TS.NGUYỄN THỊ THU HÒA; NGUỜI BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC DÒNG TRANH DÂN GIAN VIỆT

Ngày đăng: 22/09/2024 12:10:43 Chiều/ ý kiến phản hồi (0)

Tôi làm báo có tòa soạn ở Hà Nội nhưng gần 5 năm tôi mới ra thủ đô một lần, do vậy mà bạn bè ngoài này rất ít, bạn cùng sở thích lại càng hiếm. Đi chơi với anh em phóng viên được một ngày, không phải chán nhưng anh em ai cũng còn công việc ở báo, chỉ có tôi là về hưu nên thời gian còn nhiều, do vậy ở đây không ai rảnh để tiếp một ông già. Chợt nhớ đến cô Nguyễn Thị Thu Hòa, Giám đốc Bảo tàng gốm sứ Hà Nội, người mà tôi đã gặp ở TP.HCM. Hôm đó, Thu Hòa khai mạc triển lãm tranh kiếng dân gian Việt Nam ở Nhà bảo tàng Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh.

Triển lãm này quy tụ tranh kiếng ở mọi nơi, đây là một chuyến tập hợp tác phẩm lớn được Thu Hòa đứng ra tổ chức cho cuộc triển lãm tại Nhà bảo tàng Mỹ Thuật. Những nhà sưu tập tranh cũng có vài người quen biết với Bảo Tàng Gốm sứ Hà Nội. Thu Hòa tổ chức triển lãm tập trung nhằm muốn bảo tồn dòng tranh kiếng này ở sau khi phát hành tác hành sách về tranh kiếng Việt Nam song song với những tác phẩm về Mỹ thuật dân gian như tranh dân gian Kim Hoàng; Tranh dân gian Hàng Trống; Tranh dân gian Đông Hồ; Tranh dân gian Huế . . .

Nghe tôi gọi, ban đầu Thu Hòa tưởng tôi đang ở Sài Gòn nên nói, cháu đang ở Hà Nội. Khi biết tôi ra đây, liền gợi ý kêu xe đón tôi. Tôi quê mùa và lớn tuổi nhưng khả năng đặt xe công nghệ còn được, do vậy mà 40 phút sau tôi có mặt ở cà phê Hightland ở phố Tràng Tiền liền. Bảy giờ tối, vậy mà Thu Hòa vẫn còn ngồi làm việc, công việc cơ quan, công việc của ngành mỹ thuật (?) dường như đó là một đam mê.

Hai chú cháu chào hỏi nhau thì có cuộc gọi của Xuân Như, một “thầy đồ” đúng nghĩa vì nghe nói anh ấy là thư pháp gia bậc nhất đất Hà Thành và là thầy dạy thư pháp tiếng Hán ở Nhân Mỹ Học Đường danh giá

Thu Hòa và Xuân Như có mối liên kết làm việc về dòng tranh thạch bản sắp phát hành sách và triển lãm trong thời gian tới đây. Dù chỉ ngồi cà phê nhưng công việc của anh đang bề bộn nên buổi cà phê dời điểm hẹn lại về Cà phê DUNA trên đường Văn Cao gần chỗ của tôi ở và gần nhà của Xuân Như.

Tôi được xem bức Tam Thánh, Môn thần (thần giữ cửa) rất tinh xảo. Một người chuyên về tranh thạch bản cho biết, cái hay của tranh này là sử dụng được nhiều màu nên người xem tưởng như độc bản. Thu Hòa bàn với Xuân Như nên đưa tranh in thạch bản ra triển lãm ở Văn Miếu và cô sẽ ủng hộ. Tuy không có liên quan gì đến bộ môn nghệ thuật dân gian mà cô theo đuổi nhưng Thu Hòa khuyến khích nhiệt tình lắm, đúng như Lê Nhân Kiệt ở Sài Gòn nhận xét: Cô Thu Hòa chịu khó, khôn ngoan và cũng hào sảng tốt bụng với bạn bè. Ths. Nguyễn Thanh Thuận, phó chủ tịch Hội nghiên cứu lịch sử Đồng Tháp cho tôi biết, Thu Hòa chịu khó đi tìm hiểu, gặp gỡ những người có tư liệu quý về đề tài nghiên cứu nhờ vậy mà hàng loạt sách ra đời. Quyển nào cũng dày dặn, hình ảnh đẹp được giớ nghiên cứu mỹ thuật đánh giá cao. Từng làm việc chung với Thu Hòa, bạn trẻ Võ Hữu Nghị ở Đồng Tháp cho biết: “ Chị làm việc với sự cảm hứng tích cực, luôn trăn trở với nghê, làng nghề và các tập tục, các giá trị văn hóa truyền thống đang dần mai một hay chưa được chú ý đúng tầm của nó và làm cách nào góp sức lưu giữ. Đứng bên ngoài nhìn vào phán xét dễ hơn bắt tay vào thực hiện và chính vì vậy chị lao vào trải nghiệm thực tế, nghe, nhìn, chạm vào, thậm chí ăn, uống, thực hiện…như một cư dân bản địa của vùng văn hóa đó, làng nghề đó…chứ không cưỡi ngựa xem hoa để về viết (sic)

Biết tôi thích loại hình văn hóa cổ truyền, Thu Hòa rủ tôi hôm sau đi xem chèo ở CLB Đình Làng Việt trong phố Cổ. Ở đó tôi được thưởng thức một chương trình Chèo cổ với các nghệ sỹ kỳ cựu của làng Chèo, được nghe các giải thích của các nhà nghiên cứu, qua đó biết thêm về nghệ thuật chèo mà tôi ở miền Nam cả đời không có dịp biết đến.

bài và ảnh LƯƠNG MINH

 

 

HINH 4

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác