DU LỊCH CÀ MAU CÓ GÌ LẠ?
Ở TP. HCM mỗi khi được nghỉ lễ dà ngày người ta thích đi du lịch. Những điểm du lịch được nhắm đến thường là Đà Lạt, Vũng Tàu, Nha Trang hoạc sang hơn là Huế, Vịnh Hạ Long- di sản thế giới. Vậy mà mới đây khi đề cập đến đi chơi, anh Chánh, kỹ sư lâm nghiệp bạn tôi đề nghị đi Cà Mau vì nơi đó có nhiều điều mới mà nơi khác không có được.
Nói đế đi du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (D(BSCL) nhóm bạn tôi cho biết tỉnh nào cũng na ná giống nhau với các khu du lịch sinh thái, sông nước, vườn cây trái, sân chim, vườn thú, lễ hội…Tuy nhiên, mỗi địa phương vẫn có những khung cảnh và tập tục khác nhau.
Hòn Đá Bạc ở huyện Trần văn Thời Cà mau.
Chẳng hạn, đi lễ hội Nghinh Ông ở Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời) không phải bao giờ cũng đi được. Phải đúng rằm tháng 2 âm lịch, từ Cà Mau đến đây dài hơn 55 cây số, rồi đi tiếp ra biển. Cần ghi nhận rằng đi du lịch đường càng xa thì càng hấp dẫn, như chuyện đi câu cá ở rừng U Minh : hay việc đến sân chim Công viên Văn hóa Cà Mau để xem chim bay về tổ. Ở các danh lam thắng cảnh khác khi nào xem cũng được, còn với loài chim nơi đây thì phải đến đúng thời khắc nó bay về và đứng từ xa xem bằng ống nhòm, bằng máy ảnh ống kính lớn chụp hình được những chim lạ to hơn và màu sắc đa dạng hơn chim ở các tỉnh khác.
Về U Minh Hạ, khu rừng được gọi là Vồ Dơi, anh Trần Xuân Trường, Trưởng phòng Di lịch Sở Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch Cà Mau cho biết rừng này có rất nhiều động vật, thực vật quý hiếm. Chỉ riêng động vật như thú hoang đã có đến hơn 30 loài, chim có đến hơn 70 loài, loài bò sát có 16 loài, trong đó có nhiều loài nắm trong sách đỏ nhưcon tê tê, rắn hổ mang chúa, rùa răng, trăn gầm…Ở đây còn có nhiều mật ong và cá đồng, thu hút nhiều người mê câu ở TP. HCM trổ tài.
Anh Chánh không câu cá, anh lấy ồng nhòm leo lên vọng lâm đài quan sát. Hình như những hình ảnh quan sát trên đài cao không làm anh thỏa màn. Cùng với nhân viên phục vụ, anh vào trong rừng bằng chiếc xuồng nhỏ để len vào những con rạch có dòng nước nâu đỏ ngắm bông tràm, xem cá đồng bơi lội, và thích nhất là nghe trên không trung tiếng chim gọi nhau đi tìm thức ăn ; thưởng thức các món ngon cửa rừng nhắm với rươu trắng pha mật ong rừng chính hiệu có vị ngọt thanh làm cho thực khách say lúc nào không biết.
Từ rừng đặc dụng Vồ Dơi đến Hòa Đá Bạc là cụm đảo liền kề gồm : hòn Ông Ngộ, hòn Trọi và hòn Đá Bạc- nơi diễn ra và kết thúc chuyên án CM12. Hòn Đá Bạc rộng hơn 6 ha, nơi cao nhất là 50m so với mặt nước biển, cách cửa biển Kinh Hòn chừng 700m, nơi gần nhất chưa đầy 200m. Nơi đây có hàng chục chiếc vỏ lãi gắn máy túc trực sẽ đưa khách ra đảo. Chung quanh Hòn Đá Bạc là vô số những viên đá granit chồng chất nhau tạo nên những sân tiên, giếng Tiên, bàn chân Tiên, bàn tay Năm Ngón trông rất đẹp mắt. Trên đỉnh đối diện là đền Cá Ông, nơi đó có thờ bộ xương cá voi lớn.
Đến rừng U Minh và đi thăm Hòn Đá Bạc, những địa danh khác mà không tới Đất Mũi- Vườn Quốc Gia Mũi Cà Mau cùng với vườn Quốc gia U Minh Hạ được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới…thì chưa phải là du kịch Cà Mau. Đến nơi đay được ngắm mặt trời mọc trên biển Đông sự ẩn hiện của ráng chiều ở biển Tây để ghi lại nhiều ảnh đẹp giữa trời, biển bao la, khám phá sự huyền bí, hoang dã, đa dạng của rừng…mới cảm hết nét đẹp của thiên nhiên, về « bức tranh du lịch Cà Mau » vẫn được bảo tồn nguyên giá trị luôn tạo cảm xúc say mê khi mọi người tới chiêm ngưỡng.
Lương Minh
H2
H3
H4
*** Hình ảnh: Phú Thạnh