TRƯỜNG PHÁI YOGA NGUYỄN KHẮC VIỆN

Ngày đăng: 3/06/2021 08:10:00 Sáng/ ý kiến phản hồi (0)

Năm 2009, tôi đi Sài Gòn dự lớp huấn luyện Yoga do Sở Văn Hóa TDTT và Du lịch TPHCM tổ chức. Người dạy Phương thức tập yoga đầu tiên của tôi là cô Lê Thi Ái Liên. Cô là học trò của BS Nguyễn Khắc Viện

Ông Nguyễn khắc Viện là nhà báo, là bác sĩ. Ông sống đến ngoài 80 tuổi, dù đã mổ 7 lần, cắt bỏ 8 xương sườn, mất đi hơn 1 lá phổi.

Bốn mươi năm bệnh tật mà nhiều năm nghiên cứu sách báo, sản xuất hàng chục bộ phim. Tổ chức 2 phong trào luyện tập dinh dưỡng và đá cầu. Về hưu, sáng lập trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ em

BÍ QUYẾT ĐỂ KHỎE

1 .Ở chân tay

Tất cả các vận động đều có sự phối hợp chân, lưng, tay

Tạo nên sức mạnh cũng có sự phối hợp của chân , lưng , tay

Ví dụ : thao tác của người thợ rèn cầm búa đập thanh săt

Hành động tát nước bằng gào

Đánh booc

Múa xiếc

Đánh bóng bàn

( tất cả đều vào thế chân cứng chân mềm và cơ xoay )

2 .Biết thở

Mệt mà lấy hơi thở phần trên là kém lắm

Phần trên: ngực, vai, lưng là phần cứng ( xương )

Phần dưới ngực xuống bụng là phần mềm, trươc là sụn, cơ bắp, thở và hô hấp, chủ yếu là cơ hoành

PHẦN TRÊN LÀ THỨ YẾU. CHÚNG TA THƯỜNG TẬP THỞ PHẦN THỨ YẾU, BỎ QUÊN PHẦN CHỦ YẾU

Tất cả những chức năng bên trong của nội tạng con người dùng hệ cơ hoành tác động lên, đở vị thuốc trợ phổi, trợ tiêu hóa, trợ tim, sinh đẻ dễ dàng

Khi strees, thần kinh căng thẳng, não căng lên , nhịp thở rối. Khi nhịp thở đều êm thì não yên, huyết áp ổn

3 . Biết tĩnh ” mặt Phật ung dung “

Khi thần kinh căng thẳng, trương lực cơ bắp căng lên, cổ cứng, tay chân tê cứng. Nên ta phải biết thả lỏng, thả mềm cơ bắp gọi là thư giãn, tinh thần thư thái, xua tan buồn phiền

  1. Biết kết hợp động tỉnh, nội ngoại

Ví dụ : lúc múa = luyện lực ( cơ bắp ) ngoại công

Luyện thở = luyện ý ( nội công)

Thư giãn cơ bắp sẽ giảm strees lên thần kinh. Thư giãn cơ mặt giúp thần kinh ổn định ( đi chùa, huyết áp xuống, dạ dày cũng bớt đau. Đóng cửa 1 nhà chùa phải xây thêm bệnh viện vì không có nơi cho người ta thư giãn )

  1. Tập kết hợp nội ngoại đều quan trọng như nhau

* Thời tiền công nghiệp : con người chưa có máy móc, người ta phải khuân vác hàng chục hàng trăm kg

* Thời công nghiệp : con người biết sử dụng , điều khiển máy nên vấn đề không phải là vai u , bắp thịt, không dùng sức mà dùng độ chính xác

6 . Nhanh nhẹn, bình tĩnh, thần kinh vững

* Tay con người phải chính xác và tinh tế. Tất cả nghệ thuật nằm trong 2 bàn tay, cổ tay, ngón tay

*Bắt nhịp cứng mềm. Đó là nhịp điệu vận động, bắt đúng nhịp sẽ có hiệu suất cao, tiết kiệm sức. Trái nhịp điệu sẽ không có hiệu quả

Ví dụ : chị gánh nước có 2 nhịp. Nhịp con người và nhịp đòn gánh. Khi đúng nhịp thì cảm nhận rất nhẹ.

Tương tự như chèo thuyền, người chạy xe đạp..v…v…

Trong chương trình Thành phố hôm nay, có dành 1 buổi phỏng vấn cô Ái Liên, học trò của ông N.K.V . Cô nói : ” NKV tìm phương pháp rút ra từ yoga, phù hợp với người Việt. Cách thở ra là chính và thường dùng lối thở nghịch để tác động mãnh liệt vào nội tạng và nội tiết. Pha động chuẩn bị cho pha tỉnh. Pha tỉnh chủ động, quyết định, là chủ lực Cách hít thở này tạo sức chịu đựng và tăng sức đề kháng ”

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngoc có viết trong 1 bài báo ” phương pháp thở của NKV là 1 sự tổng hợp của khí công , thiền , yoga, dưỡng sinh của Đông phương từ ngàn xưa, được nhìn bằng sinh lý học hô hấp hiện đại của 1 người thầy thuốc ”

Còn tôi , tôi đến với bộ môn yoga đầu tiên là yoga NGUYỄN KHẮC VIỆN. Thật là dễ hiểu nhẹ nhàng, gần gủi với người Việt Nam. Ông có 1 bài vè nỗi tiếng và dễ nhớ

Thót bụng thở ra

Phình bụng hít vào

Hai vai bất động

Chân tay thả lỏng

Êm chậm đều sâu

Mặt Phật ung dung

Tập trung theo dõi

Luồng ra luồng vào

Bình thường qua mũi

Lúc gấp qua mồm

Đứng ngồi hay nằm

Ở đâu cũng được

Lúc nào cũng được

LƯƠNG NGUYỆT HỒNG

( nghiên cứu và biên soạn )

                                                                        HLV Yoga Lê Thị Ái Liên (2009)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác