cho tui biết thông tin nầy.
bAI CHIEC AO MOI cua VCP viet, NT doc thay hap dan va loi cuon qua, cac anh chi ban cung lop chac la song lai 1 thoi xua than ai that la vui qua he, chuyen ke ve 1 ky niem vui, 1 chut lo so, nhung ma song dong va hay qua, cac ban co 1 thoi hoc sinh that la vui, NT khong co duoc nhu vay, dung la cac ban co 1 thoi dang nho va 1 thoi tuoi tre de rong choi cung nhau da qua…Cam on da duoc doc bai viet cua VCP ve thoi hoc sinh… lam cho NT cung hoi ganh ti voi cac ban do nhe…. NT Snow.
Chị Tuyết Về VN rồi bao giờ trở lại Mỹ. Gần đây thấy chị tham gia đủ tiết mục trên trang nhà từ văn đến thơ. Thấy chị rất là yêu đời, tấm hình chụp cũng thấy nụ cười rạng rở. Nếu có gì vui cũng cũng chia sẽ với đệ. Nhớ đừng có quên.
Thì ra Võ văn Chín nhờ Bình lấy thông tin dùm rạch Cầu Vòng là để phục vụ cho bài viết này .Bài viết khá hay giúp cho mình nhớ lại những ngày đi lao dộng tại trại heo KHU PHƯỚC THỌ và mối tình Yến Chi -Tống Dũng lớp mình .Bạn có nhớ không ?
Mình đâu phải dân thị xã đâu biết địa danh, phải nhờ Bình và Kim Ngoc. Hai tấm hình sông Cầu Vòng là của Bình chụp. Bài nầy định viết cho kỹ yếu 79 do yêu cầu của Bình, nhưng thấy hơi dài, đăng lên đây cho Bình xem trước. Buồn quá Bình ơi, mới biết chồng của T A Xim mất. Bình không biết đâu, tui có mấý chục đội viên rất thân nhau, TAX và Việt Hoa một trong những đội viên tôi rất mến, có gặp các bạn đó cho tôi gửi lời thăm.
KO đề nghị Võ Châu Phương tìm gặp lại các bạn thân củ để họp thành : ” Đội Cờ Đỏ ” như ngày xưa , và cùng nhắc nhở về những kỹ niệm mà Đội cờ đỏ đã bắt các bạn vi phạm như thế nào ? Cũng như cách đối phó với ” Cờ đỏ ” của các bạn thời ấy ra sao ??? Không chừng đó là 1 Đề tài lý thú đấy bạn a . ( Nè , đừng có quên mời anh ĐKP ” xếp sòng ” cờ đó ngày xưa đó nhé )
Châu Phuơng,
Hồi sống ở VN thì không cảm thấy gì, chừng ra nuớc ngòai nghe ai nói tiếng Việt, gặp ai giống ng` VN ( có khi chỉ là dân châu Á) tự dưng thấy nhớ nhà “dể sợ”. Trong một lần lạc vô TPH 71, nhìn ra LM nên chị vô Chợ luôn và nhờ trang web này chị đuợc gặp lại bạn bè thất lạc, đuợc quen các bạn mới, đuợc nghe tâm tình các bạn qua những bài viết những bình luận khiến mình cũng muốn dóng góp một chút , nhưng cũng có những cây viết tài giỏi dùng tài năng của mình “chọc móc” cá nhân chị và nhiều ng` khác, khiến chị ái ngại nên rút lui đó em.
Chọc ghẹo là quyền tự do của ng` ta, chọc kiểu như PN, NT Snow, NT thiềng đức, thêm KO, hay HONG OANH, Phố Xưa khiến ng` bị chọc cảm thấy vui mà còn muốn bị chọc hòai nữa .
Còn kiểu trả thù “ngọt ngào” như anh NHA, LM thì kẻ thù chẳng ái ngại gì mà không ” nẹt” lại phải không em?
Thà vô tư “Đi chăn trâu, mặc áo mới, dể bị con gái xí gạt ” để “sống mãi trong tình thuơng mến” của mọi nguời có phải hay hơn không em?
Nguyenthilieu
Chị Liễu ơi !Em chọc chị theo kiểu nào mà không thấy chị phản ứng vậy?
Suỵt ! im ! Để yên cho chị sáng tác tiếp (LM)
PM, chọc cuời kiểu của em là không cần phải “chỉa ngón tay để thọt lét” mà ng` nghe vẫn vui và khi ngẫm nghĩ lại cũng còn muốn cuời.
Em đừng học sách của LM , nhiều khi hắn trêu chọc chị ngồi nghe “điếng… lòng”!
Hôm qua đi leo núi cao 4,000 feet so với mặtt nuớc biển, chiều về ăn một bụng Kebabs, nên mệt quá không “Đi tìm ng` thuơng” đuợc.
Sáng nay than với PN, cô ấy nói: Hôm nay là giổ ông nội của em, em đi ăn giổ cả ngày không thấy mệt , còn chị mới bổ sáu thuớc củi, gánh mấy chục thùng nuớc mà than mệt cái nổi gì ???
Nguyenthilieu
Pingback: Chau Phuong