CHÂN DUNG KỶ NIÊM
Hồi đó, tôi đến thăm nhà người em họ ở BếnTre, nhà em mới cất, trang trí nội thất phong cách mới lạ .Bỗng tôi ngạc nhiên khi nhìn thấy bức ảnh to rất đẹp , hình một cô gái treo trước phòng em. Tồi hỏi ca sĩ nào đẹp vậy, mà hơi có nét giống em. Em cười, nói ” em đó chị, chụp chân dung là đẹp vậy đó. Em lên Sài Gòn chup, cũng mắc tiền lắm ”
Ngày đó, hoàn cảnh đời tôi cũng mang nhiều nổi đa đoan, muộn phiền. Buồn. Tôi phá cách bắt chước em chụp hình. Tôi cũng lên Sài Gòn đươc chủ tiệm trang điểm, tạo dáng rồi nón giày đủ thứ. Bấm máy hơn trăm lần, cuối cùng tôi có đươc một abum hình nhỏ và một ảnh chân dung lớn. Về nhà, hai đứa con tôi xem hình rồi nói ” không giống má “.
Tôi ờ ..tiếng nhẹ, rồi cất úp tấm hình đó trên đầu tủ áo. Vài hôm sau, ba tụi nó hỏi ” Má nó tính coi treo ở đâu “. Tôi nói: thôi, để tôi đem về nhà má tui, tui treo !
Năm đó tôi 40 tuổi..
Còn bây giờ đây, trước mắt tôi là một Chân dung kỷ niệm Một chân dung không mang sắc màu hội họa mà cảm đươc hương nồng nàn của thời gian và màu xanh trong không gian . Bài thơ của anh Zulu DC Tôi sẽ đọc từng câu thơ yêu thương của anh dành cho người anh thương
Dáng xưa nhuộm trắng từng chân tóc/ Nhan sắc theo máu chảy vào tim
Những câu từ yêu thương, trân trọng bởi những điều chân thật
Hỏi má hồng nhan sao má mặn/ Hỏi khi tù ngục nhớ ai tìm
Khi người đàn bà được yêu, là người yêu. Được làm vợ thì là vợ Nhưng khi họ sinh cho anh những đứa con thì người đàn bà lên ngôi với thiên chức là mẹ, là má. Thì đây, trong suốt bài thơ tác giả đã dùng hơn mười từ MÁ để lâp đi lập lại. Như đến hẹn lại lên, như trăng đêm rằm tỏ sáng, để má là trăng hay trăng cùng má. Anh nâng niu quá khứ và tâm hồn, mối tình năm xưa ngời ngời sáng dù trong gian khổ
Chân dung nầy để ta tăng má/ Để nhớ ngày xưa má với trăng /Những chuyến tàu đêm người chật nức/ Má đến thăm ta… giữa chốn rừng thiên
Vậy thì ta cũng không ngạc nhiên gì khi tác giả nhận lấy giai đoạn đời mình khi đang trong nổi đau, khát vọng và có cả sự cứu rỗi .Anh viết:
Má cũng như hoa, má má thơm/ Trại tù ta với vầng trăng khuyết/ Bứt sợi tóc mai má quấn lên/ Trên ngón tay ta thành nhẫn cưới
Trong lý thuyết nhà Phật người giàu có nhất không phải là người cái gì cũng có mà là bằng lòng với cái mình đang có. Trong khổ thơ thứ 4 , tôi xem đây là một điệp khúc của bài thơ . Một hạnh phúc đẹp không gì đẹp hơn
Phụ dâu có hai hàng chuối/ Phụ rể có hàng mướp thơm/ Dế mèn trỗi nhạc , ừ xôm tụ/ Có đám cưới nào đẹp hơn
Rồi một lần, thêm một lần nữa, lời cảm ơn với thời gian đươc mở ra, quá khứ, hiện tại, tương lai được nối liền nhau bởi tình yêu và sự thống nhứt giữa nỗi đau và niềm yêu sống
Cảm ơn hoa tưới lòng ta thắm /Má thức từng đêm đánh cá cuộc đời /Má thức từng đêm dấu chuyện tương lai/ Có chi nơi người tù cải tạo
Thơ ca cũng lạ kỳ thật. Nói không là để có, cố quên là nhớ thêm hơn. Những điều nghịch lý là chân lý. Thì những câu hỏi trong thơ anh cho ta thấy điều khẳng định và ghi nhận một tình yêu miên viễn
Để má cùng đi với tháng năm dài
Dẫu cho dù có vướng vào nỗi đau đời to lớn của dân tộc, của đất nước trước dòng thời gian trôi chảy, thì Chân dung kỷ niệm đã là bài thơ hay , một hoài niệm nâng niu cuộc tình đươc tác giả cất trong tim để vẽ lên một chân dung trân quí và sang trọng
LƯƠNG NGUYỆT HỒNG.
———————————————————————-
CHÂN DUNG KỶ NIỆM
Dáng xưa nhuộm trắng từng chân tóc
Nhan sắc theo máu chảy vào tim
Hỏi má hồng nhan – sao má mặn
Hỏi khi tù ngục – nhớ ai tìm
.
Chân dung nầy để ta tặng má
Để nhớ ngày xưa má với trăng
Những chuyến tàu đêm người chật ních
Má đến thăm ta giữa chốn rừng thiêng
.
Má cũng như hoa – má má thơm
Trại tù ta với vầng trăng khuyết
Bứt sợi tóc mai má quấn lên
Trên ngón tay ta thành nhẫn cưới
Phụ dâu có hai hàng chuối
Phụ rể có giàn mướp thơm
Dế mèn trỗi nhạc – ừ xôm tụ
Có đám cưới nào đẹp hơn.
.
Cám ơn hoa tưới lòng ta thắm
Má thức từng đêm đánh cá cuộc đời
Má thức từng đêm giấu chuyện tương lai
Có chi nơi người tù cải tạo
Để má cùng đi với tháng năm dài