VỀ MIỀN TÂY TRONG MÙA NƯỚC NỔI
Vừa qua, tạp chí Quán Văn đã tổ chức cho các nhà văn, nhà thơ đi về Miền Tây thăm mùa nước nổi, Lương Minh cũng được đi trong chuyến này. Tổng số thành viên đi trong đoàn là 50 người ở cà 3 miền Bắc Trung Nam, lịch trình đi khởi hành từ Sa Đéc, Long Xuyên tối ngủ ở Châu Đốc. Hôm sau đi thăm làng Chăm , thăm rừng tram Trà Sư rồi về lại Cần Thơ. Ngày thứ ba đi dạo chơi Trà Vinh với các chùa Khmer, Ao Bà Om, Bảo tàng Văn Hóa Dân tộc Khơ Mer và qua Bến Tre. Tại xứ dừa này đoàn được đi Ba Tri thăm quê hương cụ đồ Nguyễn Đình Chiểu, thăm nhà thờ La Mã, của người Công Giáo và người luơng có lòng tin . Các nhà văn còn được đi các cồn Long- Lân- Qui xem sinh hoạt của người dân, đặc biệt là cồn Phụng – thánh địa của đạo Dừa thuở trước. Chuyến du lịch kết thúc sau 5 ngày được nhà văn Đặng Châu Long tường thuật nhanh sau đây. (LM)
Lại một lần cùng hẹn nhau về miền Tây thăm mùa nước nổi. Đó chỉ là cái cớ để tất cả cùng nhau lên đường. Những khoảng thời gian trên xe được mọi người sử dụng không bỏ phí để thỏa vui cùng nhau. Năm nay, số lượng thân hữu tăng cao, Mỹ Lệ phải đăng ký hai xe để thỏa mãn nhu cầu cho tất cả: Vợ chồng anh Nguyên Minh, Vợ chồng anh Thân Trọng Minh, Vợ chồng Nguyễn Minh Nữu, Vợ chồng Đoàn Văn Khánh, Vợ chồng Vũ Trọng Quang, Vợ chồng Nguyễn Đức Minh, Vợ chồng Nguyễn Sông Ba, Vợ chồng Ngô thị Mỹ Lệ, Vợ chồng Nguyên Cẩn, Vợ chồng Đặng Châu Long, Vợ chồng Trương văn Dân&Elena, Vợ chồng Đoàn Đình Thạch, Vợ chồng Phạm Ngọc Phú, Vợ chồng Nguyên Tâm, Vợ chồng Nguyễn An Bình, Vợ chồng anh Hiền, Đỗ Hồng Ngọc, Châu Văn Thuận, Lê Ký Thương, Lương Minh, Hoàng Kim Oanh, Nguyễn Thị Tịnh Thy, Trịnh Bửu Hoài, Nguyễn Châu, Ban Mai, Quách Mạnh Kha, Vũ Ngọc Tiến, Tiết Hùng Thái, Hồ Sĩ Bình, Phan Trang Hy, Quang Đặng, Hoài Huyền Thanh, Dung Thị Vân, Mã Lam, Trần Thị Trúc Hạ.
Tôi chỉ xem số lượng anh em, số lượng cặp vợ chồng cùng đi để biết tình thân của nhau kỳ này có gì hơn kỳ trước. Còn nhớ cách nay bốn năm, dường như chỉ có vợ chồng tôi, vợ chồng Trương văn Dân&Elena là hai cặp thường xuyên tham dự sinh hoạt chung. Đến năm ngoái đã có mười cặp và năm nay là mười sáu cặp. Có người hỏi hôm nay chúng ta đi đâu? Tôi cười đáp đi dâu cũng xong khi ta có mặt cùng nhau. Hỏi anh Dân thì anh cũng mù tịt như tôi. Hình như đó là….chân lý. Chúng ta tìm nhau và chẳng tìm đâu. Nơi nào còn có nhau là đủ ấm tình.
