Miểư công thần
Gọi là miểu nhưng công thần miếu là một cái đình khá lớn thuộc phường 5, nằm trên quốc lộ 57 đường từ cầu Thiềng Đức về hướng Cái Sơn. Miếu thờ 85 vị thần từ thời nhà Lê đến thời nhà Nguyễn. Theo sách sử thì miếu được xây dựng từ năm 1836, và qua nhiều thời kỳ chiến tranh đã bị phá hủy và xây cất lại, đến nay được công nhận là di tích Lịch sử -Văn hóa cấp Quốc gia (chứng nhận 1998).
Về kiến trúc, Công Thần Miếu có bốn gian: chính tẩm, võ qui, võ ca và nhà khách. Võ qui, võ ca và chính tẩm đều làm theo kiểu “tứ trụ”. Bộ giàn trò bằng danh mộc, kiên cố nhưng đơn giản. Ngôi miếu có tường gạch bao quanh, nền lót gạch, mái lợp ngói âm dương. Bên trong miếu công thần có rất nhiều hoành phi, câu đối của các làng xã gần xa tiến cúng.
Cách bày trí thờ phụng trong miếu, tương tự như cách bày trí trong một ngôi đình ở Nam Bộ. Bên ngoài còn bia lớn. Có khẩu thần công phục chế lại bằng xi măng sơn đen. Cổ vật trong miếu không nhiều, ngoại trừ 85 sắc thần còn nguyên vẹn , chỉ duy trì được sinh hoạt văn hóa truyền thống của nhân dân địa phương.
Hàng năm, Miếu có cúng 4 ngày chính: Lễ xuân tế cầu an vào rằm tháng 2 âl; lễ hạ điền vào rằm tháng 5; lễ thu tế vào rằm tháng 8 và lễ thượng điền vào rằm tháng 10 âl. Trong 4 lễ này , lễ xuấn tế là lớn nhất , có hát bội trình diễn cho đồng bào xem.
Bài ảnh Minh Chiếu
Đồ xưa nhưng để ngoài trời được
h2
súng thần công phục chế lại
h4
h5
h6
h7
Sư tử đá
CÔNG THẦN một thuở còn roi dấu,
Chiến tich Oai danh để lại đời!