CHINH PHỤC LANG BIANG
Nghe đến chinh phục Lang Biang, cứ ngỡ là phải bò lên ngọc núi cao 2.167 mét. Nhưng không, nhà thám hiểm leo lên “Nóc nhà Lâm Đồng” chỉ cần sức khỏe trung bình và có trong túi chút đỉnh tiền là có thể toại nguyện.
Từ TP. Đà Lạt đến chân đỉnh Lang Biang có khoảng cách 12 cây số. Nếu bạn muốn đi xe buýt cũng được, nhưng tốt nhất là thuê xe gắn máy tại Đà Lạt đèo theo một người là hay nhất. Xe máy ở Đà Lạt cho thuê với giá khá mềm: 80 ngàn đồng một ngày. Từ Đà Lạt đến Lang Biang, khách vừa đi vừa ngắm cảnh mất tối đa 40 phút. Đến chân núi Lang Biang, thấy người leo núi đông như ngày hội, hàng trăm xe khách nối đuôi nha hội tụ về.
Xa xa, nhìn lên phía trên đã thất người người lô nhô trên núi. Ở sườn núi, đơn vị quản lý khu du lịch cũng biết cách trình bày, đặt vào đó chữ Lang Biang khá lớn để khách chụp hình lưu niệm. Do chỉ có xe chuyên dụng của khu du lịch Lang Biang mới có đủ “trình độ” leo núi nên các xe tải, xe du lịch đều đậu tại bến và du khách phải mua vé xe jeep chở được tối đa 7 người, đi và về hết 210.000 đồng, kể ra cũng không đắt. Có điều những ngày lễ khách đông quá, người chờ xe kín cả khu vực nhà nghỉ chân. Những du khách thanh niên và trẻ em gtrong khi chờ đợi thường leo lên sườn núi chụp ảnh làm kỷ niệm. Ở đây cũng có các “anh nài” cho thuê ngựa để chụp hình hoạc cho thuê chạy vòng thảo nguyên. Ai thích thì lên yên với đồ phụ tùng như súng cao su, nón rộng vành, áo khoát trông giống như cao bồi vùng Texas(Mỹ).
Xe jeep được các tài xế chuyên nghiệp lái lên đỉnh cao với tốc độ khá nhanh. Khi cua qua các đèo dốc, xe lên và xe xuống qua mặt làm cho du khách đứng tim, thích hợp với những người ưa cảm giác mạnh.
Trên đỉnh núi, không khí lạnh nhiều hơn ở Đà Lạt, khách có thể vào quán uống ly ca phe nóng hay mua một vài xiên thịt nướng để nhấm nháp. Có người còn bỏ sẳn trong túi khoác một chai rượu Rum để sưởi ấm lòng trong thời gian ngắm cảnh. Ở đây, với độ cao hơn 2.100 mét so với mực nước biển, khách có thể nhìn thấy toàn cảnh thành phố Đà lạt từ xa, nào con sông Dankia uốn lượn, rừng thong phủ sương mờ…Ở đây cómột dịch vụ của người K’ho cũng dễ thương là đặt trên đỉnh hai bức tương gỗ vợ chồng người dân tộc. Ông chồng xách rựa, mang trên vai một con khỉ. Người vợ đèo con cầm bầu rượu cho chồng đang hướng về cõi xa xăm. Khách đứng chụp hình mỗi lần, chủ nhân chỉ lấy 3.000 đồng, khách chụp nhiều kiễu rả bao nhiêu cũng được, anh chỉ cười. Phía sau nhà hàng Lang Biang là một bãi đất trống có nhiều người bán đồ lưu niệm giống như một chợ trời ở Sài Gòn, phần lớn là giỏ, sắc tay bằng vải thổ cẩm do chính tay người dân tộc đan. Không như những điểm bán hàng thổ cẩm ở những nơi khác, tại đây, người dân tộc đan cho du khách xem và thường bán luôn những sản phẩm mà họ làm, nên được nhiều người xem và mua làm quà.
45 phút tham quan trôi qua, cũng đủ biết cái lạnh cjực kỳ ở trên ngọn núi cao nhất Đà Lạt, chiếc xe jeep đưa khách lên giờ đã đến lúc rước khách xuống núi. Bác tài xế cho biết, quãng đường leo núi dài hơn 6 cây số, nhưng xe chạy chỉ mất 12 phút. Trên đường thĩnh thoảng chúng tôi thấy từng đoàn khách Tây vác ba lô đi bộ lên đỉnh. Họ đích thị là người chinh phục đỉnh Lang Biang.
Lương Minh