Chúng tôi đã gặp những người bạn văn trên con đường thiên lý, sẵn sàng vì nhau thay đổi chương trình để không làm mất niềm mong của các bạn. Hẹn các bạn cùng anh Trịnh Bửu Hoài, trễ giờ vì lộ trình trắc trở, các bạn vẫn vui chờ. Trở về hẹn với Cần Thơ, trễ hai tiếng các bạn vẫn vui đợi. Cám ơn những người bạn chân tình.
Nhóm các bạn thuở thiếu niên cùng trường, cùng một đam mê văn chương một thời Ý Thức nửa thế kỷ xưa, nay đã bạc đầu vẫn đùa như thuở ấy và quan tâm nhau từ miếng ăn giấc ngủ. Dọc đường từ Châu Đốc về, anh Le Ký Thương hơi khó chịu, hai anh bạn Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc và Thân Trọng Minh cùng anh Châu văn Thuận đã lập tức tách đoàn trong đêm thuê xe taxi vào thị trấn tìm gặp người bạn thân cũng là bác sĩ để chăm anh. Nhìn các anh tôi thật ngưỡng mộ tình bạn vượt thời gian. Sau một đêm, các anh lại nhập đoàn để tiếp tục chuyến hành trình yêu thương còn bỏ dở trong sự vui mừng của tất cả mọi thành viên.
Những nơi chúng tôi đến, là những nơi bình dị. Rừng Tràm Trà Sư với thảm bèo tấm trải rộng ngút ngàn trong mùa nước nổi, Thỉnh thoảng những chú chim chân sáo tung tăng bước trên bèo tấm lững lờ lay động trên nước theo từng bước chân di. Trà Sư sẽ mất đi sinh khí nếu thiếu bèo tấm và cư dân chim như những điểm xuyết cánh hoa cho khu rừng đơn điệu tràm nghiêng ngã theo dập duyền con sóng nước lay động theo mái chèo khua.
Nếu lần ghé thăm nhà cổ Huỳnh Phú Lễ, nơi người tình của nhà văn Marguerite Duras từng sống là để thỏa sự tò mò, thỉ những Ao Bà Om, chùa Âng, Bảo tàng văn hoá Khmer, chùa Hang… như một sự tìm về cổ tích để khơi dậy một thời cổ tích gồm đủ đau thương cùng nổi tang thương. Đoàn ghé thăm lăng mộ Nguyễn Đình Chiểu. Khu di tích đã rộng mở nhiều nhưng không ngăn chúng tôi bùi ngùi tìm thấy cảnh cũ người xưa nơi chốn cổ mộ cùng nhà thờ đơn sơ nhưng dường như tinh anh còn mãi tụ nơi đây. Nhìn Ban Mai và Phan Trang Hy kính cẩn quỳ gối trước mộ cụ đồ xưa Nguyễn Đình Chiểu, lòng tôi bỗng dâng lên niềm xúc động nhớ khí tiết xưa của một thầy mù lòa nhưng lòng yêu non nước sáng trưng:
Thà đui mà giữ đạo nhà
Còn hơn có mắt ông cha không thờ
Dầu đui mà khỏi danh nhơ
Còn hơn có mắt ăn dơ tanh rình
Dầu đui mà đặng trọn mình
Còn hơn có mắt đổi hình tóc râu
Sang chi theo thói tha cầu
Dọc ngang chẳng đoái trên đầu có ai
Sáng chi đắm sắc tham tài
Lung lòng nhân dục mang tai họa trời
Sáng chi sàm nịnh theo đòi
Nay vinh mai nhục mang lời thị phi
(Nguyễn Đình Chiểu, Thà Đui)
Đoàn còn tiếc một điều, khi đi sắp đến mộ Phan Thanh Giản và Võ Trường Toản, cách khoảng 4 cây số đã bị bảng báo hạn chế tải trọng trên 8 tấn, cả hai đường vào. May mắn có vợ chồng anh Thân Trọng Minh cùng các bạn Tịnh Thy, Ban Mai đại diện mướn xe gắn máy vào thăm. Gian truân vẫn chia cách chúng tôi khi muốn tìm gặp người xưa tiết tháo gồm đủ như cụ Phan Thanh Giản, một câu trên mộ đã làm người đến viếng phải bùi ngùi: Lương Khê Phan lão nông chi mộ. Một lão nông chẳng phải quan cao, thảm thương thay. Sơn Nam đã viết về ông:
