DỰ LỄ HẰNG THUẬN (1) TẠI DAKLAK

Ngày đăng: 23/09/2022 07:33:28 Chiều/ ý kiến phản hồi (0)

Sáng 26/8 Nhâm Dần nhằm ngày 21/9/2022, có lẽ là ngày tốt để lễ Hằng Thuận của gia đình anh Sơn được tổ chức tại thị trấn Quảng Phú, huyện Cư M’gar, tỉnh Đaklak, một tổ chức chưa hề có trong các lễ Hằng Thuận của  Phật tử.

Anh Sơn, pháp danh Như Lực cùng vợ và các con là một gia đình tin Phật thuần thành, năng nỗ, nhiệt tình. Sau một ngày bôn ba mưu sinh, mặt trời khuất bóng, cả gia đình luân phiên duy trì thời khóa. Chính vì đức tin mãnh liệt, lễ Hằng Thuận không thể nhuốm qua lằn ranh thế tục.

Được biết, nhà gái không đồng ý tiệc cưới thuần chay và không nhận quà cưới, cậu con rễ tương lai bảo- không đồng ý thì thôi ba. Người chủ hôn phân giải cho nhà gái về hạnh phúc lâu dài của đôi trẻ.  “Làm sao hai con có thể duy trì phúc báo lâu dài khi bao sinh linh đau khổ trên bàn tiệc vì mình! Đồng tiền, quà cáp là món nợ vô hình luôn đè nặng trong tâm sau này”.

Vượt qua nếp suy nghĩ và tập quán truyền thống không phải dễ; thực hiện tinh thần nhà Phật vào tập quán, vượt qua chướng ngại sui gia như một dũng sĩ giữa trận mạc xưa nay mấy ai đủ can đảm thực hiện. Đám cưới ngoan đạo lắm thì cũng vài bàn chay lọt thỏm giữa vài chục mâm mặn là chuyện thường. Nhà đám hồi hộp xem khách mời đến có đủ sở hụi chăng…Đám cưới bình thường còn phải lo toan sốt vó huống thay toàn chay còn không nhận quà quả là chuyện hiếm.

Bản chất sáng tạo, năng động của chàng sui nhà trai thuần tín đã mở đầu một trào lưu mới cho các lễ Hằng Thuận về sau của những gia đình tin Phật.

Nhà hàng sau 2 năm xây dựng, lần đầu nhận tiệc cưới chay, chủ nhà hàng phát biểu cảm tưởng hào hứng. Trên 50 bàn toàn thực đơn được cải cách tên món ăn lạ lẫm, thế mà thực khách tỏ ra hân hoan.

***

Lễ Hằng Thuận theo nghi thức Phật giáo, được tổ chức tại chùa Phổ Quang, thị trấn Quảng Phú, huyện Cư M’gar có sự chứng minh của thầy Tâm Định trụ trì và thầy Hạnh Bích từ Nam Định bay vào. Có mặt cả Tịnh Đức chủ trang web “Người Phật Tử” ở Hà Tĩnh và một số các tỉnh xa. Nghi thức gọn nhẹ, lời đạo từ và cách hành lễ của thầy trụ trì rất là chuyên nghiệp. Thầy Hạnh Bích trao nhẫn và nói lên ý nghĩa của nhẫn cưới.

Nghi lễ Tôn giáo – tiệc chay – thực đơn- vượt qua những hủ tục và tên món kết hợp nhuần nhuyễn do tâm đạo, nỗ lực của nhà trai đưa đến thành công. Có lẽ đây là mô hình cho các lễ cưới về sau của những gia đình Phật giáo ngoan đạo.

Xin cảm ơn TT Chánh Tài, và mạnh thường quân  Cty Hán Linh đã hỗ trợ cho chuyến đi tốt đẹp

Chúc mừng gia đình Sơn-Nga kết nghĩa sui gia qua tinh thần đồng cảm, làm nền tảng đạo đức cho hai trẻ lâu dài. Chúc hai cháu hạnh phúc vững bền theo sự bền vững với niềm tin Phật pháp.

MINH MẪN 

23/9/2022

(1). Lễ hội Hằng Thuận là gì?  “Hằng” là vĩnh hằng, trường tồn; “Thuận” có nghĩa là hòa thuận, hòa thuận. Hai từ này gộp lại để chỉ cái đẹp trong mối quan hệ qua lại giữa con người với con người, hay cụ thể hơn là đạo nghĩa vợ chồng.

Lễ Hằng Thuận ban đầu là một lễ cưới, nhưng thay vì tổ chức tại nhà, nó được tổ chức trong chùa với người chủ trì lễ cưới là sư trụ trì. Nghi lễ này bắt nguồn từ tín ngưỡng của đạo Phật, đến nay, nó đã trở nên phổ biến trong cộng đồng bởi những ý nghĩa tốt đẹp của nó.

Theo nhiều nguồn tin, Nguyễn Trọng Thuật, bút danh Nam Tử, là người đầu tiên nghĩ ra nghi lễ này trong thời gian quy y cửa Phật. Thầy cho biết, ngoài những buổi thuyết pháp hay những giây phút an lạc cầu nguyện cho chúng sinh, các phật tử luôn mong muốn đời sống tâm linh của mình được củng cố hơn nữa.

Và hơn hết, việc tổ chức hôn lễ dưới sự giám sát của Đức Phật sẽ khiến đôi uyên ương cảm thấy có trách nhiệm trong đời sống vợ chồng. Như vậy, lễ cưới đầu tiên theo nghi lễ Hằng Thuận đã diễn ra tại chùa Từ Đàm, Huế.

(Nguồn web)

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác