Trạng chết thì chúa cũng băng hà

Ngày đăng: 11/12/2012 09:03:54 Chiều/ ý kiến phản hồi (7)

 

Nguyễn Quỳnh (16771748) là một danh sĩ thời Trịnh (vua Lê Hiển Tông), từng đỗ Hương cống nên còn gọi là Cống Quỳnh. Ông nổi tiếng với sự trào lộng, hài hước tạo nên nhiều giai thoại nên trong dân gian vẫn thường gọi ông là Trạng Quỳnh dù ông không đỗ Trang Nguyên

Ông còn có tên Thưởng, hiệu Ôn Như, thụy Điệp Hiên, quê tại làng Bột Thượng, xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Thân sinh ông là ông Nguyễn Bổng và bà Nguyễn Thị Hương.

Thuở nhỏ, ông học với ông nội và cha (vốn là giám sinh ở Quốc Tử Giám). Năm 1696, Quỳnh thi đỗ Giải nguyên, nhưng đi thi Hội nhiều lần bị hỏng.

Về sau, triều đình bổ nhậm ông làm giáo thụ các huyện Thạch Thất, Phúc Lộc (Sơn Tây), tiếp đến làm huấn đạo phủ Phụng Thiên ở kinh thành Thăng Long. Năm 1718, đỗ khoa Sỹ vọng được bổ làm tri phủ Thái Bình, rồi về làm Viên ngoại lang ở Bộ Lễ; sau bị giáng xuống chức Tu soạn ở Viện Hàn lâm.

Tuy không đỗ cao, Quỳnh vẫn nổi tiếng là người học hành xuất sắc. Đương thời đã có câu “Nguyễn Quỳnh, Nguyễn Nham, thiên hạ vô tam”(nghĩa là thiên hạ không có người thứ ba giỏi như hai ông).

Sách “Nam Thiên lịch đại tư lược sử” đã nhận xét về ông: “… Nguyễn Quỳnh văn chương nổi tiếng ở đời, nói năng kinh người, thạo quốc âm, giỏi hài hước…”.

Tác phẩm còn lại của Nguyễn Quỳnh, gồm một số bài ký, văn tế mẹ, văn khóc em (vốn tài hoa, nhưng chết yều ở tuổi 14) và hai bài phú chép trong tập “Lịch triều danh phú”. Lịch triều danh phú là tuyển tập của các danh sĩ thời bấy giờ, tất cả đều đỗ đại khoa, chỉ có hai người đỗ Hương cống là Nguyễn Quỳnh và Đặng Trần Côn.

Do tính cách trào phúng nên dân gian thường đồng hóa ông vào nhân vật Trạng Quỳnh – một ông Trạng dân gian nổi tiếng với tính trào lộng. Và những truyện về ông đã tạo ra một châm ngôn nổi tiếng cho đời sau: “Trạng chết thì Chúa cũng băng hà”.

Có truyện viết rằng:

 

Nổi tiếng là người thông thái, hiểu rộng, biết nhiều, nhưng Quỳnh ngán chuyện cử nghiệp. Mỗi lần triều đình mở khoa thi, nhiều người giục chàng lều chõng ứng thí, chàng đều gạt phăng nói sang chuyện khác.

Lần ấy, vì nể ý thầy học, lời khuyên của bạn bè dân làng, Quỳnh đành đi thi cho phải phép. Năm đó, nhà Chúa mừng sinh được con trai, các quan trường bèn nảy ra ý nịnh hót chúa, bàn nhau ra đề thì nói về điềm lành của đất nước.

Đoán được ý ấy, Quỳnh nghĩ ra cách làm một bài văn phải hàm được hai nghĩa: bề ngoài, đọc lên nghe như lời ca ngợi công đức của Chúa và sự an vui của mọi người, nhưng ẩn ý của nó lại là một sự phủ định. Trong bài văn ấy có hai câu khái quát hiện trạng đất nước như sau:

 “ Quan tắc cổ, dân tắc cổ, đái hàm quan Nghiêu Thuấn chi dân”.

(Nghĩa là: Quan cũng theo phép xưa, dân cũng theo phép xưa, đội ơn quan, dân được sống đời Nghiêu Thuấn) và đối lại:

“ Thượng ung tai, hạ ung tai, ỷ đầu lai Đường Ngu chi đức”.

(nghĩa là: Trên cũng vui thay, dưới cũng vui thay, dựa vào đám đầu lại có đức độ thời Đường Ngu)

Mới nghe đọc lần đầu, Chúa Trịnh đã khen:

Hay quá! Xứng đáng cho giải nhất!