“Hồi xưa, lúc còn nhỏ, tôi (lời thuật của một giáo viên lớn tuổi đi cùng với Sơn Nam) được dạy cẩn thận, khi đi ngang qua miếu Văn Thánh, học trò phải giở nón, cúi đầu để chào ông Phan. Chào ông Phan, (được xem như) là lời thề rửa hận cho ông, cho chớ không phải để bắt chước ông…Người có công nghiên cứu về Phan Thanh Giản là Lê Thọ Xuân, đăng báo Đồng Nai đâu từ năm 1931…với những chi tiết thú vị. Tuy làm quan to nhưng ông tự xem mình như người dân thường ở nông thôn, đối xử như người bình dân, không bao giờ phô trương quyền lực. Xin đề nghị: Trong chương trình Sử học cho học sinh, nên có một bài nói về ông, đủ lý đủ tình…Ông đã để lại cho đời sau chút gì khó quên, khó xóa nhòa, gọi là tâm linh, phóng khoáng, thơ mộng”(Sơn Nam, Đi và ghi nhớ)
Vợ chồng anh Nguyên Minh, Vợ chồng anh Thân Trọng Minh, Vợ chồng Nguyễn Minh Nữu, Vợ chồng Đoàn Văn Khánh, Vợ chồng Vũ Trọng Quang, Vợ chồng Nguyễn Đức Minh, Vợ chồng Nguyễn Sông Ba, Vợ chồng Ngô thị Mỹ Lệ, Vợ chồng Nguyên Cẩn, Vợ chồng Đặng Châu Long, Vợ chồng Trương văn Dân&Elena, Vợ chồng Đoàn Đình Thạch, Vợ chồng Phạm Ngọc Phú, Vợ chồng Nguyên Tâm, Vợ chồng Nguyễn An Bình, Vợ chồng anh Hiền, Đỗ Hồng Ngọc, Châu Văn Thuận, Lê Ký Thương, Lương Minh, Hoàng Kim Oanh, Nguyễn Thị Tịnh Thy, Trịnh Bửu Hoài, Nguyễn Châu, Ban Mai, Quách Mạnh Kha, Vũ Ngọc Tiến, Tiết Hùng Thái, Hồ Sĩ Bình, Phan Trang Hy, Quang Đặng, Hoài Huyền Thanh, Dung Thị Vân, Mã Lam, Trần Thị Trúc Hạ.
Ngày cuối chuyến đi, cậu học trò tên Trí năm xưa của phu nhân anh Nguyên Cẩn đã mời tất cả chúng tôi về nhà để vui cùng gia đình anh. Ngày xưa, Trí đã được cô giáo Ngọc Anh quan tâm do học giỏi nhưng thiếu thốn nên hàng năm vẫn đóng tiền học phí để tạo điều kiện cho tương lai. Câu Trí ngày xưa đã thành danh. Hôm nay cùng các bạn đồng môn xếp hai hàng khoanh tay đón thầy cô và các bạn của cô như ngày xưa thơ ấu. Các bạn tôi đã nói, “Thật ấm lòng và cảm thấy rưng rưng khi nghĩa tình thầy trò vẫn còn thiêng liêng giữa thời kim tiền này”. Trùng hợp thay, cách hai năm khi về Đồng Tháp, các học trò của cô giáo Hoàng Kim Oanh đã gặp nhau nhắc nhớ kỷ niệm xưa trong một đêm mưa. Cô Hoàng Kim Oanh dù còn bệnh vẫn ráng lên một câu vọng cổ Võ Đông Sơ Bạch Thu Hà. Cám ơn các bạn thân mến của tôi. Cám ơn tình cảm đơn sơ xưa cũ vẫn được trân trọng giữ gìn.
@
Chuyện xưa, chuyện cây tre trăm đốt, một thách thức tưởng chừng không thể vượt qua, nhưng vẫn được tình yêu soi sáng như một phép màu vượt thắng mọi trở lực đời thường. Chúng tôi đã từng, đã thường vui biết bao mỗi lần thấy lại nhau. Đã từng chùng đã từng đau xót cùng nhau trong khổ hoạn tử sinh, chia lìa.
Buổi sáng cuối thứ hai sau chuyến đi, tất cả thêm một lần hẹn nhau ra đường sách vui thêm một lần trước lúc chia xa. Anh Đỗ Hồng Ngọc chủ động đến rủ ren chụp ảnh. Hai người, ba người, năm người rồi tất cả đến cùng nhau chụp chung tấm ảnh trước giờ tiễn từng bạn xa về lại cố hương, anh Hồ Sĩ Bình, Nguyễn Thị Tịnh Thy, Trần Thị Trúc Hạ và Ban Mai. Tôi đã thấy mắt Trúc Hạ tối lại không còn láu lỉnh long lanh. Phan Trang Hy giọng nói đã không còn linh hoạt, anh Hồ Sĩ Bình đã vụng về tay chân và Tịnh Thy, chỉ Tịnh Thy còn cười nói tung tăng, có phải cố làm người bình tâm trước cảnh chia ly. Hãy chớ đấy, chẳng lâu.
Chúng ta trước đó là những đốt tre có riêng đời sống. Chỉ đến khi có tiếng của người mời gọi, hai chữ khắc nhập đã khiến tất cả thành một khi đến cùng nhau. Vui thay trong cõi sống riêng đã thấy đời chung. Trong mắt nhau ta đã nhìn ra ta ẩn hiện đâu đó. Tôi biết đã là mãi mãi. Tôi tình nguyện làm người viết sử, thiên sử tình văn nhỏ bé của những thân hữu quanh tôi. Phan Trang Hy trên đường ra khỏi đường sách nói với anh Nguyên Minh: Anh còn nợ tụi em cả đời đó. Nguyên Minh bỗng muốn rưng rưng. ‘Ừ, anh nhớ mà, anh biết mà. Anh rất cám ơn tất cả đã vì nhau mà đến và gìn giữ tình chung”. Mỹ Lệ nói: “Cấm phổ biến bài hát Anh còn nợ em nghe không. Chẳng những anh Nguyên Minh mũi lòng mà tui cũng vậy”. Đúng thế. Di căn này là của tất cả chẳng riêng ai.
Tiễn nhau về mà biết chắc phải cả tuần lễ sau còn lớ ngớ lơ ngơ. Thôi tạm khắc xuất một thời gian, chờ Mỹ Lệ thông báo khắc nhập vậy.
Chúng tôi vẫn êm đềm như vậy, như câu chuyện nhỏ của anh Đỗ Hồng Ngọc và anh Lê Ký Thương, hai bạn bé lớn mới gần tuổi tám mươi. Sau bữa cơm gần miền đất của những người xứ Phan Thanh Giản, Nguyễn Đình Chiểu và Võ Trường Toản. Hai anh đâu biết bà xã tôi cũng đang theo ra đi tìm chiếc mũ đánh rơi. Hai anh đang rủ nhau đi tìm giấc ngủ ngắn chờ giờ tiếp tục hành trình. Anh Hồng Ngọc nói “Tui với anh ra võng ngủ một chút nghen”. Anh Ký Thương trả lời “Tui ngủ võng không quen”. “Vậy thì tui ngủ, anh vừa hát vừa ru tui nghen”. Ôi thần linh ơi, nghe bà xã kể lại mà tôi thấy quả êm đềm, êm đềm hơn lúc anh Hồng Ngọc mặt xanh như tàu lá vì hốt hoảng khi anh Lê Ký Thương đau ốm dọc đường. Ơi các anh Ý thức của tôi. Sẽ nhớ và mãi nhớ. Vì nhau.
Chớ những lần nghe câu thần chú khắc nhập lần sau.
ĐẶNG CHÂU LONG
22-10-2018
Nhà thơ Vũ Trọng Quang- Đoàn Văn Khánh- NV Phan Trang Hy- Nguyễn Minh Nữu- Vũ Ngọc Tiến
H2 Đi xem kênh Vĩnh Tế (Châu Đốc)