TRAO ĐỔI VỚI BÁC SĨ KHƯƠNG TRỌNG SỬU
Sau bài : vài ý kiến nhỏ về phê phê thơ : Bích Hà Xin trân trọng cảm ơn BS Sưu đã đọc và phản hồi với ý kiến chân thành và tâm huyết: “… phải biết “lắng nghe” những lời phê bình nghệ thuật. Vì vậy, vẫn phải chấp nhận có “trường văn trận bút”, nhờ đó “nghệ thuật thơ” mới có nhiều điều kiện để phát triển tốt hơn, làng thơ mới có nhiều bài thơ hay hơn, và nhiều “nhà thơ” bớt ảo tưởng đi, dám “tự soi rọi mình” một cách đúng đắn hơn và chấp nhận “bị” người khác đánh giá! Do đó tôi nghĩ nên chấp nhận tranh luận và phê bình thơ. Tuy nhiên, cũng như “kiến nghị” của người viết: “Đừng biến tranh luận thành tranh cãi, và cãi cùn. Nếu đủ sức hãy tranh luận văn minh, lịch sự và thuyết phục”, người tham gia tranh luận và phê bình thơ phải có đủ trình độ và thể hiện được tư cách để thuyết phục người khác!”. Và Bích Hà (BH) hoàn toàn đồng ý với ý kiến của BS, như BH cũng có trình bày phần trên là: “Khi góp ý không chỉ ra được cái hay, cái chưa hay cho người ta thì không có sức thuyết phục. Và khi góp ý, cần đúng lúc, đúng nơi. Có ý tốt, góp ý xây dựng thì người nghe sẽ tiếp thu, sẽ tôn trọng và cố gắng khắc phục.” Thực tế cho thấy, tâm lý, kỳ thị đâu đó vẫn tồn tại , người viết trước chê người viết sau, người trong “hội, nhóm” chê người ngoài “hội, nhóm”. Với tâm lý “ “ văn mình, vợ người”. Văn mình khi nào cũng nhất và vợ nguời bao giờ cũng đẹp hơn thế mới chết chứ ạ!
Bích Hà kể chuyện ngoài lề một chút: BH có cô bé hàng xóm qua định cư ở Mỹ cũng đã được hơn 20 năm. Khi ẻm về thăm quê nhà, BH hỏi thăm: “Em qua sống ở bển có vui không? khu đó có nhiều người Việt mình sinh sống không? Em ấy trả lời rằng: “ Dạ không, em không chọn sống khu có người Việt vì người Việt qua trước thường kỳ thị người Việt qua sau. Thực hư thế nào không biết nhưng nghe vậy cũng thoáng buồn! Nhưng thôi! “Bách nhân , bách tính”, ai sống ở đâu thấy vui là được.
Một lần nữa Bích Hà xin cảm ơn BS Khương Trọng Sửu và chúc BS luôn an lành, sức khỏe ạ!
Tôi đồng ý với chị Bích Hà là tâm lý kì thị và ganh tị khá phổ biến trong tâm tư người mình. Do đó có người dầu muốn phê bình thật lòng với ý xây dựng cũng thấy ngại, vì sợ bị hiểu lầm!
Sau khi đọc bài viết của cô Bích Hà về phê bình thơ, tôi có viết thêm một ít về đề tài này, trong đó có hình minh họa trang web. Vì trên hình minh họa có sẵn hình của cô nên khi đăng bài tôi xin phép cô được đăng luôn tấm hình minh họa đó!