Quan chủ khảo liền đứng lên tâu với Chúa:

– Khải Chúa! Trong hai câu ấy, thần thấy có cái ẩn ý không thuận.

– Quan thật đa nghi quá. Ca tụng công đức của Chúa như vậy mà còn gì không thuận?
– Khải Chúa, cứ theo cái nghĩa chữ Hán thì hai câu ấy đúng là hay thật, nhưng Quỳnh là loại thâm nho, từng đã dùng chữ nghĩa chơi khâm nhiều người, và chắc hắn không bao giờ bằng lòng thứ văn chương một nghĩa. Theo sự hiểu biết cạn hẹp của thần, thì hai câu ấy xướng theo nghĩa đồng âm trực tiếp nghe ra ngại lắm, không dám đọc lên để chúa thưởng lãm.

– Ta cho phép, quan cứ nói.

– Khải Chúa, nếu vậy thì thần xin thưa. Hai câu ấy có dụng ý phỉ báng, táo tợn. Nếu đọc theo kiểu nôm thì rõ là câu chửi tục.

– Chửi tục không sao, nhà ngươi cứ trình bày ta nghe thử!

– Vậy thần xin mạo muội thưa: “Quan tắc cổ, dân tắc cổ” có nghĩa là “trên cũng câm, dưới cũng câm”, thưa tắc cổ là câm không dám nói đấy ạ! Còn “đái hàm quan Ngiêu Thuấn chi dân” tức là “đái vào hàm bọn quan dám bảo rằng dân chúng đang sống dưới thời Nghiêu Thuấn”.

– Nếu quả vậy thì Quỳnh láo thật!

– Khải Chúa, chưa hết đâu. Câu sau này còn hàm ý báng bổ tệ hại hơn. “Thượng ung tai, hạ ung tai” có nghĩa là “đứa trên thối tai, đứa dưới cũng thối tai”, là cả trên dưới, ai ai cũng là một lũ điếc đấy ạ. Vì điếc hết nên không biết rằng “ỷ đâu lai Đường ngu chi sĩ” nghĩa là “ỉa vào đầu lũ nha dám bảo rằng kẻ sĩ đang mở mặt giữa đời Đường Ngu”.

Lời kết :Với ĐKP thì hạ bế thượng tỏa !

Đinh Kim Phúc

 

Có 7 bình luận về Trạng chết thì chúa cũng băng hà

  1. Nguyễn Văn Lần nói:

    Cảm ơn bạn trẻ ĐKP đã cung cấp những tư liệu lịch sử quý báu cho đám hơi già như tụi tui. Đọc tiêu đề bài viết là biết ngay của ĐKP chứ không ai. Có gì mới nhớ cung cấp thêm cho bạn bè gần xa với nhé ! Món lịch sử nầy tui không hay mà đám học trò mình còn tệ hơn !

  2. Phương Mai nói:

    Cả Lần chớ nhẹ dạ tin ĐKP, những  chuyện hắn  kể phải coi kỹ, coi chừng hắn gài bẫy mình đó! Muốn chắc ăn hãy rủ hắn uống cà phê rồi hỏi lại:” Ê! ông có ý gì khác không?”Sau đó hẳn khen!.

  3. Phong Tâm nói:

    Đa số học trò thời nây kiến thức về lịch sử nhà thật tệ hại, phải chi những người thông hiểu như Đinh Kim Phúc cò mặt khắp mọi nơi thì phúc lớn cho ” Nhà” mình.

  4. Đinh Kim Phúc nói:

    Sinh ra ta là cha mẹ ta, nhưng hiểu ta chỉ mình PM, cho nên con gái lớn của ta tên: Phương Mai!

    • KiềuOanh nói:

      Chứ không phải ngày xưa đi học anh ĐKP rất “ấn tượng” với cái tên MAI ? kha`kha`kha` …..chỉ có một mình KO mới biết được “tâm sự”này của anh ĐKP , có phải không anh ?

      Hình như anh ĐKP là cháu mấy mươi đời của Trạng Quỳnh , có phải ?

  5. Nguyễntuyết nói:

    Phải nói ĐKP kể những câu chuyện thật độc đáo , đừng nói tại  bạn có cái dzen giống  Trạng nhé . Con gái lớn tên PM , chuyện khó tin nhưng có thật ! hì hì hì ! có giỏi thì qua đây tính sổ !!??

  6. PhươngNga nói:

    ĐKP nhớ câu nầy không, “Con là nợ, vợ là oan gia”. Chắc ĐKP thiếu nợ Phương Mai ấp lút chớ gì?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác